Cánh cửa phòng đóng lại, ngăn cách Kỷ Nguyệt với người bên ngoài. Nàng mệt mỏi dựa lưng vào cánh cửa đó, mỗi một hơi thở đều là một cái mệt mỏi. Phải mất một lúc trấn tĩnh thì nàng mới dám hé cửa nhìn ra ngoài một chút.
Không có người. Xem ra hắn đi rồi! Thật tốt, nàng cũng có thể an tâm đôi chút. Khi nãy bị hắn làm phiền, nếu không phải vì hắn mang cái danh vương tử thì nàng thật sự sẽ đánh cho hắn một trận. Ăn không nói có, một lời của hắn cứ như thể dám định sẽ lật được cả trời đất đảo ngược, cũng chẳng biết là hắn ăn phải thứ gì mà dám nói ra những lời như vậy. Đã thế mặt lại dày cực vô sỉ, loại này có cho nàng cũng không cần.
Không nghĩ ngợi gì nhiều, Kỷ Nguyệt tiến lại gần bàn ngồi xuống. Từ trong tay áo nàng lấy ra chiếc hộp gỗ mà khi nãy Mạc Cô đưa cho.
Chiếc hộp này cũng có phần nặng, giờ đây nhìn kĩ thì thực sự nó cũng rất đẹp. Thử chạm vào những đường nét hình hoa mẫu đơn này đi, cảm giác như nó đang trôi nổi trên tay vậy. Mẫu gỗ cứng mịn, chắc chắn hẳn là được làm từ loại gỗ quý, và điểm nhấn của nó chính là cái khoá bằng ngọc ngay ở chính giữa ko. Màu ngọc bích sáng rạng hài hoà.
Kỷ Nguyệt cẩn thận gẩy khoá ngọc ra, nắp hộp dần mở. Đồ vật bên trong ló dạng, đôi mày của nàng hơi nhăn lại, có vẻ như thứ bên trong khiến nàng có chút thất vọng. Không phải thứ gì quý giá cả... mà nó chỉ là một cây quạt giấy bình thường.
Nhưng dù sao cũng là đồ mẫu thân nàng để lại, trước khi kết luận chi bằng xem xét kĩ lưỡng sẽ tốt hơn.
Kỷ Nguyệt cầm cây quạt giấy lên, vô tình dưỡi cán quạt một miếng ngọc nhỏ màu đen làm nàng chú ý. Nó có hình tròn to mẩy rất thích mắt, nếu nhìn sơ qua thì sẽ thấy nó rất giống với hạt xâu chuỗi. Mà hình như giống với chiếc vòng xâu chuỗi mà thái hậu vẫn thường mang.
Tạm thời bỏ qua viên ngọc nhỏ đó, Kỷ Nguyệt mở quạt.
Trên chiếc quạt giấy ấy, hình ảnh khiến nàng có chút kinh ngạc. Quả nhiên không thể đánh giá thứ gì qua vẻ ngoài của nó. Trên cái quạt ấy là một bức tranh.
Dưới trăng tròn sáng là hồ sen ngủ dưới sương đêm. Gió trời bên cánh liễu phù sương. Nhìn vào sinh động như ảnh thực, tựa như có thể chạm vào. Người vẽ bức tranh này lên quạt, chắc hẳn tâm ý đong đầy. Chỉ rằng thứ nàng để ý không phải là bức tranh kia mà là bài thơ được viết bên trên nó.
Nhân đứng bên hồ vọng minh nguyệt,
Sen hồng sương trắng toả ngàn hương.
Bế Nguyệt tu hoa diệu tiên thủ,
Mỹ nhân tuyệt sắc đối thi ca.
Bài thơ này rõ là đang nói về một cuộc gặp gỡ của một đôi uyên ương. Nữ tử đó chắc chắn là mẫu thân nàng, mà người làm bài thơ này hẳn là người mẫu thân thương nhớ.
Đứng dưới hồ ngắm trăng sáng. Thưởng vị hương sen đắm sương đêm. Đẹp hơn hoa khiến hoa khép mình, sáng hơn ánh trăng khiến trăng phải lẩn trốn, tài hoa tài mạo tựa như thân tiên thánh thủ. Tuyệt sắc khuynh thành, ta kính trọng, dưới ánh trăng đêm cùng người thơ ca.
Có lẽ nàng lại hiểu được...
