Thực Tập Sinh Thần Tượng

Chương 7




Biết ông chủ không cho trả lại giày, Lâm Tuệ bực mình kéo Chẩm Khể bỏ đi.

Chẩm Khê cười hỏi bà ta: “Mẹ, chắc là anh sẽ thích đôi giày này lắm, sau này anh ấy sẽ không giận con nữa đâu nhỉ.”

Lâm Tuệ cúi đầu nhìn Chẩm Khê, trên mặt bà ta không hề mỉm cười nhưng vẫn xoa đầu Chẩm Khê và thân thiết nói: “Con bé này, lần sau đừng tự ý làm như vậy nữa.”

Hôm nay đúng vào ngày họp chợ của thị trấn, Lâm Tuệ dắt Chẩm Khê chen chúc qua đám người, Cẩm Khê bỗng hất tay bà ta ra, nhanh chóng biến mất trong đám đông.

Cô muốn đi xung quanh nhìn xem có tìm được cơ hội kiếm tiền nào không.

Cô sống ở thị trấn này bốn năm, kiếp trước sau khi bị người nhà đuổi ra ngoài, cô vẫn luôn đi lang thang quanh đây, cho nên cô biết rõ nơi này hơn ai hết.

Xuyên qua con hẻm nhỏ, băng qua đường, ngay cả cái nhà máy gia công da mà kiếp trước cô đã làm việc hai năm mà cô cũng không vào nhìn lấy một lần. Gương mặt cay nghiệt của ông chủ nơi đó vẫn luôn là một trong những hình ảnh sâu sắc trong ký ức mà cô ghét nhất.

Quanh đi quẩn lại, cô vẫn quay về chỗ đã chia tay với Lâm Tuệ, phiên chợ đã tan, trên mặt đường ngoại trừ rác rưởi thì không còn thứ gì khác.

Cô vừa định đi về nhà, bỗng nghe thấy có người gọi mình, quay đầu lại thì thấy đó là bà chủ của cửa hàng bán đồ lưu niệm.

Bà ấy đang ngoắc tay với cô, còn gọi cô là “bé à”.

Chẩm Khê đi về phía bà chủ cửa hàng kia và hỏi: “Cô gọi cháu có chuyện gì ạ?”

“Dì thấy cháu đi loanh quanh ở gần đây lâu rồi, có phải bị lạc đường không?”

Không chờ Chẩm Khể trả lời, bà ấy đã nói: “Hay là không muốn trở về.”

Chẩm Khế ngẩng phắt đầu lên, nhìn bà chủ cửa hàng với ánh mắt đầy nghi ngờ. Bà ấy cũng cúi đầu nhìn Chẩm Khế và nói: “Hôm đó, dì nhìn thấy cháu bị đánh ở ngay trước cửa tiệm nhà dì. Vừa rồi cháu đi cùng mẹ mua giày, dì cũng ngồi ăn cơm ở ngay bên cạnh.”

Chẩm Khẽ liếc nhìn bà ấy rồi xoay người bỏ đi, bà ấy liền giữ tay cô lại: “Dù không có ác ý gì đâu, chỉ là nhìn thấy cháu đáng thương quá thôi.”

Chẩm Khê muốn dùng sức hất tay bà ấy ra, nhưng không thành công. Bà ấy ngẩng đầu nhìn lên trời rồi lại cúi xuống, nước mắt cứ thế tuôn ra.

Bà vuốt ve mái tóc của Chẩm Khê: “Nếu con gái dì mà không mất thì giờ nó cũng lớn bằng cháu rồi.”

Vì câu nói này mà Chẩm Khế không giãy giụa nữa, cứ để mặc bà ấy kéo mình vào trong cửa hàng, nhận cốc nước và miếng bánh ngọt mà bà ấy đưa cho.

Chẩm Khê đói bụng suốt một ngày nên nhìn miếng bánh ngọt không chớp mắt, cổ họng nuốt ực một cái.

Vị bà chủ kia bật cười: “Ăn đi, dì không hại cháu đâu.”

