Chương 9: Thâm cung bí sử.
Cảnh Thịnh của hiện tại lại khác xa lúc trước, với vẻ điềm tĩnh, ánh mắt sáng tràn đầy trí tuệ, khí độ ung dung tự tin giống như là một người trưởng thành. Sự thay đổi của Cảnh Thịnh khiến cho trong lòng Lê Văn Hưng cứ cảm thấy vừa ngạc nhiên vừa quái lạ không thôi.
Cảnh Thịnh không để cho Lê Văn Hưng suy nghĩ nhiều, bước nhanh tới, dùng đôi tay nhỏ bé đỡ lấy hắn, ân cần nói:
-Đại đô đốc đã chịu nhiều oan ức rồi!
Chỉ một câu nói này của Cảnh Thịnh thôi cũng đã gột rửa đi phần lớn nỗi uẩn ức kiềm chế bấy lâu ở trong lòng hắn. Sau đó, Cảnh Thịnh dùng một thái độ thành khẩn nói ra:
-Để cho Đại đô đốc phải chịu oan ức ở trong Thiên Lao bấy lâu cũng là bởi vì gian thần lộng quyền thế lớn. Hôm nay, nhờ sự trợ giúp của Bùi Thái Hậu, trẫm đã có cơ hội xoay chuyển tình thế, trẫm muốn trừ bỏ gian tặc, một lần nữa trọng trấn triều cương, tiến quân phương Nam đánh tan giặc giã, khôi phục thái bình, cho thiên hạ ấm no.
Hắn tạm dừng một chút, hít sâu một hơi, đột nhiên quyết liệt nói:
-Xã tắc lâm nguy, chính là lúc những trọng thần như khanh ra sức vì nước, Trẫm muốn hỏi rằng nhiệt huyết của Đại đô đốc có còn đó chăng? Thất Hổ Tướng có còn đó chăng?
Lúc Cảnh Thịnh hỏi xong, gió chẳng biết từ đâu bỗng dưng xuất hiện, đột ngột thổi ào vào căn phòng khiến cho ánh nến trên bệ thờ bỗng chốc như bùng cháy lên mạnh mẽ, làm cho căn phòng càng thêm sáng rực.
Dưới khói nhang mờ ảo, Lê Văn Hưng nhìn Cảnh Thịnh, lại nhìn về phía bức tranh Quang Trung Hoàng Đế treo ở trên cao, lúc này, y cảm thấy bức tranh bỗng chốc lung lay như sống dậy, đôi mắt của bức tranh như đang nhìn chằm chằm vào y, chờ đợi câu trả lời.
Trong bất tri bất giác, Lê Văn Hưng liền nhớ đến trận đánh đại phá quân Thanh vào dịp tết Mậu Thân. Năm ấy, Quang Trung Hoàng Đế cũng đã từng dùng một tư thái hào hùng cất tiếng hỏi ba quân với một khí thế còn hơn như thế, khi đó cả trăm vạn đại quân đồng thanh trả lời như một, âm thanh vang dội như tiếng sấm động muốn rung chuyển đất trời, tịch quyển thiên hạ.
Đại quân trùng trùng điệp điệp theo sau vó ngựa của vua Quang Trung tiến lên không hề sợ hãi, mỗi một người lính đều đem dâng hiến tính mệnh nhỏ bé của mình cho non sông tươi đẹp, đốt cháy lòng nhiệt huyết khiến cho nó rực rỡ như một bông hoa đào đỏ tươi, nở rộ trong gió xuân.
-Thần ở đây, vì bệ hạ, vì giang sơn xã tắc cho dù có chảy máu đầu rơi cũng không chối từ!
Lê Văn Hưng bỗng chốc quỳ xuống, máu nóng trong người lại một lần nữa sục sôi, khóe mắt y không hiểu tại sao lại cảm thấy cay cay. Lần gặp mặt Cảnh Thịnh này đã khiến cho Lê Văn Hưng thêm một lần nữa sống lại nhiệt huyết.
Lê Văn Hưng nhìn lại Cảnh Thịnh bây giờ, chỉ thấy nhà vua càng ngày càng trầm ổn, khí thế nội liễm, mặc dù chỉ là một đứa bé mười hai tuổi nhưng lại đã có tư thái của bậc quân vương, hơn nữa sau khi biết được Cảnh Thịnh chính là người bày ra mưu kế qua mắt Bùi Đắc Tuyên để cứu mình, trong lòng Lê Văn Hưng lại càng kinh sợ như gặp được thiên nhân, hắn càng thêm tin thêm mong chờ được thâý nhà Tây Sơn vực dậy trong tương lai.
