Chương 22: Tinh thần Tây Sơn
Thành Diên Khánh - Dinh Bình tây tướng quân.
Trong thư phòng, lúc này, Võ Tánh đang đứng chắp hai tay sau lưng, chăm chú quan sát nghiền ngẫm tấm bản đồ vẽ vùng Diên Khánh và Quy Nhơn được treo ở phía trên chiếc giá cao đối diện, y muốn tìm ra ý đồ thực sự của quân Tây Sơn trong những ngày qua. Là đối thủ cũ của nhau, đã từng giao phong nhiều trận trên chiến trường cho nên Võ Tánh hiểu rất rõ tài điều binh khiển tướng của Trần Quang Diệu, có đôi khi ở trên đời này người tri âm tri kỷ nhất của mình không phải là người thân nhất bên cạnh mình mà lại chính là kẻ thù của mình.
Đương lúc Võ Tánh còn đang suy tư thì Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh từ bên ngoài bước vào trong phòng, y là con trai cả của Nguyễn Ánh mặc dù tuổi còn trẻ nhưng lại rất có tài văn thao võ lược, nổi bật trong thế hệ trẻ tuổi, chỉ cần thêm chút kinh nghiệm của năm tháng mài giũa là có thể trưởng thành một bậc danh tướng đương thời, có điều người ta thường nói "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" Nguyễn Phúc Cảnh do sớm nổi bật hơn người nên không tránh được có chút tự phụ và sự nôn nóng của tuổi trẻ, y thấy Võ Tánh suốt ngày cứ sợ bóng sợ gió quân Tây Sơn thì chịu không được mà đến góp lời:
-Võ Tánh Tướng Quân, ta thấy Quân Tây Sơn vây thành bấy lâu nay mà không đánh, ắt hẳn sĩ khí lúc này đã xuống thấp vô cùng, cớ sao tướng quân không nhân cơ hội này ban đêm xuất binh tập kích trại giặc, đánh cho chúng tơi bời?
Võ Tánh lắc đầu:
-Trần Quang Diệu là một soái tài của quân Tây Sơn, thần nhiều lần giao phong với y nên hiểu y rất rõ, người này phong cách hành động trước sau như một luôn luôn cầu một chữ "ổn" không cầu thắng trước cầu ổn cho nên nếu không dồn y đến đường cùng thì rất khó triệt để đánh bại y, hôm qua thần đứng trên đài cao nhìn xuống quan sát doanh trại của quân Tây Sơn thì thấy Trần Quang Diệu lập trại là song trại, trong trại có trại dựa theo cửu cung bát quái nếu như quân ta tập kích xông bừa vào thì rất dễ bị quân Tây Sơn vây ngược lại mà diệt. Bệ hạ đã có thánh lệnh thành Diên Khánh là cứ điểm quan trọng quyết không thể để mất vì vậy chúng ta không thể khinh địch mà mạo hiểm.
Nguyễn Phúc Cảnh nghe vậy nhưng trong lòng không cho là đúng, binh pháp có nói tam tiết trống vừa ra là có thể biết địch mạnh yếu.
Tiết thứ nhất kích thích sĩ khí, tiết thứ hai sĩ khí chính thịnh, tiết thứ ba sĩ khí cũng bởi vì chính thịnh mà suy.
Nay quân Tây Sơn vây thành đã lâu, thời kỳ chính thịnh đã qua chính là lúc sĩ khí suy kiệt, không nhân lúc này mà nhất cử một trận đánh bại quân Tây Sơn thì còn đợi lúc nào. Trong lòng mặc dù bất mãn nhưng Nguyễn Phúc Cảnh thấy ý Võ Tánh đã quyết cũng không tiện phản đối huống chi y mới được Nguyễn Ánh gia phong Thái Tử chưa lâu, địa vị còn chưa củng cố vững chắc, các hoàng tử khác vẫn còn đang lăm le ngôi vị của y như hổ dòm mồi, không đáng vì chuyện nhỏ mà v·a c·hạm với Võ Tánh, một trong những tướng lĩnh mà Nguyễn Ánh rất coi trọng. Chính lúc này, đột nhiên có binh lính chạy vào bẩm báo:
-Bẩm tướng quân, quân Tây Sơn đã rút lui!
Võ Tánh cùng Nguyễn Phúc Cảnh liếc nhìn nhau sau đó vội vàng đi lên thành lâu quan sát, phía bên ngoài quân Tây Sơn đã rút lui từ lúc nào để lại rất nhiều khói bếp để nghi binh, dường như là đi rất vội vã ngay cả lều trại cũng không thèm thu lại. Nguyễn Phúc Cảnh hưng phấn ma quyền sát chưởng nói:
-Võ Tánh tướng quân, ngài lập tức cho ta điểm năm ngàn tinh binh ta đuổi theo g·iết bọn chúng một trận hoa rơi nước chảy!
