Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 27: Lựa chọn của Cảnh Thịnh




Chương 27: Lựa chọn của Cảnh Thịnh

Hôm nay bầu trời trong xanh không một gợn mây, bây giờ đã là chính ngọ, mặt trời lên cao treo hẳn giữa trời rải ánh nắng sáng sủa tràn ngập khắp nơi, ngôi đình mà mọi người tụ họp ở vào giữa một chiếc hồ sen rộng lớn, xung quanh bông sen nở rộ, nhuộm cả mặt hồ thành một màu hồng thắm, mỗi khi có cơn gió thổi qua, cánh sen đón gió lay động, hàng ngàn đóa sen dập dềnh như sóng tạo nên kỳ cảnh làm say đắm lòng người.

Lúc đầu, Cảnh Thịnh vốn dự định chỉ gặp mặt bàn chuyện riêng với hai người là Đại đô đốc Trần Quang Diệu và Thái Úy Phạm Công Hưng sau khi buổi chầu sáng kết thúc, nhưng suy đi nghĩ lại cuối cùng vẫn dứt khoát một lần tập trung sáu vị Cố Mệnh Đại Thần lại cùng với nhau.

Sáu vị Cố Mệnh Đại Thần gặp nhau nơi Vườn Ngự Uyển, ai ai cũng cảm thấy hết sức bất ngờ lẫn tò mò trong lòng bởi vì không biết Cảnh Thịnh muốn tuyên bố điều gì quan trọng, chỉ có Binh bộ thượng thư - Ngô Thì Nhậm là có vẻ hơi đoán ra được, trong lòng hắn cũng cảm thấy có chút mong đợi vào quyết định của Cảnh Thịnh, không biết nhà vua sẽ chọn lựa sách lược nào.

-Bệ hạ đến!

Không để các vị đại thần chờ đợi lâu, sau một tiếng thái giám hô vang báo hiệu, Cảnh Thịnh nhanh chóng xuất hiện. Người thiếu niên mới mười hai tuổi, anh tư bừng sáng, thân thể cao gầy, có thể khiến người tán thưởng tuấn mỹ thiếu niên lang, chỉ có điều ở giữa đôi chân mày luôn ẩn hiện nét sầu lo không hợp với tuổi khiến cho khuôn mặt non nớt có biểu hiện già dặn trước tuổi trông cứ kỳ quái thế nào.

-Chúng thần bái kiến bệ hạ! Bệ hạ vạn tuế!

Các vị đại thần trông thấy nhà vua đến thì vội vàng tiến lên thi lễ quân thần.

-Các vị ái khanh miễn lễ!

Cảnh Thịnh nhẹ giọng nói, sau đó ngồi vào vị trí chủ vị của bàn tiệc, gật đầu ra hiệu cho mọi người mau chóng ngồi vào bàn. Sáu vị Cố Mệnh Đại Thần chia làm hai bên văn võ ngồi vào chỗ. Cung nữ xuyên toa tới lui bắt đầu phục vụ mở món ăn, rót rượu nồng, Cảnh Thịnh cười nói, bảo mọi người không nên gấp gáp mà hãy cùng nhau dùng bữa trước tiên, buổi chầu kéo dài cả buổi sáng khiến cho ai cũng đói bụng, có thực mới vực được đạo, đạo lý này hắn hiểu rất rõ.



Qua một khoảng thời gian, nhìn thấy mọi người lúc này đã no đủ tinh thần, Cảnh Thịnh bắt đầu mở lời:

-Hôm nay, trẫm triệu tập các vị trọng thần đến đây là muốn nói rõ và cùng bàn bạc những quyết sách quan trọng cho phương hướng phát triển tiếp theo của nhà Tây Sơn.

Các vị đại thần nghe Cảnh Thịnh mở lời biết là hắn sắp nói chuyện quan trọng, tất cả đều tập trung mười hai phần tinh thần, thẳng lưng ưỡn ngực như sợ bỏ sót điều gì:

-Chúng thần xin lắng nghe thánh dụ!