Thấy Chẩm Khê không động đậy, bà ấy lại nói tiếp: “Nếu tính ra thì dì cũng biết Lâm Tuệ được mười năm rồi. Mẹ ruột của cháu trước kia là bạn học cùng lớp với dì, năm đó khi cô ấy qua đời, dì cũng đi viếng. Cái cô Lâm Tuệ này người khác không biết chứ dì thì biết rất rõ, vừa ham hư vinh vừa cay nghiệt, mẹ ruột của cháu và cháu vẫn luôn là cái gai trong lòng cô ta, bình thường chắc chắn cô ta sẽ không đối xử tốt với cháu. Nếu không tìm thấy cháu, cô ta chắc cũng sẽ chẳng đi tìm mà về nhà luôn, có khi cô ta còn ước gì cháu bị bọn buôn người bắt đi luôn ấy chứ.”

Nói đến đây, bà ấy đột nhiên dừng câu chuyện và đưa tay lên lau nước mắt, sau đó bà lại đưa miếng bánh ngọt đến trước mặt Chẩm Khê: “Bọn họ chắc chắn sẽ không chờ cháu về ăn cơm đầu, giờ mà cháu không ăn là sẽ bị đói đến

mai đấy.”

Trong lòng Chẩm Khê cũng hiểu, với tính tình của Lâm Tuệ, cô mà về nhà lúc này thì chắc chẳng còn gì để ăn.

Chắc chắn bà ta sẽ giấu hết những đồ có thể ăn được đi, có khi còn sai cô đi rửa bát nữa ấy chứ.

Nghĩ như vậy nên Chẩm Khế ăn từng miếng bánh ngọt vào bụng.

“Còn muốn ăn nữa không?” Bà ấy hỏi cô.

Chẩm Khê lắc đầu.

Bà ấy xoa đầu cô và nói: “Cháu thật đáng thương, mẹ ruột mất sớm, cha ruột thì nhu nhược, mẹ kế lại là một người lòng dạ ác độc. Lúc trước chẳng phải cháu vẫn luôn sống ở quê sao, vì sao lại muốn lên đây?”

“Để đi học ạ.”

“Lâm Tuệ sẽ cho cháu đi học sao?” Bà ấy có hơi ngạc nhiên.

“Không cho ạ.”

Bà ấy lại vươn tay ra vuốt đầu cô, miệng lặp lại hai chữ “đáng thương, sau đó nói: “Có muốn dì gọi cho bà ngoại cháu, để bà đón cháu về không?”

Chẩm Khê lập tức đứng lên, nhìn thẳng vào bà ấy và nói rõ ràng từng chữ một: “Cháu-muốn-đi-học!”

Người phụ nữ kia thở dài, vỗ lên vai cô nói: “Sau này có chuyện gì khó khăn cứ đến tìm dì. Chuyện lớn dì không giúp được, nhưng nếu đói bụng hoặc không về nhà được thì cứ tới tìm dì, chỗ của dì tuy nhỏ nhưng cũng vẫn có cái để cho cháu ăn.”

Chẩm Khẽ gật đầu, trong lòng rất cảm kích người phụ nữ này. Cô có thể cảm nhận được, người phụ nữ xa lạ này không có ác ý đối với cô. Dù gì thì đúng như bà ấy đã nói, bản thân cô đã thảm đến mức không thể thảm hơn được nữa rồi. Có soi bằng kính lúp cũng không tìm ra được thứ gì ở cổ khiến đối phương có thể để mắt tới, có khi bị bọn buôn người bán lên núi sống vẫn còn tốt hơn so với hiện tại ấy chứ.

Ra khỏi cửa, Chẩm Khê nhìn lướt qua cửa hàng này.

Cửa hàng này mở rất lâu rồi. Trong ấn tượng của cô, lúc trước khi có chết, mặt tiền của cửa hàng này còn lớn hơn nhiều so với hiện tại. Cửa hàng này được mở ở gần trường cấp hai số 7, vì có nhiều học sinh nên việc buôn bán vẫn luôn rất tốt.

Chẩm Khê nhìn thấy một bức tượng đất sét vẫn chưa hoàn thành ở trên bàn và một số dây lụa làm thành kẹp tóc, bèn thuận miệng hỏi: “Dì bán đồ thủ công ạ?”