Võ Tánh vẫn kiên trì lắc đầu:
-Không được, Thái Tử thân thể vàng ngọc thần không thể để cho ngài mạo hiểm huống chi mục đích cuối cùng của chúng ta là bảo vệ được thành Diên Khánh, nay mục đích đã đạt được thì không cớ chi phải làm phát sinh những chuyện khác nhỡ đâu rơi vào kế dụ địch của giặc thì nguy to.
Nguyễn Phúc Cảnh thấy Võ Tánh như thế cho là y nhát gan nhưng mà không có lệnh của Võ Tánh thì y không thể nào lãnh binh được, cuối cùng chỉ đành mang theo tâm tình hậm hực hồi phủ, đến chiều hôm ấy thám báo liên tục hồi tin là quân Tây Sơn của Trần Quang Diệu đã rút hẳn một mạch về kinh thành Phú Xuân, đến lúc này trong lòng y chỉ biết im lặng một trận chẳng biết nói gì, lát sau y quay sang quát bảo thân binh:
-Đi! Lập tức truyền tin về Gia Định, Trần Quang Diệu gấp gáp triệt binh hồi kinh như thế thì ắt hẳn trong nội bộ quân Tây Sơn đang r·ối l·oạn đây cũng là một cơ hội hiếm có.
Trần Quang Diệu cùng Bùi Thị Xuân sau khi rời đất Diên Khánh thì không dám chậm trễ ngày đêm đôn đốc binh lính gấp rút hành quân, ở bốn ngày sau đó về đến kinh thành Phú Xuân. Trần Quang Diệu thấy quân Bắc Hà đã đóng giữ bờ bắc sông hương liền hạ lệnh cho đại quân đóng trại ở bờ nam sông Hương án binh bất động tạo thế giằng co. Đứng ở trong doanh trại trông về phía bờ bắc có thể thấy được từng dãy tinh kỳ phấp phới, trại lính nối tiếp kéo dài liên miên, ánh mắt Trần Quang Diệu lấp lóe không biết là đang suy nghĩ đến điều gì.
Vũ Văn Dũng thấy Trần Quang Diệu xuất hiện bèn ra trước trại quát lớn:
-Trần Quang Diệu to gan, dám tự ý điều binh hồi kinh lại không vào hoàng cung bái kiến bệ hạ, phải bị tội gì?
Trần Quang Diệu không kiêng nể đáp trả:
-Vũ Văn Dũng, ông không trấn thủ Bắc Hà lại kéo binh về kinh là có ý gì? Bệ hạ ở đâu? Phải chăng bệ hạ đã bị ông giam giữ mau mau thả người nếu không tôi sẽ không khách khí!
Vũ Văn Dũng tức giận:
-Ngươi...!
Đúng lúc này đột nhiên có tiếng trống trận dồn dập nổi lên khiến cho hai bên một phen hoảng hốt giật mình, lúc định thần nhìn lại liền thấy có một con thuyền rồng từ phía bờ bắc sông Hương lướt về phía quân trại của Trần Quang Diệu. Trên nóc thuyền treo một lá cờ lớn, lá cờ thêu chữ vàng của Quang Trung Hoàng Đế hay dùng lúc còn sống mỗi khi ra trận. Lúc này, Cảnh Thịnh một thân nai nịt gọn gàng đứng ở trên bong thuyền thẳng lưng ưỡn ngực chắp hai tay sau lưng đón gió sông lồng lộng thổi đến, phía sau lưng hắn đứng hầu hai bên trái phải lần lượt là Bùi Thị Nhạn, Ngô Thì Nhậm, lão Thái Úy Phạm Công Hưng cùng Thống lĩnh cấm vệ quân Đô đốc Trần Thái Minh.
Sông Hương xanh ngát một màu thiên thai, sóng sông dồn dập nổi lên xô đẩy vào nhau, từng đóa hoa sóng nở rộ, gió sông lồng lộng thổi mạnh, nhìn non sông như vẽ ý chí của Cảnh Thịnh như rộng lớn thêm ra, mỗi cái hít thở đều trở nên mạnh mẽ tựa như mang theo vô cùng lực lượng của núi sông phụ trợ, tăng lên hùng tâm tráng chí. Trên thuyền thiết kế mười chiếc trống lớn do mười lực sĩ to con gõ trống liên hồi, tiếng trống trận Quang Trung không ngừng vang lên dồn dập, ầm ầm sống dậy cả khúc sông, từng con sóng xô đập vào bờ như kích khởi vào lòng tướng sĩ Tây Sơn gợi lên ý chí hào hùng ẩn sâu bên trong mỗi con người.
