Tết Nay Không Có Cậu

Chương 2: Chàng thanh niên đáng thương




Tiếng còi xe cấp cứu vang lên cùng với tiếng còi của cảnh sát vang đến chói tai. Tiếng nghẹn ngào của thằng Trung, còn tôi như một pho tượng im ỉm tại chỗ. Không gian xung quanh tôi dường như đang trôi một cách chậm rãi, cả thế giới như bị đóng băng vậy.

- Tèo, Tèo, mày làm sao vậy? Tỉnh dậy đi.

Tiếng gì đó thế nhỉ, trông thật quen quen.

Mấy phút trôi qua, xung quanh tôi bây giờ chỉ toàn mấy chú cảnh sát đang phát đường cảnh giới.

- Tùng, em sao vậy?

Câu nói như một liều thuốc kích thích khiến hồn của tôi trở về với thể xác. Tôi rơm rớm lệ, đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn xung quanh và dừng lại ở bên cạnh chân tôi. Bỗng tôi cảm nhận một mùi tanh tanh và thứ gì đó đỏ đỏ nhớp nháp. Tôi úa trào nước mắt, định chạy vào hiện trường đã được phân cách thì bị một bàn tay của viên cảnh sát chặn lại:

- Đừng vào đó, em làm sao thế? Mau đi thăm bạn của em đi nhanh lên.

Tôi ngước mắt nhìn lên mặt viên cảnh sát, đó là anh Hào. Tôi thở gấp gáp nói:

- Anh Hào! Bạn ấy, bạn ấy sẽ không sao chứ?

Anh Hào mỉm cười:

- Cũng may có ai đó điện bệnh viện tới trước nên vẫn còn hy vọng. Em mau đi đến bệnh viên thăm bạn ấy đi?

Anh Hào vừa dứt câu, tôi liền chạy huỳnh huỵch như điên phóng ra ngoài ngõ. Cơn sốc hông bắt đầu xuất hiện nhưng có vẻ tôi như người không phổi cứ chạy trên con đường xe cộ tấp nập qua lại. Những tiếng còi xe vang lên ầm ĩ, những tiếng chửi bới văng tục vang lên muốn xuyên thủng màng nhỉ, tôi vẫn tiếp tục chạy mặc kệ những tiếng ồn đó có còn vang vọng.

Mấy chốc tôi đã đến được bệnh viện, thở hồng hộc nhìn xung quanh một hồi rồi tôi chạy thẳng vào trong. Tôi hỏi liên tục mấy bác sĩ số phòng của một cậu thanh niên vừa mới được đưa vào ở đâu thì họ đều trả lời ở phòng số 8 trên lầu một. Không chần chừ gì nữa, tôi phóng ngay lên lầu một, lục tung khắp các phòng, cuối cùng cũng tới nơi.

Bước vào căn phòng im lặng đến lạ thường, tôi đưa đôi mắt rơm rớm lệ nhìn xung quanh. Thấy rồi, tôi đã thấy thằng Trung đang ngồi bên cạnh một bệnh nhân đang hôn mê ở góc phòng. Tôi liền chạy tới bên cạnh thằng Trung, nó đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn tôi đầy trìu mến:

- Ngồi đi, sao giờ mới tới?

- Hồi nãy tao không biết mình bị sao nữa. Mà thằng Tèo sao rồi. – Tôi nói ngay.

- Bác sĩ bảo đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn còn hôn mê. – Thằng Trung nói, mắt không rời thằng Tèo bên giường đang ngủ say.

- Tao..

Chưa kịp nói xong một câu thì ở ngoài cửa có hai người, một nam một nữ đã lớn tuổi xông vào. Họ khóc ầm ĩ lên, mấy chốc không gian vốn im lặng đã bị tiếng khóc của một người phụ nữ xóe toạc. Bà ta cùng với người đàn ông chạy đến chỗ chúng tôi vừa khóc vừa lay lay thằng Tèo, thì ra là ba mẹ của nó.

Bà mẹ nói một cách nghẹn ngào:

- Kỳ à, đừng làm ba mẹ sợ.

