3.
Hơn mười ngày trôi qua, Nhị thiếu gia đã trở về.
Hôm ấy ta nhặt xong rau, có chút rảnh rỗi, đang giặt giũ y phục ở hậu viện, bỗng nghe tiếng ngựa hí ở tiền viện, ngay sau đó là một loạt tiếng động dồn dập vang lên.
Từ khi Ngụy gia gặp biến cố đến nay, căn nhà rộng lớn này luôn bao trùm một bầu không khí ảm đạm, ch-ế-t chóc. Nay đột nhiên nghe thấy một loạt động tĩnh, trong lòng ta kinh hãi, thầm nghĩ liệu có phải người ta đến xét nhà không.
Ta gắng lấy dũng khí ra xem, suýt nữa đụng phải một bức tường người.
Người nọ cũng chẳng thèm để ý đến tôi, ba bước thành hai bước, chạy thẳng tới viện của phu nhân. Ta chỉ kịp thoáng nhìn thấy vạt áo phủ đầy bụi của hắn.
Phía sau hắn là quản gia Ngô thúc đang hào hển chạy theo.
Khi đi ngang qua ta, ông khựng lại lại một chút, rồi bảo: "Mau đi đun ít nước nóng cho Nhị thiếu gia."
Ánh mắt của Ngô thúc sáng rực, chứa đựng thần thái đã lâu ngày không thấy. Ta theo phản xạ đáp ứng lời dặn, sau đó mới nghiền ngẫm lời ông vừa nói ———— Hả? Nhị thiếu gia?
Lúc này, trong viện của phu nhân vang lên tiếng khóc nghẹn ngào: "Mẫu thân ———— Con trai đã về muộn —————"
Không biết vì sao lòng ta cũng run lên theo, sau đó dần dần thấy có chút chua xót, Nhị thiếu gia đã trở về, người nhà Ngụy gia cuối cùng đã đoàn tụ.
Nhị thiếu gia một đường vội vã trở về, đương nhiên phải tắm nước nóng cho sạch sẽ. Ta đun nước, rồi tự giác chuẩn bị thêm chút thức ăn.
Ta nghĩ phu nhân hẳn không muốn để Nhị thiếu gia biết bây giờ Ngụy gia ăn uống đạm bạc thế nào.
Nhị thiếu gia trở về, trong phủ cuối cùng cũng có chút nhân khí, quản gia hẳn đã nhìn Nhị thiếu gia lớn lên, mấy hôm nay khi giao phó công việc cho chúng ta, trên mặt thậm chí còn thấp thoáng đôi chút ý cười.
Việc đầu tiên Nhị thiếu gia làm sau khi trở về là mời danh y nổi tiếng nhất thành Thượng Kinh đến bắt mạch cho phu nhân và Đại thiếu gia, rồi tự mình ra ngoài, mua ít nhân sâm về hầm canh.
Nhị thiếu gia về, không thể không có người hầu hạ, Thôi Cửu được điều sang viện của hắn, còn việc quét dọn thì Ngô thúc bảo mỗi viện tự lo liệu, còn dư tiền sảnh và hành lang thì giao cho ta phụ trách.
Lần đầu tiên ta có cơ hội rời khỏi căn bếp nhỏ, đi nhìn ngắm những nơi khác.
Tòa nhà của Ngụy gia được xây dựng vô cùng tinh xảo, phong nhã kín đáo, nghe nói năm đó Thái tử rất coi trọng Đại thiếu gia nên đã mời danh gia đến tu sửa.
Nhưng ta cũng chỉ có thể cưỡi ngựa xem hoa, nhìn thoáng qua mà thôi.
Việc của ta vốn đã nhiều, nay lại thêm việc quét dọn, gần như không có lúc nào được nghỉ ngơi. Hành lang vốn vắng vẻ, chỉ cần quét chút lá rơi, may mà lúc này chưa vào thu, ta chỉ cần quét hai lần sáng tối là đủ.
Một đêm nọ ta đã dọn dẹp phòng bếp, rửa chén bát và để lên giá cho ráo nước, rồi cầm chổi đi quét tiền sảnh như thường lệ. Khi đến hành lang, chợt nghe từ xa có tiếng tiêu du dương dưới ánh trăng, mang theo nỗi cô đơn và vắng vẻ không nói thành lời.
Từ hành lang nhìn về phía bắc, là viện của phu nhân, nếu có gió thổi qua, sẽ thấy cành hoa đung đưa từ xa. Nhìn về phía nam là viện của Đại thiếu gia, ẩn hiện sau hàng trúc xanh mướt. Xa hơn về phía nam là viện của Nhị thiếu gia, nhưng viện của hắn cách khá xa, chỉ có thể thấy được một góc ngói xanh.