Người phụ nữ nhìn theo ánh mắt của Chẩm Khê: “Đúng vậy. Học sinh bây giờ thích mấy món đồ mới lạ lắm, còn phải là loại có một không hai nữa cơ. Chi phí làm đồ thủ công thấp, giá bán lại lãi hơn một chút so với đồ bán buôn.”

Trong đầu Chẩm Khê chợt hiện ra rất nhiều ký ức ở kiếp trước. Sau khi trở thành thành viên của nhóm Thiếu Nữ Cầu Vồng, cứ hai năm công ty sẽ tổ chức một cuộc bình chọn xem mức độ được yêu thích của các thành viên. Vì muốn giành nhiều phiếu mà tất cả mọi người đều nghĩ đủ mọi cách để mình trở nên nổi bật. Chẩm Khế có vốn đầu óc chậm chạp, không nghĩ ra được thứ gì độc đáo, thêm vào đó, cô cũng không có tiền để làm ra những thứ thu hút mắt người khác, nên chỉ có thể làm vài món đồ thủ công để tặng cho các fan hâm mộ.

Cô làm một ít kẹp tóc xinh xắn, còn dùng sợi len xấu thành móc chìa khóa, khắc vài con dấu có họa tiết đáng yêu lên... đều là những thứ đồ chơi rẻ tiền cả, nhưng lại giúp cô có được lời khen là biết quan tâm đến người hâm mộ.

Chẩm Hàm còn vì chuyện này mà mỉa mai cô, nói cô chỉ biết a dua nịnh nọt, trong bình thường ngu ngốc vụng về là thế, hóa ra đầu óc đểu dùng để lấy lòng fan hâm mộ.

Lúc này, nhìn thấy những thứ đồ quen thuộc kia, trong đầu Chẩm Khê liền nảy ra sáng kiến.

“Dù có muốn thuê người không ạ?” Chẩm Khê hỏi.

“Sao vậy? Cháu muốn làm thuê à? Cái cửa hàng nhỏ này của dì chỉ cần mình dì trông là được rồi.”

Chẩm Khế chỉ vào những nguyên vật liệu kia: “Cháu sẽ giúp dì làm những món đồ kia, dì trả công cho cháu là được.”

Người phụ nữ rất ngạc nhiên: “Cháu biết làm?”

Chẩm Khê đi đến trước bàn làm việc rồi ngồi xuống cầm một cái kẹp tóc và một đoạn dây lụa lên.

Người phụ nữ kia cứ như vậy đứng nhìn bàn tay của Chẩm Khế thoăn thoắt kéo dây lụa và thắt nút, chỉ mấy phút sau, một chiếc kẹp tóc nơ bướm đã thành hình.

Bà nâng chiếc kẹp tóc trong tay lên xem, so sánh với cái mình tự làm, rồi lại so sánh với mấy món đồ bán buôn, liền khen ngợi: “Tay nghề của cháu tốt thật đấy, không hề có cảm giác bị thổ khi làm thủ công, có khi còn tinh tế hơn cả đồ sản xuất theo dây chuyền trong nhà máy ấy chứ.”

Chẩm Khê cười ngượng ngùng, trong đầu thì nghĩ “lại chẳng”. Kiếp trước, mỗi lần không có sự kiện, cô lại chôn chân cả ngày trong ký túc xá để nghiên cứu mấy thứ này.

“Cái kẹp tóc này ít nhất có thể bán được năm tệ, trừ đi chi phí nguyên vật liệu, dì cho cháu một tệ tiền công được không?”

Chẩm Khê gật nhẹ, người phụ nữ kia đưa luôn cho cổ hai tệ.

“Cho cháu thêm một tệ nữa. Thứ này cháu có thể làm được bao nhiêu? Một ngày khoảng hai ba mươi cái có được không?”

“Được chứ ạ.”

