Chào các bạn! Lại là mình đây! Trong tập truyện này có một số thuật ngữ mới như là sát khí, phòng mô phỏng hiện trường rồi đạo luật Antidote. Thế nên là mình ở đây để giải thích cho các bạn.
1. Sát khí:
Đầu tiên là khái niệm sát khí. Chuyện là lúc mới bắt đầu viết truyện mình có nghĩ là "Mấy cái manga shounen thường có các chỉ số để đo sức mạnh như là Dragon ball thì có Ki, Naruto thì có chakra,... Vậy thì truyện của mình cũng phải có một cái gì đó để đo "độ nguy hiểm" của các nhân vật.". Đầu tiên mình nghĩ là những manga kia là manga chiến đấu, thiên về sức mạnh, thế nên nó có chỉ số sức mạnh, truyện của mình lại là truyện trinh thám vậy có nên lấy chỉ số thông minh để làm thước đo không nhỉ? Nhưng như thế thì không được, chỉ số IQ thì làm sao có thể lên xuống thay đổi nhanh chóng được nên như thế này không khả thi. Rồi mình lại nghĩ hay là lấy "chỉ số tội phạm" (hồi trước có cái anime Psycho – Pass về chỉ số tội phạm đấy), rồi hay là học theo One piece các nhân vật có tiền truy nã (ai truy nã cao hơn thì nguy hiểm hơn),... cũng không được, cái đó chỉ là sự nguy hiểm của tội phạm thôi còn những nhân vật không phải là tội phạm thì sao lấy gì để làm thước đo. Và rồi mình nghĩ ngay ra một thứ đó là sát khí.
Giống như Thomas đã từng giải thích ở chương 4: nó là một chỉ số để đo độ nguy hiểm của từng người. Thông thường mọi người đều có sát khí nhưng nó đặc biệt nhiều ở những kẻ phạm tội. Tuy nhiên, cũng có đầy người có chỉ số sát khí cao ngất ngưởng nhưng lại không hề phạm tội và cũng có những tên tội phạm biết cách che giấu sát khí của mình đi, vậy nên không thể dùng sát khí để kết luận một người có phạm tội hay không.
Nói chung, cái này tác giả vẽ ra chỉ để "làm màu" vậy thôi chứ nó cũng chẳng có tác dụng gì đâu các bạn ạ! Nó chỉ có duy nhất một công dụng đấy là khi nào ông đánh nhau rồi ông cảm nhận được đối phương có vẻ "nguy hiểm" hơn rồi ông chạy đi thôi chứ nó chẳng tác dụng gì đâu. Ví dụ như trong phần ngoại truyện của Maggie, cô ta cảm thấy tên cướp kia không có sát khí cũng chẳng có gì nguy hiểm nên cô ta quyết định chơi đùa với tên này một chút (mặc dù cũng có nhiều kẻ biết ẩn sát khí của mình đi).
2. Phòng mô phỏng hiện trường:
Đây là một thứ công nghệ mới được sử dụng trong mấy năm gần đây. Nó đã được Thomas giới thiệu trong chương 12. Khi lần đầu đến hiện trường các cảnh sát và pháp chứng sẽ chiếu ra một máy quét, quét toàn bộ hình ảnh ở hiện trường lại. Khi trở về sở cảnh sát, máy tính sẽ xử lý những hình ảnh đó và phát lại trong một căn phòng ở sở cảnh sát. Đó gọi là phòng mô phỏng hiện trường. Bằng cách này cảnh sát chỉ cần ở trong sở cảnh sát cũng có thể phá được án mà không phải đi lại đến hiện trường nhiều. Tất nhiên cũng có những lúc máy quét không quét hết được những ngóc ngách ở hiện trường hoặc cũng có khi vật chứng ở cách xa hiện trường mà lần đầu đến cảnh sát chưa tìm ra, vậy nên với những cảnh sát dày dặn kinh nghiệm mà nói cái căn phòng này chỉ mang tính tham khảo còn lại vẫn phải đến hiện trường nhiều lần để điều tra. Các cảnh sát thường dùng nó để luyện tập khả năng suy luận của mình hơn là phá án. Giống như ở trong phần ngoại truyện, Maggie đã vào căn phòng để luyện tập khả năng suy luận của mình.
Để vào được phòng mô phỏng hiện trường cần phải có thẻ của cảnh sát mới có thể mở được. Trong căn phòng luôn có 2 thứ:
+ Một là điều khiển để chuyển đổi hình ảnh của căn phòng.
+ Hai là kính phân tích hiện trường: khi nhìn bất kỳ thứ gì có liên quan tới vụ án, chiếc kính này sẽ hiện ra thông tin liên quan đến thứ đó dù đó là hình ảnh giả lập hay là đồ vật thật. Cũng giống như Maggie nhìn vào hình ảnh giả lập của nạn nhân thì tự khắc có thông tin hiện lên mắt kính.
Lưu ý: chiếc kính này hoạt động bằng cách quét võng mạc. Chỉ có ai là cảnh sát, có võng mạc được lưu lại trong hồ sơ dữ liệu mới có thể sử dụng. Nếu như người ngoài đeo vào thì nó chẳng khác gì một chiếc kính bình thường. Chiếc kính này không chỉ được sử dụng trong phòng mô phỏng hiện trường mà có thể sử dụng ở bất cứ đâu, chỉ cần đang được bật và nhìn thấy thứ gì có liên quan đến vụ án nó sẽ tự hiện những thông tin có trong hồ sơ dữ liệu lên.
3. Luật pháp trong thế giới của Thám tử bóng đêm.
Như đã nói là luật pháp trong truyện này đều do tác giả tự đặt ra. Ví dụ như bất kỳ ai có khả năng suy luận đều có thể giúp cảnh sát phá án miễn rằng có người đảm bảo. Đó chính là lý do, Thomas được tham gia phá nhiều vụ án như vậy. Và trong tập truyện này chúng ta được biết tới một đạo luật hết sức quan trọng, đó là đạo luật Antidote. Đại khái là khi nào thẩm phán không thể đưa ra phán quyết cuối cùng thì tòa án sẽ tổ chức một "trò chơi bóng tối" và kết quả phiên tòa sẽ dựa vào kết quả trò chơi đó.
- Trong một số trường hợp, nếu một bên hủy kiện thì trò chơi sẽ bị hủy bỏ. Như trong vụ án "Hai vụ án" vậy.
- Trong một số trường hợp, luật sư biện hộ có thể giúp thân chủ của mình thắng trò chơi. Như trong phần ngoại truyện của Thomas.
- Một điều mà rất nhiều người hay hiểu nhầm đó là "kết quả của phiên tòa sẽ dựa vào kết quả trò chơi" chứ không phải ai chiến thắng trò chơi đó sẽ thắng kiện. Điều này được thể hiện rất rõ trong phần ngoại truyện của Thomas.
(Thông tin sẽ được tiếp tục cập nhập và bổ sung)