Cảnh Thịnh gật đầu, sau khi tổ chức ngôn từ một thoáng liền bắt đầu êm tai nói:

-Các khanh cũng biết, tiên hoàng đột ngột mất sớm, mấy năm qua gian thần thừa cơ lộng hành khiến cho triều chính r·ối l·oạn, rất nhiều trung thần tài giỏi đã bị gian thần g·iết hại khiến cho lòng người bàng hoàng tản mát, triều đình thiếu người quản lý, tham quan ô lại thừa dịp mọc lên như nấm khiến cho dân chúng cực khổ oán than, sản xuất đình trệ, quốc khố bị đục khoét gần như trống rỗng mà quốc khố trống rỗng sẽ khiến cho sự vận hành của triều đình bị tắc nghẽn, q·uân đ·ội thiếu lương không thể bảo vệ đất nước, quốc khố tràn đầy chính là gốc rễ của quốc gia vậy. Phía nam, giặc Nguyễn đã thành thế lớn lại có sự viện trợ của người Pháp, đồng minh Chân Lạp khiến cho sự chênh lệch giữa quân Nguyễn và quân ta được rút ngắn, thậm chí quân Nguyễn có phần nổi trội về mặt v·ũ k·hí.

Tạm dừng một chút, Cảnh Thịnh lại nói tiếp:

-Mặt khác quân Nguyễn chiếm cứ Gia Định, là kho lúa tự nhiên, mấy năm vừa qua liên tiếp được mùa lớn, dựa vào thành cao kiên cố hoàn toàn có thể tiêu hao chiến lâu dài với quân ta, nếu chúng ta không thay đổi sách lược đối phó quân Nguyễn mà cứ cứng đối cứng thì chắc chắn sẽ thiệt hại lớn tạo điều kiện cho quân Nguyễn thừa cơ cắn ngược. Trẫm không muốn vì nhất thời mà ôm hận thiên thu, cho nên sau nhiều lần suy nghĩ cân nhắc và được Ngô Thượng Thư dâng lương sách, trẫm đã có quyết định.



Cảnh Thịnh nói đến đây liền hoãn một hơi, liếc nhìn sáu vị trọng thần, thấy sắc mặt người nào cũng ngưng trọng, bởi vì ngồi đây đều là những đại thần trụ cột của nhà Tây Sơn, người nào cũng có tài hoa hơn người, người nào cũng là người tinh minh, Cảnh Thịnh chỉ cần điểm sơ những khó khăn thật tế của nhà Tây Sơn bây giờ thì sáu vị trọng thần đã hiểu rõ, người thông minh có một đặc điểm đó là năng lực cá nhân tiếp thu mọi việc rất mạnh.

Thấy mọi người đều ngưng thần chờ đợi, hắn tiếp tục:

-Xưa nay "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" trẫm quyết định trước tìm cách tạm thời đình chiến với Nguyễn Ánh, tập trung vào củng cố triều chính, diệt trừ t·ham ô·, phát triển sản xuất, tăng cường quốc khố, cải thiện q·uân đ·ội sau đó mới lựa thời cơ tiêu diệt nhà Nguyễn.

Mọi người nghe xong quyết định của Cảnh Thịnh liền có nhiều biểu hiện khác nhau, phần lớn đều tỏ vẻ ngạc nhiên, riêng Ngô Thì Nhậm thì mỉm cười vui mừng, nhà vua đã chọn thượng sách chính là hợp ý hắn.

Trần Quang Diệu trầm mặc nữa ngày không nói, là một vị tướng văn võ toàn tài, những điều Cảnh Thịnh nói y đều thấy đúng cả, có điều theo Trần Quang Diệu thì sự tồn tại của quân Nguyễn giống như là một cái u nhọt cần phải quyết đoán cắt bỏ ngay lập tức nếu không nó sẽ lan rộng thành d·ịch b·ệnh, điều Cảnh Thịnh muốn làm là đi chắc từng bước một, trước lớn mạnh quốc lực sau mới trừ bỏ ngoại địch, quá trình này cần một thời gian khá dài đồng thời cũng là tạo điều kiện cho quân địch phát triển.

Trần Quang Diệu nghĩ, nếu là Tây Sơn muốn tiêu diệt nhà Nguyễn, không cần chờ đợi rắc rối như vậy, nếu là cho ra hy sinh đủ nhiều, lấy sinh mạng tướng sĩ đi lấp, tổng động viên ba mươi vạn quân thủy bộ giao cho y thống lãnh xuất chinh thì có thể đạt đến một lần lao lực mà suốt đời nhàn nhã, càng huống hồ nếu như Cảnh Thịnh ở vào vị thế yếu thế đến đình chiến với Nguyễn Ánh thì nhà Nguyễn sẽ nhân cơ hội làm khó dễ đủ kiểu từ đó gây ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu của các tướng lĩnh Tây Sơn.

Nghĩ như vậy, Trần Quang Diệu bèn đứng lên trình bày những luận điểm của mình, dẫn tới sự đồng tình của Thái Úy Phạm Công Hưng và Đại đô đốc Vũ Văn Dũng. Tất cả ba người bọn họ đều xin Cảnh Thịnh làm ra hy sinh, cho phép xuất binh một lần nhất cử diệt đi Nguyễn Ánh.