Cảnh Thịnh thấy y đã quy tâm, hơn nữa lại là người có lòng trung thành, có thể tin cậy được, nên mới lấy ra hai tờ mật chiếu mà hắn đã chuẩn bị sẵn, trầm giọng nói:
-Rất tốt, bây giờ Trẫm có chuyện giao cho khanh cần làm ngay. Khanh hãy cầm lấy hai tờ mật chỉ này, một tờ giao cho Trần Văn Kỷ, một tờ khác giao cho Thái úy Phạm Công Hưng và Đại đô đốc Tả vệ quân Võ Đình Tú, nếu nói về máu mủ, Thái úy Phạm Công Hưng thật ra mới là cậu ruột của Trẫm, ngày mà Trần Quang Diệu lãnh binh rời kinh chính là thời cơ cho chúng ta hành động, tất cả hành động phải thật nhanh chuẩn giống như một cơn gió mạnh quét lá thu.
-Thần tuân chỉ!
Lê Văn Hưng cung kính đón lấy tờ mật chỉ, sau đó dập đầu lui ra.
Sau khi Lê Văn Hưng rời đi, Cảnh Thịnh chỉ còn lại một mình, hắn cũng không vội trở về tẩm cung nghỉ ngơi mà đi tới đi lui ngẩn người suy nghĩ, hắn muốn thôi diễn lại một lần nữa một cách tỉ mỉ từ đầu đến cuối toàn bộ cái kế hoạch mà hắn đã khổ tâm bố trí, xem xem còn có sơ sót nào ngoài tầm khống chế hay không, kẻ trí giả trước phải tính bại sau mới tính thắng nếu không thì chắc chắn sẽ thất bại ngay từ lúc lên kế hoạch, ngoài ra nếu như kế hoạch này thành công hắn cũng muốn tính toán thêm bước tiếp theo cần phải làm như thế nào mới có thể khống chế được đại cuộc, mới có thể khiến cho các trọng thần đó hoàn toàn bị thu phục. Đạo làm Vua khó ở chỗ phải biết thuật trung dung, gian thần và trung thần cũng giống như là hai thái cực âm dương đối lập không thể thiếu một bên nào, có những việc trung thần không dám làm mà gian thần dám làm và ngược lại, một vị vua giỏi là phải biết "vật tất kỳ dụng" và không được để cho bên nào lấn át triều đình bởi vì " trung thần thế lớn thì thành quyền thần, gian thần thế lớn thì thành lộng thần."
Lúc Cảnh Thịnh dời bước về tẩm cung thì sắc trời cũng đã tương đối muộn, lúc hắn bước ra cửa lớn liền trông thấy ở trước sân có một người cung nữ đang chậm rãi quét lá tre rơi rụng, người cung nữ này tuy quần áo giản đơn mộc mạc nhưng vẫn lộ ra vẻ ung dung quý phái, rõ ràng trước kia chính là con nhà giàu có, tiểu thư khuê các.
-Bệ hạ vạn tuế!
Lúc nàng nhìn thấy Cảnh Thịnh, tuy có hơi bất ngờ nhưng cũng không mất vẻ điềm tĩnh, rất là đúng mực thi lễ.
-Cô là ai?
Cảnh Thịnh lấy làm lạ hỏi, người cung nữ này ở độ tuổi trung niên, nếu mà mẹ hắn bà Chánh Cung Hoàng Hậu Phạm Thị Liên còn sống thì hai người tuổi tác cũng tương đương, những người trông coi Tông Miếu ở đây hắn đều nắm rõ lai lịch rất kỹ nhưng mà người cung nữ này đột nhiên xuất hiện liền khiến cho hắn cảm thấy bất ngờ vô cùng, bởi vì khuôn mặt của nàng rất xa lạ.
-Bẩm bệ hạ, nàng chính là Ẩn Phi, mẹ của Khanh công Nguyễn Quang Thùy!
Người cung nữ cắn môi chưa kịp lên tiếng thì Hòa công công đã tiến lên nói nhỏ vào tai Cảnh Thịnh.
-Ẩn Phi? Không phải nàng đ·ã c·hết rồi sao?
Cảnh Thịnh ngạc nhiên hỏi, hắn hỏi thế cũng không có gì là sai bởi vì bề ngoài mọi người chỉ biết Khanh công Nguyễn Quang Thùy chính là anh cả của hắn, mà không ai biết được mẹ của Nguyễn Quang Thùy chỉ là một nàng hầu trong cung cấm do một lần Quang Trung say rượu hạnh sủng mà sinh ra hơn nữa người anh cả này còn có một hành động vĩ đại đó là chủ động nhường ra ngôi Thái Tử cho hắn.
