Thám Hoa Giới Giải Trí

Chương 15




Dì Thẩm có chừa cơm, nhưng vì đã uống cà phê no rồi nên Đào Thanh Phong không ăn cơm tối nữa. Cũng nhờ cà phê, dù đã khuya Đào Thanh Phong vẫn chưa thấy buồn ngủ, nằm trên giường lăn qua lộn lại mãi, nghĩ về những tài liệu đã đọc ở thư viện…

Thảm án Hi Nguyên, hơn ba trăm oan hồn, sư phụ, bằng hữu… Không biết trên đường xuống suối vàng có thể làm bạn? Đào Thanh Phong quyết định ngày mai sẽ đi mua chút nhang đèn tiền cúng, đốt cho mọi người.

Ngàn năm trước, sau khi đầu thân mỗi thứ mỗi nơi, có ai nhặt xác lập mộ giùm mình chăng?!

Yến Đạm Sinh bình an sống sót… Trong ba mươi năm làm quan hiển hách ấy, có từng một lần dù chỉ là thoáng qua tiếc thương cho người đồng liêu gặp nạn này?!

Chắc là có đi... Quan hệ giữa hai người, mặc dù không tới mức bằng hữu, nhưng dù sao cũng hơn quen biết sơ một chút, có lẽ sẽ không giống như người xa lạ, hoàn toàn không chút tiếc thương…

Yến Đạm Sinh sửa lại tên thành Yến Đạm.

Phó giáo sư ở ‘Đại học’ kia tên Nghiêm Đạm.

Hôm nay không để lộ thân phận với Nghiêm Đạm, nhưng về sau lại gặp, không thể cứ mang đồ che mặt, đội mũ mãi. Đào Thanh Phong nghĩ thầm, nếu lần sau không gặp ở nơi công cộng, có thể lộ mặt được.

Thử làm bằng hữu với một người chung chí hướng. Giờ không phải là ngàn năm trước, không có hoàng quyền, không có bè phái, không có cách biệt thế gia vọng tộc…

Trong lúc mơ màng, Đào Thanh Phong chợt rất muốn hỏi…

Nếu là bằng hữu, huynh sẽ nói gì với ta?

Chính Đào Thanh Phong cũng không biết, rốt cuộc người mình muốn hỏi là phó giáo sư đại học hay là vị đồng liêu hơn một ngàn năm trước.

——— —————— —————— ————
Ba ngày sau, biên kịch ‘Hoàng hậu Quy Ninh’ đã hoàn thành kịch bản lần ba, phát cho cả đoàn.

Sau sáu ngày quay, Chung Ngọc Kiểu, Trương Phong Hào đã diễn xong vài cảnh, may mắn vẫn chưa tới chỗ sửa đổi, nên cơ bản là không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới họ.

Đúng như biên kịch dự đoán, trong vòng một ngày sau khi phát kịch bản mới, lần lượt bị đạo diễn, bạn nối khố bên nhóm tuyên truyền và hai diễn viên chính, thay nhau chất vấn. diễn..dnaflqciy/lee.qý.đôn Họ có nghe nhóm cố vấn yêu cầu đổi kịch bản nhưng chỉ nghĩ là làm qua loa cho xong, nào ngờ biên kịch thẳng tay xóa hết luôn bộ phận diễn nghĩa.

Đạo diễn là người kích động nhất: không có mấy sự kiện kinh điển, Hương Xương còn là Hương Xương, Thiên Thắng còn là Thiên Thắng sao? Dù là diễn nghĩa có thể gây xúc động cho người xem, khiến người xem vui vẻ là được!

Cần phải thay đổi đến mức này? Đoàn cố vấn có mười vị, chẳng lẽ ý kiến của họ giống nhau hoàn toàn? Hơn nữa, theo luật bất thành văn, khi đã bắt đầu quay phim, kịch bản có thể sửa nhưng không được tùy ý sửa quá nhiều. Chỉ những phim truyền hình làm ẩu, mới xuất hiện tình trạng kịch bản thay đổi xoành xoạch, nhưng dù có đổi cũng phải theo một hướng lớn nhất định, đằng này...

Đạo diễn nghĩ tới đây bỗng thấy ánh mắt u oán của Mạnh Tiểu Đan.

Đạo diễn à, kính nhờ nghĩ kĩ lại đi, mục đích ban đầu của bộ phim này là gì?! Hình tượng người con gái anh hùng là chính, tuyên truyền văn hóa lịch sử của tỉnh, thúc đẩy kinh tế du lịch…

Được rồi, đúng là có khẩu hiệu này, nhưng vì yêu cầu của bên đầu tư, bộ phim đã thêm nhiều yếu tố khác để tăng phần kịch tính, nào là tình tay ba (sém chút có thêm hoàng tử Quảng Tích tham gia vào thành tình tay bốn luôn), nào là mỹ nhân và anh hùng… May mắn diễn nghĩa có nhiều đoạn đạt được yêu cầu như vậy.