Thằng Trung đập nhẹ bàn tay lên cánh tay của bà nói an ủi:

- Không sao rồi bác. Cậu ấy đã qua cơn nguy kịch, bây giờ chỉ còn hồi phục nữa là có thể xuất viện.

Tôi cũng nói thêm vào cho bà yên tâm hơn:

- Cậu ấy sẽ sớm tỉnh lại thôi bác ạ.

Câu nói của tôi cũng phần nào giúp bà yên tâm hơn. Ông ba của thằng Tèo vỗ vai hai đứa tôi nói với giọng khàn khàn:

- Có chuyện gì xảy ra với nó vậy?

Thằng Trung nói ngay:

- Hồi chiều, tụi cháu đang chơi trên cánh đồng thì bỗng nhiên có tiếng súng vang lên. Khi cháu nhìn xuống dưới chân của mình thì thấy Tèo bị ai đó bắn một viên xuyên qua vai phải, lực bắn mạnh khiến Tèo bất tỉnh tại chỗ. Cũng may sự việc tiếp theo là xe cứu thương tới rất nhanh, cháu cũng không biết là ai điện cho cảnh sát và xe cứu thương tới nữa.

Ông ba thằng Tèo thở dài:

- Dù gì cũng cảm ơn hai nhóc đã chăm sóc cho nó.

Chúng tôi đã yên tâm hơn khi ba mẹ thằng Tèo đến chăm sóc cho nó. Thằng Trung còn phải đi phụ quán để kiếm tiền nuôi bản thân, một ngày làm việc của nó chỉ được hai chục nghìn. Mà nghĩ lại cũng cảm thấy kì lạ, tại sao phụ quán trà sữa không cũng đủ một ngày năm chục nghìn nhưng nó lại kiếm ít tiền đến thế thì có hơi nghi vấn.

Càng nghĩ tôi bắt đầu cảm thấy tò mò liền trở thành một tay trinh sát như cảnh sát thực thụ. Tôi bám theo nó, cũng nhân cơ hồi này hiểu nó hơn, một thằng mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải sống trong một bãi đất cát lấy ống cống làm nhà che mưa che nắng. Nghĩ lại cũng cảm thấy tội nghiệp cho nó.

Đang suy nghĩ vẩn vơ thì bỗng tôi thấy nó ghé vào một xưởng than. Tôi nấp đằng sau bức tường đưa đôi mắt nhìn vào trong xưởng than nhem nhuốc đen sì. Tôi nhìn thấy nó đang dùng cái xẻng hốt than quăn qua một bên cùng với những người khác. Mấy chốc, nó đã lắm lem màu đen lên người trông thật đáng thương.

Khoảng bốn tiếng sau, nó rời xưởng than đi rửa tay rửa mặt. Sau khi rửa sạch cơ thể xong nó chạy đi đến quán cà phê ở gần một con hẻm. Vì số lượng khách đang ngày càng đông lên khi về chiều tối nên nó phải vừa bưng vừa ghi món uống theo yêu cầu của khách, đi qua đi lại mòn cả chân. Chỉ nghĩ thôi cũng không chịu đựng nổi, thế mà nó vẫn có thể làm được điều đó một cách phi thường, rất đáng nể.

Tôi quay về nhà nấu cơm, rửa bát, quét nhà rồi đi đến bệnh viện. Tôi bất ngờ khi thằng Trung nửa nằm nửa ngồi bên thành giường đang đọc một quyển sách trinh thám có bìa màu đen đen. Nó đưa mắt nhìn tôi mỉm cười:

- Lại đây.

Tôi đi đến bên cạnh nó rồi ngồi xuống đưa mắt nhìn bốn xung quanh, tôi thắc mắc:

- Ba mẹ mày đâu hết rồi?

- Vừa nãy khi tao tỉnh dậy, mẹ tao yên tâm về nhà đón thằng em tao về, còn ba tao ở lại. Ông ấy ở ngoài ban công đang hút thuốc. – Nó trả lời trôi chảy, có vẻ đã hồi phục rất nhanh.

Tôi còn hơi lo lắng:

- Mà vết thương của mày sao rồi?

- Nó không sâu lắm, cũng may là viên đạn mới vào được phân nửa. Điều này chứng tỏ là có kẻ bắn tao ở xa.