[...]
Bỗng chốc Kỷ Nguyệt nhớ lại lời Mạc Cô.
"Vốn dĩ là sẽ gả cho người là cha của đứa trẻ nhưng lại không biết vì sao lại ban hôn với Dương thị, chỉ là sau xuất giá ba ngày công chúa trở về cung, sau cũng giữ người ở lại cho đến khi hạ sinh đứa trẻ."
Điều này tuy Mạc Cô không biết, nhưng nàng biết.
Năm đó, một số gia tộc trọng thần của Tinh Thiên Quốc nổi loạn, đặc biệt là Dương thị. Ngạo mạn, khinh người, binh quyền trong tay cũng không phải con số ít ỏi thậm chí là cả triều chính, vậy nên có hành vi làm loạn triều cương. Các vị công chúa của tiên hoàng đều phải gả đi mới không bị liên lụy. Trong khi đó chỉ còn duy nhất mẫu thân nàng là chưa xuất giá, mặc dù tiên hoàng đã có quyết định, chỉ là vẫn chậm một bước.
Dương Tiêu, thân phụ của Dương Nghị bấy giờ lại ra đề nghị muốn để con trai ông ta lấy công chúa. Khi đó tiên hoàng bất lực, nếu không gả ắt sẽ đại náo một trận và gây ra thiệt hại cực kỳ lớn, còn nếu gả thì thấy rất có lỗi. Nhưng mẫu thân nàng là người hiểu đạo lý nên chấp thuận gả, và người đem theo ba điều kiện. Trong đó hai điều là do tiên hoàng, còn lại một là của nàng.
Điều kiện thứ nhất, giao binh quyền và mãi mãi không được chạm vào nó.
Điều thứ hai ngoan ngoãn chuyển nhượng thành thái phó triều chính.
Điêu thứ ba chính là điều cuối cùng mẫu thân nàng đặt riêng với Dương Nghị. Đó là không được chạm vào người, ngủ có thể ngủ cùng nhưng tuyệt đối không được chạm vào nhau.
Cái điều kiện thứ ba đó chính là lý do mà chỉ có Dương Nghị cùng phụ mẫu của ông ta mới không biết nàng là máu thịt của Dương thị. Thời gian trước, ông ta nhận định nàng là nữ nhi bởi vì nàng là quân cờ không thể thiếu vậy nên một mặt thừa nhận đối xử tốt với nên ngoài, một mặt lại lạnh nhạt đối xử tồi tệ. Còn vị lão phu nhân Dương thị kia, người đối xử tốt với nàng, thương nàng nhất là bởi vì người cảm thấy đang nợ nàng, nợ mẫu thân nàng. Và cũng còn một lý do khác là bà không muốn mẫu tộc An thị của mình dính líu với Dương thị, bởi người từ lâu cũng biết kế hoạch tạo phản của họ.
Nhưng ông trời bất công lắm! Hoàng thất thì cũng thôi đi, nhưng chuyện này lại còn dẫn theo cả An thị, lão phu nhân thì chết. Nghiệp chướng do Dương Nghị tạo ra lại để bà ấy gánh thay.
[...]
Nổi loạn qua đi, triều đình cũng an yên một phần. Vị công chúa của tiên hoàng duy nhất tránh khỏi chuyện này là thập nhị công chúa, nữ nhi nhỏ nhất của tiên hoàng, có có hiệu 'Lạc An công chúa'. Tuổi tác cũng chỉ ngang với tam công chúa hiện tại của Ngụy Khuyết Đế.
Nói là an yên, nhưng chỉ cần thêm một năm nữa thôi sẽ chẳng có ai mà ngồi yên được. Không phải ngoại bang thì cũng là nội phản.
[...]
Kỷ Nguyệt ngâm nghĩ chìm vào hồi tưởng. Nàng lại nhớ đến cuộc trò chuyện khi nãy với Mạc Cô ở La Vân Uyển.
"Bên trong căn phòng này có một lối tầng hầm, nô tỳ nghĩ sẽ có lúc quận chúa cần."
Phải rồi, tầng hầm!
Nơi đó khả năng sẽ có manh mối, xem ra đêm nay nàng lại có một cuộc dò thám rồi. Nhưng trước đó, tối nay nàng phải đến gặp thái hậu trước. Ít nhiều người cũng liên quan đến việc này.