Đào Thanh Phong vui mừng phát hiện trong ‘Sử Đại Hưng’ toàn là những tài liệu quen thuộc. Thậm chí có cả bài Đào Thanh Phong viết lúc về quê để tang mẫu thân tìm được tài liệu, gởi cho các đồng nghiệp ở cục Hoằng Văn, hi vọng có ích với công việc biên soạn của họ.
Tốt quá rồi! Đào Thanh Phong thầm nghĩ, rốt cuộc cũng có chút gì để lại cho đời sau, dù chỉ một chút vụn vặt... Cứ nghĩ khi mình bị bắt vào lao, các tài liệu gửi cho cục Hoằng Văn cũng bị tiêu hủy theo, xem ra các đồng liêu đã thông minh giấu kỹ hết rồi.
Đời trước, khi bị chém đầu chưa tới hai mươi bốn tuổi. Đời này sống lại, hai mươi môt tuổi. Mặt mũi có bảy tám phần tương tự, như vậy càng phải cẩn thận giữ gìn để không cô phụ phần cơ duyên này.
Lúc này Đào Thanh Phong mới cảm giác thoải mái hơn một chút, có tâm tình nhìn xung quanh, vô tình phát hiện người ngồi đối diện đang cầm một cuốn sách có tên ‘Tuyển tập thơ Đại Sở”.
Đào Thanh Phong ngẩn người, nghĩ thầm: cũng đúng, mỗi triều đều có một cuốn tổng hợp toàn bộ thơ ca, Đại Sở cũng không ngoại lệ. Lúc trước, Đào Thanh Phong và Yến Đạm Sinh cũng có tâm nguyện như vậy, tất nhiên không giới hạn với thơ, mà gồm cả văn ngôn, từ, phú. Hẳn là ‘Tuyển tập thơ Đại Sở’ sẽ có nhiều bài của Yến Đạm Sinh. Nếu như Yến Đạm Sinh không bị liên lụy trong cuộc chính biến kia...
Chắc là không, Đào Thanh Phong nghĩ thầm. Yến Đạm Sinh là con trai dòng chính nhà họ Yến, danh gia vọng tộc mấy trăm năm, gốc rễ sâu dày, được hoàng đế Hữu Quang tin dùng, đến khi hoàng đế Hi Nguyên nổi tiếng bạo ngược lên ngôi cũng không thể không dựa vào. Sau đó, khi hoàng đế Sùng An lên ngôi vẫn tiếp tục tin dùng mấy vị tướng nhà họ Yến.
Huống chi, Yến Đạm Sinh vô cùng thông minh, chắc chắn có thể bình an sống sót.
Để chứng minh ý nghĩ này, Đào Thanh Phong nhanh chóng lật ‘Sử Đại Sở’ ra, tới chương Sùng An.
Thời Sùng An kéo dài tuy chỉ bốn mươi năm nhưng tài liệu ghi lại rất nhiều. Đào Thanh Phong càng nhìn càng thấy an ủi, qua những hàng chữ này có thể nhận ra, Đại Sở đã từ từ thoát khỏi bóng ma của cuộc chính biến đẫm máu, hoàn thành những việc chưa kịp làm, cuối cùng đạt được một thời kỳ phồn vinh, thịnh vượng. Người biên soạn ‘Sử Đại Hưng’ Lưu Vấn đã được sinh ra trong khoảng thời gian yên bình đó.
Quả nhiên có vết tích của Yến Đạm Sinh.
Sách sử ghi lại: vua Sùng An tại vị năm thứ ba mươi, Thái tử Thiếu sư Yến Đạm bệnh qua đời, hưởng thọ năm mươi hai tuổi. Thái tử Thiếu sư đứng đầu tam sư, hai mươi mốt tuổi làm quan, sau hơn ba mươi năm, yên bình lui vị.
Quả thế, kết cục của Yến Đạm Sinh còn tốt hơn so tới dự liệu, chính là tấm gương sáng mà tất cả văn nhân đều mơ ước.
Có điều, Yến Đạm Sinh, Yến Đạm... Sửa tên? Tuổi giống, họ giống, chắc chắn không phải trùng tên trùng họ. Nhưng tại sao phải đổi tên?
Văn thơ của Thái tử Thiếu sư truyền cho đời sau, hẳn là như châu như ngọc rực rỡ muôn màu. Không nói tới thơ, chỉ tính riêng phú của Yến Đạm Sinh cũng đã hơn mười cuốn.
Đào Thanh Phong muốn xem có thơ văn của Yến Đạm Sinh không, bèn đặt ‘Sử Đại Sở’ và ‘Sử Đại Hưng’ qua một bên đi tới giá sách tìm thử.
Sách sử đều là những bộ thông dụng, không nhất định có tập thơ cá nhân. Hơn nữa nếu Yến Đạm Sinh đổi tên, không chừng khi viết thơ cũng dùng bút danh khác. Cho nên Đào Thanh Phong cũng không ngạc nhiên sau khi dạo qua một vòng vẫn không tìm thấy tập thơ của Yến Đạm Sinh. điẽn.and.ê./f"q.ú.đ;mn Đào Thanh Phong muốn tìm một quyển giống người đối diện đang đọc, nhưng dạo một vòng lại phát hiện không có, đều bị mượn hết rồi.