Diễn nghĩa phần nhiều chỉ để thỏa mãn tâm trí thích cái lạ của người xem, không đủ ‘nhân lễ nghĩa trí tín’. Trong mắt các chuyên gia của nhóm cố vấn, rất rất rất cần sửa lại. Theo lời Nghiêm Đạm là trong mắt các nhà sử học, cái gì mà bên suối tắm rửa quất roi, hẹn hò nửa đêm, tình tay ba này nọ tất cả đều rất thấp kém.

Thế nào thấp kém, thế nào cao cả, mỗi người có tiêu chuẩn riêng, nhưng nếu làm điện ảnh, dĩ nhiên phải dựa vào tiêu chuẩn nhóm chuyên gia là chính. Bởi vậy Mạnh Tiểu Đan mới phải thức đêm thức hôm xem hết những tư liệu Nghiêm Đạm gởi, cho ra kịch bản lần ba với tốc độ ánh sáng.

Sau khi ý thức được, đạo diễn đã cam chịu chấp nhận, cũng thuyết phục các diễn viên khác cứ tiếp tục như thường. Chung Ngọc Kiểu và Trương Phong Hào có thể nói là ‘ngổn ngang trong gió’, suy nghĩ phải giải thích với người xem thế nào về đoạn Chung Ngọc Kiểu từng nói trong buổi cắt băng khánh thành. Hai người lăn lộn lâu trong giới giải trí biết đoạn đánh roi bên suối nhất định sẽ trở thành tin hot cho các báo mạng viết, nào ngờ bị cắt mất.

Trừ Chung Ngọc Kiểu và Trương Phong Hào, diễn viên mê mang nhất phải kể tới nam số ba Sa Châu.

Sa Châu mới quay có một cảnh, đổi kịch bản cũng không ảnh hưởng gì lắm, nhưng phần diễn nghĩa của Lưu Cảm Cô đã bị xóa sạch, thay bằng sách sử chính thống. Sa Châu đọc kịch bản mới, há hốc mồm phát hiện, nhân vật mình diễn, dường như đã trở thành một người khác hoàn toàn!

Lúc nhỏ Sa Châu từng nghe Bình thư (kể chuyện diễn nghĩa), trong đó toàn quốc gia nghĩa lớn, được mỹ nhân yêu mến cũng kiên quyết cự tuyệt. Nay bỗng biến thành một tướng quân ‘dù đi ngủ vẫn mơ về bản đồ chiến đấu’, cảm giác ‘thực’ hơn hẳn. Nhưng cũng khiến Sa Châu khó hiểu, rốt cuộc là nghiêm túc hay cứng nhắc? Có còn khí khái anh hùng nữa không?

Sa Châu mơ hồ cảm nhận, từ kịch bản có thể thấy rõ bản sắc của vị tướng quan kia, tựa như từ lơ lửng giữa trời, có cảm giác thực khi đứng trên mặt đất, có điều không cách nào bắt chước được, giống như một bức tranh sơn thủy mây mù, nhìn xa thì thấy một đám sương mù mờ mịt không có gì khó, nhưng để vẽ lại đoàn sương mù mờ mịt đó, lại không dễ.

Dĩ nhiên, Sa Châu nói không nên lời cảm giác này, chỉ trực quan nghĩ: kịch bản càng tinh xảo, càng sát hơn trước, nhưng cũng càng khó diễn hơn.

Sa Châu thuộc phái diễn viên thần tượng, dĩ nhiên không cách nào so với dàn diễn viên lão làng như Chung Ngọc Kiểu và Trương Phong Hào. diênal;kdjql/mpa,đôn Để giúp Sa Châu sớm thích ứng kịch bản mới, đạo diễn đặc cách phân phó đạo diễn hướng dẫn trước từng cảnh quay. Được hưởng đặc quyền này, còn có nữ số hai Lưu Kỳ Hồi, và nam số bốn Đào Thanh. 

Hôm nay không có phần của Lưu Kỳ Hồi, phó đạo diễn tập trung hướng dẫn cho Sa Châu và Đào Thanh.

Đào Thanh Phong đứng bên cạnh, chờ phó đạo diễn hướng dẫn cho Sa Châu xong rồi tới phiên mình.

Đào Thanh Phong đã đọc xong kịch bản, vô cùng hài lòng. Phần diễn nghĩa đã được thay bằng các chính sử nổi tiếng ‘Thiên Thắng bản kỷ cảo’, ‘Thông giám bản cảo’, ‘Hậu Sử Đại Hưng’ và ‘Tục Đại Hưng thông giám khảo’. Đào Thanh Phong đoán có lẽ là công của Nghiêm Đạm, chỉ ba ngày, chắc chắn Mạnh Tiểu Đan không đủ thời gian tìm hiểu hết.