Trần Quang Diệu thấy thuyền rồng lướt đến thì ngẩn người ra, y nhìn thấy lá cờ của Quang Trung Hoàng Đế tung bay phấp phới, bên tai nghe tiếng trống trận Quang Trung dồn dập mà thần thình xúc động, cứ ngỡ năm nào còn theo sau Nguyễn Huệ khí phách hào hùng lấy thân làm bút lấy nhiệt huyết làm màu tô điểm non sông.
Trần Quang Diệu đã từng hỏi qua Nguyễn Huệ vì cái gì mà phải bôn ba khổ cực, Nguyễn Huệ liền cười mà nói với y đơn giản là vì cho dân chúng mấy chữ "cơm no áo ấm" cũng chính vì một câu như vậy mà Trần Quang Diệu đã quyết theo Nguyễn Huệ không bỏ không rời.
Chiến tranh khổ, dân chúng khổ, nhà Tây Sơn xuất hiện cũng vì mục đích mang lại thái bình cho thiên hạ, Tây Sơn Tam Kiệt phấn đấu cũng vì muốn chấm dứt chiến loạn bấy lâu chỉ có điều khi đã nắm trong tay quyền lực quá lớn con người ta rất dễ đánh mất mình ở trong vinh hoa phú quý, trong ba người chỉ có Nguyễn Huệ vẫn giữ được sơ tâm, miệt mài vì muốn đem lại cho dân chúng bốn chữ "cơm no áo ấm" chỉ là trời cao đố kỵ anh tài. Tiếng trống kết thúc cũng là lúc thuyền rồng cập bến, Cảnh Thịnh một thân hoàng phục dẫn đầu bước xuống thuyền, đối mặt mười vạn tinh binh mà vẫn ung dung bình tĩnh, khí độ uy nghi, hắn không dẫn theo binh lính hộ vệ mà như cũ chỉ đem theo bốn người đi đến trước doanh trại, tiến thẳng vào cổng không hề nao núng. Đô đốc Trần Thái Minh dồn sức quát to:
-Thái hậu cùng Bệ hạ giá lâm!
Mười vạn tinh binh lúc này vẫn còn đang ngẩng đầu nhìn lá Hoàng Kỳ bay phấp phới, tinh thần vẫn còn chìm trong dư âm của tiếng trống trận Quang Trung, lúc nghe thấy tiếng Đô đốc Trần Thái Minh quát lớn liền không tự chủ được mà trong bất tri bất giác nhao nhao quỳ xuống tung hô vạn tuế, mười vạn tinh binh cùng hô vang, tiếng hô như muốn chấn động trời cao kinh động nước sông ầm ầm dậy sóng, mười vạn người đồng loạt vấn lễ tràng cảnh hoành tráng có thể tưởng tượng được. Cảnh Thịnh đảo mắt nhìn quanh cảm thấy rất là hài lòng bởi vì đây là hiệu quả hắn muốn thấy không uổng phí một phen dày công bố trí, ít ra cho đến lúc này hắn thấy được tinh thần Tây Sơn vẫn chưa phai nhòa, nhà Tây Sơn còn có thể cứu được.
Đứng bên bờ bắc sông hương, Vũ Văn Dũng cùng Trần Văn Kỷ nhìn thấy Cảnh Thịnh lấy thân ngự giá quân doanh mà tiếng lòng vô cùng căng thẳng, hai nắm tay cơ hồ vô thức xiết chặt lại, mãi cho đến khi nhìn thấy Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân cùng với mười vạn tinh binh quỳ xuống bái lạy Cảnh Thịnh thì mới tạm thời thả lỏng ra một chút. Giờ phút này, hình ảnh mà Cảnh Thịnh một mình đứng trước quân doanh nhận sự bái lạy của mười vạn người đã in sâu vào lòng ba quân tướng sĩ, sự dũng cảm chính là nền móng của quân Tây Sơn, Cảnh Thịnh đã nhận được sự tôn trọng của mọi người, hắn dồn khí đan điền hào tình vạn trượng thốt ra:
-Ba quân tướng sĩ bình thân!
Tiếng nói tràn đầy uy nghiêm theo gió lan ra rành mạch rót vào tai mỗi người.