Tôi bịm môi:

- Đọc trinh thám vừa thôi ông ạ.

Nó cười hớn hở:

- Thiệt mà thằng này. À, mày với thằng Trung làm hòa lại chưa?

Tôi thở dài, mặt cúi gằm xuống:

- Cũng bình thường thôi.

- Ghé sát tai vào tao kể cuộc đời của nó cho mày nghe. - Thằng Tèo ngoắt đầu.

Ở trên một bãi đất trống bị bỏ hoang, có một tiếng khóc ầm ĩ của một đứa trẻ không ai để ý là nó phát ra từ sau bãi rác. Một ông lão ăn mặc rách rưới đi ngang qua bãi đất trống. Đột nhiên ông quay phắt về phía bên phải nhìn vào bãi đất hoang này, đưa mắt nhìn bốn xung quanh rồi đi đến bên bãi rác. Ông khụy gối xuống mở to đôi mắt nhìn kỹ thì thấy một đứa trẻ trắng trẻo được quấn chiếc khăn màu trắng, đặt trên chiếc thùng carton đang khóc oa oa.

Ông lão thấy vậy hốt hoảng nhìn bốn xung quanh tìm người thân của nó nhưng kết quả không thấy đâu. Có lẽ đây là duyên trời ban cho một ông lão vô gia cư này một món quà vô cùng ý nghĩa có thể giúp ông thoát khỏi cô đơn.

Ông phủi bụi trên hai tay rồi bế đứa bé lên dỗ dành, không hiểu tại sao chỉ trong vòng năm phút trôi qua đứa bé đã im bặt và đang ngủ say sưa, thỉnh thoảng nó còn mỉm cười vì giấc mộng đẹp đẽ mà nó đang mơ trông thật dễ thương.

Bầu trời mấy chốc đã âm u, những đám mây nặng trình trịch kéo đến phủ kín bầu trời. Tiếng sấm ù ù vang lên báo hiệu nơi đây sắp được tắm rửa. Ông lão hốt hoảng tìm xung quanh, một tay bế đứa bé, tay còn lại mò mẫm đống rác lấy ra vài cái thùng carton và những mảnh nhựa.

Ông lão đặt đứa bé lại vào thùng bưng đi về phía vách tường cũ kĩ kia. Mười lăm phút trôi qua, ông đã hoàn thành xong một mái che nắng che mưa chỉ với những dụng cụ đơn giản như dây, thùng carton, sợi dây, sợi chỉ, những mảnh nhựa, mảnh vải và những bị ni lông.

Trời đổ mưa ầm ầm xuống, sợ đứa bé sẽ bị ướt do mưa tạt vào. Ông lão liền khiên cái thùng lên gối ôm vào lòng.

Ngày qua ngày, ông đều bế đứa bé đi đây đi đó để kiếm ăn nuôi đứa bé.

Khi đứa bé ấy lên mười tuổi, ông đã dạy cho nó biết tự vệ bản thân, dạy nó biết cái sai biết cái đúng và để nó tự lập. Ngoài ra, ông còn biết cả chữ, toán, tiếng Anh. Xem ra, trước khi trở thành người vô gia cư, ông đã từng là một người tri thức.

Đôi lần thằng nhóc thắc mắc:

- Sao ông biết những thứ hay ho như thế này vậy ạ?

Ông lão mỉm cười, nói với giọng khàn khàn:

- Ông từng là cảnh sát. Cháu có muốn trở thành một cảnh sát không nè?

- Cháu cũng muốn nữa. - Thằng bé nhảy dựng lên với vẻ mặt hớn hở.

Ông lão cảm thấy hạnh phúc nhưng suy nghĩ về hiện tại khiến ông cảm thấy buồn:

- Tiếc quá, ta đã bị người khác hãm hại không còn nhà cửa, không còn gia đình.

Thằng bé nghiến chặt răng:

- Ai đã làm cho ông buồn vậy ạ, ông nói con nghe để con uýnh nó.

Ông lão cười tủm tỉm:

- Ông đùa đấy, ông chỉ là ăn xin thôi.

Lên mười lăm tuổi, thằng bé đã đi làm kiếm tiền với ông. Mặc dù đã bị đuổi và bị đánh đập nhiều lần nhưng hai ông cháu cuối cùng cũng được một bà chủ xưởng than và ông chủ quán cà phê chấp nhận.