Làm thứ này mà quen tay rồi thì không hề khó khăn, mấu chốt là ở kỹ thuật và hình dáng mường tượng trong đầu. Vì thế mà Chẩm Khê cũng không sợ người khác học được. Trong đầu cô có hàng nghìn bản thiết kế các loại kẹp tóc và móc chìa khóa nhỏ như thế này, đều là kiểu thời thượng của mười năm sau cả. Những người thời này, dù có kỹ thuật thì cũng khó mà bắt chước được.

Cầm hại tệ đó, Chẩm Khê mua hai miếng bánh hấp ở quán ven đường, sau đó đi về nhà.

Người mở cửa là Lâm Chinh, vừa trông thấy mặt của cô đã mở miệng kêu than: “Mày còn biết về nhà à?” Sau đó lại cúi người nói thầm với cô một cấu, “Con chết tiệt, sao mày không bị bọn buôn người bắt cóc luôn đi? Hay là mày bẩn với xấu quá nên ngay cả bọn buôn người cũng không thèm.”

Chẩm Khê cười gật đầu: “Đúng vậy ạ, Chẩm Hàm xinh đẹp thế kia, mọi người phải trông em ấy thật kỹ vào.”

Lâm Chinh giơ tay lên muốn tát vào mặt Chẩm Khê. Chẩm khế cũng không tránh né, chỉ yên lặng nhìn cậu ta.

Lâm Chinh bỗng cảm thấy ánh mắt của con bé ở trước mặt mình thật đáng sợ, khiến nó không thể nào hạ tay xuống được.

Lúc này, Chẩm Toàn nổi giận đùng đùng đi từ trong nhà ra, ông ta chỉ vào cô mà mắng: “Mày đi chết ở đâu đấy? Mẹ mày không để mắt đến một cái là chạy biến đi luôn, mày có biết mẹ mày tìm mày bao lâu rồi không? Bà ấy lo lắng đến mức còn chưa ăn cơm tối kia kìa.”

Chẩm Khê có cảm giác tay chân mình như run lên, trái tim trĩu xuống, trước mắt tối sầm. Cô khóc thút tha thút thít, nói: “Bố, con xin lỗi... Ở phiên chợ có nhiều người quá, con bị người ta đẩy đi xa khỏi mẹ... Con cũng không biết đường về nhà nên cứ đi thẳng theo đường lớn, chẳng biết đến chỗ nào, nếu không nhờ có người quen nhìn thấy thì con cũng không biết hiện giờ mình đang ở đâu nữa.”

Chẩm Khê vừa khóc vừa lấy từ trong túi ra miếng bánh ngọt hấp mua trên đường. Cô giơ bánh đến trước mặt Chẩm Toàn và nói: “Bố, bố đừng giận nữa, trên đường con có mua cho bố món bánh hấp mà bố thích ăn nhất này.”

“Con lấy tiền ở đâu ra?”

Chẩm Khê ngẩng đầu lên thấy Lâm Tuệ đang tựa bên khung cửa nhìn cô, ánh mắt bà ta đen kịt trông rất đáng sợ, như thể muốn hút luôn cố vào trong đó.

“Trên đường đi con nhặt được một tệ.” Chẩm Khê lật túi quần, lấy ra hai hào đưa cho Chẩm Toàn, “Bánh hấp có tám hào thôi.”

Chẩm Toàn thấy bên trong túi quần của Chẩm Khê thủng lỗ chỗ, ống quần lại bên thấp bên cao, áo thì xổ lông hết cả, ông ta quay lại hỏi Lâm Tuệ: “Không phải bảo hôm nay đưa nó đi mua quần áo à? Sao còn ăn mặc như thế này?”

“Con bé bị lạc còn gì?” Lâm Tuệ đáp lại.

“Con bảo mẹ lấy tiền mua quần áo cho con để mua giày đá bóng cho anh rồi ạ.”

Chẩm Khê làm như không nhìn thấy ánh mắt sắc như dao của Lâm Tuệ đang bắn về phía mình. Cô quay người nhìn xuống chân của Lâm Chinh hỏi: “Anh, anh thích đôi giày mới này không? Em đã bảo với mẹ rồi mà, đôi giày tận hơn hai trăm tệ, sao có thể không thoải mái được.”