Đào Thanh Phong biết có nhiều người đang chờ được ngồi, không dám đi dạo lâu, không tìm được đành quay về chỗ lại. Trên bàn chỉ còn lại cuốn ‘Sử Đại Sở’. Người ngồi đối diện đã cầm cuốn ‘Sử Đại Hưng’ đọc, bù vào đó là ‘Tuyển tập thơ Đại Sở’.
Đào Thanh Phong mừng thầm trong lòng, đối phương muốn đổi sách với mình?! May mắn quá!
‘Tuyển tập thơ Đại Sở’ có hai trăm bài thơ, phần lớn do các nhà thơ thời Hữu Quang và Sùng An sáng tác. Thơ ca trước và trong thời Hữu Quang, Đào Thanh Phong từng đọc thấy, nhưng thơ thời Sùng An, lại không biết mấy người.
Không thấy bài nào ký tên Yến Đạm Sinh...
Dĩ nhiên càng không thể có của Đào Thanh Phong.
Trước mặt mọi người, mình chỉ làm mấy bài thơ ứng tác, căn bản không có bao nhiêu giá trị. Dù trong ‘Toàn tập thơ Đại Sở’ cũng chưa chắc có chứ nói chi ‘Tuyển tập thơ Đại Sở’. ‘Toàn tập thơ Đại Sở’ là do người đời sau chọn lọc biên soạn, không căn cứ chức quan cao thấp, chỉ thông qua mức độ truyền bá kèm chất lượng quyết định, nên thuần túy hơn.
Về phần thơ ca bí mật viết, kể cả bản chôn dưới gốc cây quế ở Nam Sơn… tất cả đều ở quê cũ. Không thân thiết với ai, chẳng người nào biết chỗ đó, chắc đã sớm mục rữa thành tro bụi rồi.
Đào Thanh Phong đọc say sưa. Thơ thời Sùng An có thể nói là rực rỡ muôn màu, minh chứng cho một thời thái bình thịnh thế.
Nhà thơ nổi tiếng cùng thời với người biên soạn ‘Sử Đại Hưng’ Lưu Vấn là Trương Tiểu Lê, viết rất nhiều thơ miêu tả quang cảnh phồn hoa kia.
Đào Thanh Phong đọc một hồi, lại đỏ hốc mắt. Trong đó có một bài thơ tên ‘Đấu Biên Phường’: ‘Trung đình nguyệt mãn tu hành nhạc, mạc sử kim tôn đối tịch lại. Canh văn tử dạ ca quỳnh ba, bảo sắt canh vi nhất thùy lai.’ Trong ấn tượng của Đào Thanh Phong, Đấu Biên Phường là nơi nghèo nhất, bẩn nhất, loạn nhất của kinh thành, toàn dân chạy nạn, phòng ốc lụi bại. Không ngờ trong thời Sùng An, lại thành nơi phồn hoa rực rỡ đến vậy.
Tiếp tục đọc, Đào Thanh Phong lại phát hiện có vài bài thơ không thể hiểu nổi ý.
Điển hình là bài ‘Khuyến học’: ‘Khuyến nhữ lập thân tu chí khổ, sơn trung đan quế tự phù sơ. Tây viên Hàn Mặc tụng quốc chính, đông bích Đào Quán văn thiên ngộ’. Hai câu trước thì dễ hiểu, khuyên trẻ con phải lập chí đi học, đúng lúc nơi bọn nhỏ học có trồng hoa quế. Còn Hàn Mặc ở vườn phía tây là một nơi trong hoàng thành, nơi viết chiếu thư của đế vương, trong thời Hữu Quang hay lấy Tây Viên Hàn Mặc chỉ chỗ các đại thần bàn bạc việc lớn của đất nước. Tây viên Hàn Mặc đặt trong câu thơ xem như tấm gương kích lệ trẻ con cố gắng học tập vươn tới.
Nhưng câu thơ cuối cùng ‘đông bích Đào Quán’ là gì? Tại sao lại là Đào Quán ở tường Đông? Hàn Mặc ở vườn tây là điển tích, chắc chắn Đào Quán ở tường đông cũng phải là điển tích thì hai câu thơ mới tương xứng.
Đào Thanh Phong hoàn toàn không biết điển tích liên quan tới Đào Quán!
Bài thơ được làm trong thời Sùng An, chỉ cách vài chục năm sau khi mình mất. Nếu mình không biết, vậy chỉ có thể là điển cố xảy ra trong vòng mười mấy năm đó. Phía dưới có chú thích, nhưng chỉ chú thích ‘Tây viên Hàn Mặc’, không chú thích ‘Đông bích Đào Quán’? diễn/ld"aeq;"bs.đôơ"mn Chẳng lẽ người đời sau biết rõ điển tích này đến mức không cần phải chú thích?