Phong cách viết của ‘Thiên Thắng bản kỷ cảo’ và ‘Sử Đại Hưng’ khác nhau. ‘Thiên Thắng bản kỷ cảo’ đứng trên lập trường đế vương, Lưu Cảm Cô là thần tử, phải kính cẩn phục tùng, trầm mặc đáng tin. Nhận xét của Ngôn quan về Lưu Cảm Cô là ‘im lặng ít nói, đáng tin’. Còn ‘Sử Đại Hưng’ do người đời sau viết, chọn lọc những sự kiện kinh điển, hình tượng Lưu Cảm Cô lại là ‘tính tình hào sảng, uống rượu cả vò, dũng cảm giết địch’.

Mạnh Tiểu Đan cố gắng dung hợp hai bên, viết cho hợp lý nhất, nhưng lại đánh giá quá cao năng lực lý giải của dàn diễn viên trẻ. Sa Châu vô cùng mờ mịt, không cách nào nắm bắt được mạch biến hóa, cảm thấy diễn như vậy chẳng khác bị đa nhân cách. Bởi vì có suy nghĩ đó, thực tế Sa Châu diễn trông rất giống người đa nhân cách.

Phó đạo diễn phê bình, “Lúc cậu mời rượu hoàng đế Thiên Thắng, kịch bản viết là cười khổ. Mặt cậu đúng là ‘khổ’, nhưng khổ này là vì nghĩ cho các tướng sĩ ăn đói mặc rách ở biên quan mà khổ, chứ không thể dùng vẻ mặt như đưa tang để mời rượu hoàng đế. Người ta là hoàng đế, thần tử phải cười! Cái ‘khổ’ này chính mấu chốt trong diễn biến tâm lý tình cảm của Lưu Cảm Cô này, cho nên ở biên quan Lưu Cảm Cô có thể uống cả vò rượu ngon, nhưng về tới kinh thành lại là thờ ơ với tất cả!”

Sa Châu lại dổi thành vẻ mặt ‘nhe răng trợn mắt’, “Là thế này sao?”

“Như vầy đi! Cậu hãy tưởng tượng tôi là biên kịch. Biên kịch sửa kịch bản quá khó diễn, khiến cậu không thể không luyện tập vất vả trước. Nhưng nếu biên kịch đứng trước mặt cậu, cậu không thể tỏ vẻ mặt bất mãn, phải cười. Đúng, chính khuôn mặt này! Cậu hiểu chưa?”

Sa Châu cười khổ, “Hình như đã hiểu.”

Phó đạo diễn nói, “Vẻ mặt của cậu hiện giờ là ‘cười khổ’ đúng nghĩa đen. Thật ra hình tượng Lưu Cảm Cô miêu tả trong kich bản nặng nề hơn một chút… Nhưng thôi, các cậu làm không nổi đâu…”

Phó đạo diễn cảm khái: cho diễn viên phái thần tượng diễn kịch bản cỡ này, khó khăn tăng lên không chỉ một tầng, lịch sử chân thật khác hẳn diễn nghĩa. Vô tình khiến lượng công việc của phó đạo diễn như mình tăng lên rất nhều. Trước mỗi cảnh quay đều phải làm thêm giờ, thiếu ngủ nghiêm trọng! Chỉ một mình Sa Châu đã đủ mệt, hôm nay lại có thêm Đào Thanh, chắc phải nửa đêm mới được về. 

Phó đạo diễn nói tới mức miệng khô lưỡi rát, quyết định cho Sa Châu nghỉ ngơi năm phút uống nước.

Sa Châu vẫn tiếp tục vò đầu bứt tai luyện tập.

Phó đạo diễn thấy Đào Thanh đang đứng bên cạnh với vẻ mặt bình chân như vại không có chút cảm giác nguy cơ, trông rất chướng mắt. Nào ngờ lúc phó đạo diện đi lấy nước về, từ xa nghe Đào Thanh nói với Sa Châu, “Lúc anh cười, có thể thoải mái hơn một tí.”

Sa Châu thầm nghĩ, Đào Thanh nổi tiếng mù chữ, trong lễ cắt băng khánh thành không biết phải học bao lâu mới thuộc được đoạn đó, giờ lại tự tin chỉ mình. Trong lòng Sa Châu rất không phục nhưng lăn lộn giới giải trí lúc nào cũng phải duy trì quan hệ bạn bè dối trá. Vì vậy Sa Châu lập tức nở nụ cười đúng chất thần tượng hỏi Đào Thanh Phong, “Phó đạo diễn nói quan trọng nhất của nhân vật này là ‘khổ sở’, xuyên suốt cả đời, làm sao cười thoải mái được?!”