Niềm vui sướng biết bao đã tràn ngập trong lòng hai ông cháu. Nhưng cuộc đời không dễ dàng như vậy.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc cùng với những tiếng cười rộn rã của những con người chân phương dưới những lớp áo đẹp xanh đỏ tím vàng. Ông lão cũng mua cho thằng bé một cái áo mới để nó không bị người khác chê bai, còn riêng ông lão thì vẫn hai bộ đồ cũ mặc hoài. Nhưng may thay cho hai ông cháu là ngày ấy, những chiếc ống cống được đem bỏ vào bãi đất hoang, thế là hai ông cháu đã có ngôi nhà mới không còn đi lang thang tìm chỗ ngủ nữa. Giờ đây, họ có thể nô đùa dù căn nhà có hơi chật chội nhưng đủ để che nắng che mưa là hạnh phúc lắm rồi.

Mồng một tết, ông lão ngồi trên ống cống nhìn bầu trời trong xanh cùng với những đám mây lảng vảng trên bầu trời. Ông mỉm cười rạng rỡ và cảm ơn ông trời đã đem đến cho ông một đứa con thật tuyệt vời làm sao.

Đoàng..

Cậu bé chợt tỉnh dậy thở hồng hộc. Thì ra là đang mơ, cậu đưa mắt nhìn ra ngoài đường, bỗng một thứ gì đó nhớp nháp và dinh dính màu đỏ chảy xuống từ trên thành ống cống nhỏ giọt và bốc lên một mùi tanh tanh đến ớn lạnh.

Cậu bé phóng ra ngoài, đôi mắt cậu trợn tròn lên nhìn cảnh tượng trước mắt.

Sau ngày ấy, cậu bé mất luôn người ông thân thương của mình. Người đã trao cho cậu một niềm hạnh phúc, người đã cho cậu biết gia đình là như thế nào, người dạy cậu học, dạy võ cho cậu, dạy những kiến thức đang ra một đứa trẻ phải được nhận, người luôn quan tâm, chia sẻ những nỗi niềm, nỗi đau. Người đã giúp cậu có một cuộc sống như những người bình thường ngoài kia và thêm vào đó là hai từ "Cha mẹ" mà ông đã dạy một cách chân thành.

Kể từ đó, cậu bé vẫn tiếp tục lang thang làm việc kiếm tiền nhưng lương rất ít chỉ được hai mươi nghìn đồng một ngày. Cậu bé đã nhận ra mình bị phân biệt đối xử nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng để kiếm tiền nuôi sống bản thân.

Một ngày cậu bé gặp được một người bạn hơi mập. Cậu bạn rất tình cảm và biết sẻ chia đó là Tèo, cậu ta lấy số tiền mình dành dụm được mua cho cậu một chiếc áo hoodie cho qua một mùa đông lạnh lẽo. Đã có biết bao lần, cậu Tèo đã năn nỉ ba mẹ cho cậu ở chung với gia đình mình nhưng khổ nỗi là ba mẹ cậu liền mắng chửi ngay.

Thỉnh thoảng, cậu mập hay lấy cơm cùng với vài miếng thịt đi đến bãi đất trống đưa cho cậu ăn. Ngoài ra, cậu mập còn đem những quyển sách trinh thám cho cậu đọc, hay thật, cậu ta cũng thích đọc sách như mình, thậm chí là quên ăn luôn vì sách. Cậu từng chia sẻ cho cậu Tèo biết là cậu mang một nỗi hận thù sâu sắc trong lòng vì một kẻ nào đó đã sát hại ông của mình nhưng trải qua nhiều năm cậu vẫn không tìm ra và cảnh sát cũng thế.

Sau khi nghe xong câu chuyện của thằng Trung. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi có ba mẹ ở bên, còn nó phải cật lực làm việc từ nhỏ. Nghĩ lại càng cảm thấy mình thật nực cười làm sao! Nhưng kẻ sát hại ông của thằng Trung và kẻ vừa mới ra tay với thằng Tèo. Liệu cả hai người này có liên quan gì đến nhau hay không?