Nói đến chuyện này, đây cũng là một trong bí sử chốn hậu cung của Quang Trung Hoàng Đế, vốn là Quang Trung sau khi tỉnh rượu cũng quên mất việc này bởi vì lúc bấy giờ có nhiều việc quân khẩn cấp hơn mà ông phải quan tâm, nhà Tây Sơn đang phải cùng lúc đối mặt với nhiều nguy cơ và nhiều kẻ địch có tính uy h·iếp nghiêm trọng, nhưng thật không ngờ chỉ có một đêm đó mà nàng hầu đã mang thai.
Thuở bấy giờ các cuộc hôn nhân của Quang Trung đều mang tính chính trị rất cao, Chánh cung Hoàng Hậu Phạm Thị Liên chưa có con trai, Quang Trung chưa lập Thái Tử cho nên sự cạnh tranh giữa các bà vợ khá là quyết liệt mà những phi tần và hoàng hậu đó đều có những thế lực rất lớn đứng phía sau lưng chống đỡ, một nàng hầu không quyền không thế lại mang cốt nhục của Hoàng Đế nếu là sinh ra con trai và được sắc phong thì tất sẽ là mối uy h·iếp to lớn đến những người vợ khác, nếu để cho bọn họ phát hiện ra thì nàng cùng cái thai trong bụng của nàng chỉ có một con đường c·hết. Cũng còn may, chuyện của nàng với vua Quang Trung lúc ban đầu chỉ có một mình mẹ của Cảnh Thịnh bà Chánh cung Hoàng Hậu Phạm Thị Liên biết được, Phạm Thị Liên lại là một người có tấm lòng nhân hậu, thành tâm nghiên tu phật pháp, bà không đành lòng nhìn hai mẹ con nàng c·hết nên đã đứng ra bảo vệ mẹ con nàng, nhận Nguyễn Quang Thùy làm con nuôi còn mẹ của Nguyễn Quang Thùy thì được Chánh cung Hoàng Hậu Phạm Thị Liên sai bảo Hòa công công đưa vào trong Tông Miếu an phận thủ thường mai danh ẩn tích cho đến nay về sau khi Chánh cung Hoàng Hậu Phạm Thị Liên sinh ra Cảnh Thịnh chấm dứt nội đấu tranh giành ngôi Thái Tử chốn hậu cung thì mọi chuyện mới qua đi và mặc dù mẹ của Nguyễn Quang Thùy không được sắc phong chính thức nhưng những người biết đến nàng thường gọi mẹ của Nguyễn Quang Thùy với biệt danh là Ẩn Phi để thay thế cho tên thật. Chuyện của mẹ con Nguyễn Quang Thùy là một vấn đề rất n·hạy c·ảm nên trong cung rất hiếm người nhắc tới, theo thời gian dài qua đi cũng dần chìm vào quên lãng, trở thành một đoạn thâm cung bí sử.
Hổ phụ thì vô khuyển tử, Khanh công Nguyễn Quang Thùy đích thật là người có tài hoa, lập được nhiều công lao hãn mã, được Quang Trung tin tưởng phong cho chức Tiết chế Thủy Bộ Bắc Hà, có một lần Nguyễn Quang Thùy còn đóng giả Quang Trung để đi sứ bên nhà Thanh. Tài năng như vậy, công lao như vậy nhưng trong sử sách Khanh công Nguyễn Quang Thùy lại hết sức trung thành với Cảnh Thịnh có lẽ là vì cảm cái ơn của bà Chánh cung Hoàng Hậu Phạm Thị Liên vì đã cứu giúp hai mẹ con mình năm xưa, ông không hề oán hận vì mình không trở thành Thái Tử mà ngược lại lúc nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Quang Thùy vẫn ở bên cạnh bảo vệ Cảnh Thịnh cho đến c·hết, c·ái c·hết của ông vô cùng thê lương và bất lực nhưng tấm lòng son của ông vẫn sáng mãi muôn đời.
Cảnh Thịnh nghe Hòa công công nói xong trong lòng liền sáng rõ, gật đầu với Ẩn Phi rồi rời đi, hắn không muốn vì chút tính hiếu kỳ của mình mà đường đột phá vỡ đi sự yên tĩnh của nàng bấy lâu, đối với Ẩn Phi hắn chỉ cảm thấy thương tiếc cho một kiếp người không may mắn mà thôi, còn đối với người anh cả Nguyễn Quang Thùy thì trong tương lai hắn tất có trọng dụng khác, coi như là thay mặt Quang Trung Hoàng Đế bù đắp lại cho hai mẹ con nàng một chút.