Tiếng tiêu vọng đến từ phía nam, không biết là Đại thiếu gia hay Nhị thiếu gia thổi, ta mải mê lắng nghe, không kìm lòng được mà ôm chổi tựa vào hành lang, cuối cùng còn không nhớ nổi mình đã quay về như thế nào, chỉ nhớ trong mơ vẫn còn văng vẳng một giai điệu không tên.
Về sau khi đi quét dọn trong viện, lại không nghe thấy tiếng tiêu nữa, như thể cái đêm lồng đèn lắc lư ấy chỉ là một giấc mộng hư ảo.
Ngày thứ năm sau khi Nhị thiếu gia trở về, phu nhân đến tìm ta.
Bà đứng trước bếp, nấu một bát canh đậu xanh giải nhiệt. Rồi nghiền nát những cánh hoa quế đã phơi khô từ năm trước, nom giống như định làm bánh hoa quế.
Đây là lần đầu tiên phu nhân vào bếp, không mang theo Châu Nhi tỷ tỷ.
Bà ấy không nói chuyện, tôi cũng không bắt chuyện, chỉ dám lặng lẽ rút vài thanh củi cháy quá mạnh ra, chỉnh lửa nhỏ lại, khi ta ngước mắt lên, thấy trên mặt phu nhân có nước mắt.
Giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên khuôn mặt bà, nhưng thân mình lại không hề rung động, cả người căng như dây đàn, ta không biết lòng bà đau đớn đến nhường nào.
Ngày đầu tiên ta đến Ngụy gia, cũng được đưa đến viện của phu nhân để nhận mặt, khi ấy chỉ cảm thấy bà ấy là một người rất đoan trang, hiền hậu. Mà nay chỉ mới hơn mười ngày ngắn ngủi, trên đầu bà đã có tóc bạc, cả người gầy đi trông thấy.
Ta hiểu, phu nhân ở đây là để làm đồ ăn cho Nhị thiếu gia.
Thôi Cửu nói với ta rằng phu nhân đã sắp xếp để Nhị thiếu gia trở lại thư viện đọc sách, ngày mai sẽ lên đường. Với tình cảnh của Ngụy gia bây giờ, Nhị thiếu gia có về cũng không giúp được gì, muốn Ngụy gia khôi phục, nhất định phải có người vào triều. Nhị thiếu gia vẫn phải bước lên con đường làm quan.
Bát canh đậu xanh và bánh hoa quế này, chắc hẳn là những món ưa thích trước đây của Nhị thiếu gia.
Ta lấy chiếc khăn từ trong n.g.ự.c ra, chỉnh lại ngay ngắn rồi đặt vào chỗ tay phu nhân có thể với tới. Sau đó, ta quay đi, nhẹ nhàng khép cửa lại và ngồi xuống tựa vào tường, tay ôm gối.
Dáng vẻ của phu nhân khiến ta nhớ đến mẹ ta.
Trước đây, khi ta còn có mẹ, mẹ ta thường nấu mì cắt cho ta.
Về sau sức khỏe của mẹ ta yếu đi, mẹ ta liền dạy ta cách nấu ăn, nhờ vào bản lĩnh đó, ta có thể sống yên ổn dưới tay mẹ kế, và nay lại đến Ngụy gia mưu sinh.
Dù Ngụy gia có sa sút đến đâu, vẫn là một gia đình.
Còn ta chẳng có gia đình nữa.
Phu nhân ở bên trong lặng lẽ khóc, còn ta ở bên ngoài thẫn thờ.
Phía chân trời là ánh tà dương đỏ như m-á-u, đợi qua một tuần trà, ta đứng dậy, phủi sạch bụi bặm trên áo, ghé lại lắng nghe động tĩnh bên trọng rồi mới đẩy cửa bước vào.
Phu nhân đã sửa soạn ổn thỏa, đang hí hoáy với chậu bột , chẳng qua khóe mắt có hơi đỏ. Ta tiến đến hỏi có gì cần giúp không.
Phu nhân bảo ta múc cho bà một bát nước.
Rồi bà bắt đầu nói chuyện, hỏi ta vì sao lúc đó lại quyết định ở lại.
Trong số những người ở lại trong phủ, chỉ có ta là bà trông không quen.
Ta thành thật đáp, ngoài Ngụy gia ra, ta không còn nơi nào để đi.
Phu nhân thở dài, nói: "Giờ Ngụy gia cũng chẳng còn là nơi tốt lành gì."
Trước đây Thôi Cửu cũng từng nói vậy.
Nhưng đối với ta mà nói, ở đâu mà không phải làm việc? Ở Ngụy gia, khi mưa có mái che, khi đói có thể nấu mì, mỗi tháng còn phát bạc, chẳng có nơi nào tốt hơn thế.