-Các vị Đại đô đốc, các vị Thượng thư xin nghe Kỷ tôi một lời!

Tru·ng t·hư lệnh Trần Văn Kỷ vốn im lặng nãy giờ lên tiếng.

Cảnh Thịnh hứng thú nhìn về phía gã, trong ánh mắt tràn ngập sự mong đợi, không biết người từng được mệnh danh là túi khôn của tiên đế, đã từng nắm giữ Cơ Mật Viện sẽ cho ra ý kiến như thế nào.



Trần Văn Kỷ đứng dậy thi lễ quân thần với Cảnh Thịnh sau đó nói:

- Bẩm bệ hạ! Theo ý kiến của thần, thần không tán thành ý kiến của Đại đô đốc Trần Quang Diệu. Xin hỏi Đại đô đốc, thời gian trước đây, ngài đã từng nhiều lần mang binh đi đánh Diên Khánh nhưng mỗi lần đều không công mà quay về, ngài nắm rất rõ thực lực hiện tại của quân Nguyễn vậy nếu như ba mươi vạn quân Tây Sơn xuất chinh thì sẽ có bao nhiêu người có thể còn sống sót trở về? Lại cần phải mất thời gian bao lâu mới có thể triệt để đánh bại quân Nguyễn chiếm lấy Gia Định?

Trần Quang Diệu nghe Trần Văn Kỷ đặt câu hỏi, hơi suy nghĩ một chút liền cho ra câu trả lời:

-Ba mươi vạn quân xuất chinh có thể còn sống trở về đại khái khoảng chừng chỉ có một phần ba đi, nếu triều đình đảm bảo cung ứng quân lương đầy đủ thì cần nửa năm mới chiếm được Gia Định, một năm mới thu phục xong tất cả đất đai đã bị mất.

Trần Văn Kỷ đạt được câu trả lời thật lòng của Trần Quang Diệu liền tiếp tục:

-Cám ơn Đại đô đốc đã thành thật trả lời! Hiện tại triều đình chỉ còn ba mươi vạn quân trấn giữ Bắc Hà phòng giữ nhà Thanh, mười vạn quân trấn giữ Quy Nhơn đối kháng quân Nguyễn, mười lăm vạn quân trấn thủ kinh thành, nếu như cầm sinh mệnh hai mươi vạn quân đi chồng cho chiến thắng quân Nguyễn lỡ như nhà Thanh hay Chân Lạp lại khởi binh xâm chiếm thì chúng ta lấy gì chống lại? Càng huống chi quốc khố đã trống rỗng, chi phí duy trì sự vận hành của triều đình hiện tại đã là giựt gấu vá vai thì làm sao có thể đảm bảo quân lương cho tiền tuyến tác chiến? Trong trường hợp chúng ta chiến thắng quân Nguyễn, thì triều đình làm sao an trí cho gia đình những binh lính đã hy sinh? Cũng không thể cố tình lơ là bọn họ đi, làm cho tâm can tướng sĩ rét lạnh, thế thì lấy ai chiến đấu giữ gìn giang sơn? Nếu như tăng thuế má để điền đầy quốc khố thì dân chúng làm sao mà chịu nổi? Đại đô đốc đã quên rồi ư, năm xưa tiên đế vì sao mà phấn khởi nổi dậy chống lại Trịnh - Nguyễn? Gốc rễ nhà Tây Sơn của chúng ta là ở đâu?

Trần Văn Kỷ nói xong câu cuối cùng liền lui về chỗ ngồi.

Trần Quang Diệu cũng không tức giận vì những phản bác của Trần Văn Kỷ, y chỉ mở miệng hỏi tiếp:

-Như vậy, theo ý của Tru·ng t·hư lệnh thì chúng ta phải làm sao mới có thể khiến cho quân Nguyễn chủ động ngưng chiến? Võ Tánh hiện đang tụ quân, mài đao xoèn xoẹt ở Diên Khánh, bất cứ lúc nào cũng có thể toàn diện tiến đánh Quy Nhơn.

Trần Văn Kỷ trầm mặc, những người khác cũng nhíu mày không lên tiếng, đây thực sự là một câu hỏi khó, nhà Tây Sơn có thể đồng ý ngưng chiến nhưng quân Nguyễn chưa chắc muốn thế, bọn chúng đang thế mạnh đồng thời bên cạnh Nguyễn Ánh cũng có người tài giỏi có thể thấy được bất lợi của quân Nguyễn khi tạm thời ngưng chiến với ta.