Đào Thanh Phong nghi ngờ lật qua trang tiếp, chẳng mấy chốc lại thấy mấy bài thơ nhắc tới Đào Quán. ‘Đào quán văn giáo nhật quang huy’ ‘Đê nhãn công khanh hướng Đào Quán’ ‘Văn giáo trung hưng Đào Quán tại’…
Tất cả đều không có chú thích về ‘Đào Quán’.
“Rốt cuộc ‘Đào Quán’ là cái gì? Ở đâu?” Đào Thanh Phong vô thức nói ra suy nghĩ trong đầu. Tuy giọng không lớn, nhưng trong thư viện an tĩnh, đủ cho người ngồi trong vòng hai mét nghe thấy, bởi vì đang đeo khẩu trang, nên âm thanh khá mơ hồ.
Đào Thanh Phong muốn đọc lại ‘Sử Đại Sở’ tìm xem có manh mối nào không. Cuốn ‘Sử Đại Sở’ nằm ở giữa bàn, Đào Thanh Phong vươn tay ra lấy theo ấn tượng trong đầu, mắt vẫn nhìn chăm chú vào mấy dòng thơ trên. Bàn tay vừa đụng tới gáy sách, lập tức bao lấy một mảnh ấm áp.
Ngay lúc này, người ngồi đối diện đang xem ‘Sử Đại Hưng’ bỗng nói, “Đào Quán là thư viện lớn nhất cả nước trong thời Sùng An.”
Đào Thanh Phong giật mình ngẩng đầu lên mới phát hiện, người đối diện cũng đang định lấy ‘Sử Đại Sở’, mình vô tình bắt lấy tay đối phương.
Người nọ ăn mặc rất lịch sự, đeo một đôi kính gọng mảnh, dáng ngồi thẳng tắp, chừng hai mươi bảy hai mươi tám tuổi, giọng trầm thấp, rất êm tai.
Đào Thanh Phong hoảng hốt ngẩn người.
Người này sao lại mơ hồ có bóng dáng của Yến Đạm Sinh? Ấn tượng về Yến Đạm Sinh chỉ có lúc mười bảy tuổi cùng nhau đăng khoa dạo phố và khi hai mươi tuổi. Người trước mắt lớn tuổi hơn nhiều, khuôn mặt cũng góc cạnh hơn, tựa như được điêu khắc ra.
Trên đời này người nhiều như vậy, mắt mũi miệng có chút giống, cũng là trùng hợp thôi.
Đào Thanh Phong không hề phát hiện lúc này vẫn đang nắm tay đối phương. Cho đến khi người nọ giật giật tay, Đào Thanh Phong mới nhớ ra, ngượng ngùng buông tay. Người nọ cũng rút tay về, không lấy cuốn ‘Sử Đại Sở’.
“Xin mời.” Đào Thanh Phong nghĩ về tình về lý đều nên nhún nhường. Huống chi người này còn vừa nói cho mình biết ‘Đào Quán’là cái gì. Thư viện lớn nhất cả nước thời Sùng An? Danh tiếng quả thật không nhỏ. Khó trách liên tiếp xuất hiện trong các bài thơ.
“Là sách cậu lấy. Cậu cứ xem đi.” Người kia cũng nhường.
Đào Thanh Phong không từ chối nữa, đẩy cuốn ‘Toàn tập thơ Đại Sở’ qua, “Trả lại cho ngài quyển này”. Đào Thanh Phong đẩy nghiêng cuốn sách, người kia vươn tay nhận lấy, vô ý cầm lấy gáy sách, nắm luôn bàn tay Đào Thanh Phong.
Đào Thanh Phong cảm thấy như có lửa nóng lan đến, giật mình buông tay ra.
Vừa rồi vô tình cầm tay đối phương, nay đối phương vô ý cầm tay lại. Mặc dù đều là đàn ông, không có gì lúng túng, nhưng cẫm cảm thấy trùng hợp một cách kỳ lạ.
“Tay cậu lạnh quá.” Người kia nói với giọng lịch sự lại ân cần.
Đào Thanh Phong vừa tỉnh lại trong cơ thể này, chưa quen lắm, lại phải tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ, nên thường cảm thấy choáng váng đầu, tay chân lạnh lẽo. Mỗi lần đều có gắng chịu đựng, khi phỏng vấn hay khi đi ăn cơm với Lệ Toa cũng vậy. Không thể lãng phí một lần sống lại.
Đào Thanh Phong lắc đầu tỏ vẻ không sao, không muốn lại thành bệnh nhân để bị mắc vào người các loại máy móc kỳ lạ nữa.
Trước mặt chỉ là người xa lạ, không cần tập trung tinh thần giống như khi ứng đối trước triều. Hơn nữa còn mặc kín thế này, không lo bị nhận ra.
Tinh thần Đào Thanh Phong thả lỏng, lập tức quên mất phải ‘nói tiếng người’, hỏi người kia với giọng mong chờ, “Tại hạ không sao. Xin hỏi, Đào Quán là do vị nào kiến tạo, mong được huynh đài chỉ giáo cho!”