Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 13: Trận chiến sông Tô




Đến ngày hẹn Thịnh cùng tùy tùng đến bến sông Tô Lịch đoạn gần cửa Bắc thành Thăng Long. Đến bến sông thấy có một con thuyền nhỏ chờ sẵn, do thuyền không lớn lên chỉ có Đô đốc Tuyết, Tá và Quang lên thuyền. Những người còn lại âm thầm đi bên bờ sông để giám sát.

Hôm nay Trịnh Nghi mặc một bộ áo trắng tha thướt nhìn càng thêm kiều mỵ, nàng cười nói.

- Hôm nay có vinh hạnh được hầu rượu công tử. Thiếp xin đàn một bản mời công tử thưởng thức.
Trịnh Nghi đánh đàn tỳ bà Thịnh không hiểu lắm về nhạc cổ nên cũng gật gù cho có mà thôi. Sau khi đàn xong Trịnh Nghi nói.

- Hôm nay nhân dịp ngày rằm trăng sáng liệu công tử có thể làm một bài thơ tặng thiếp được không.
Thịnh bối rối vì bình thường hắn cũng không hiểu lắm về thơ nhất là thơ cổ. Nhớ bài thơ về Trăng của Hà mặc Tử hắn đành ngâm bừa.

Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hòn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
— QUẢNG CÁO —

Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời

Hai bên nói chuyện rất vui vẻ, bỗng nhiên thấy gia đinh ở mũi thuyền hô lớn

- Thuyền nào đằng trước xin nhường đường. Đây là hoa thuyền của Trịnh Nghi cô nương.

Đột nhiên nghe ối một tiếng tên gia đinh rơi xuống nước, Đô đốc Tuyết rút kiếm và hét lên.

- Có thích khách công tử mau lui vào trong khoang thuyền.

Lúc này hai thuyền cách nhau khoảng bốn mét, mấy bóng người nhảy sang Quang dùng ám khí bút chì bắn vào đám người đang nhảy sang mấy tên đang đề khí thì ám khí bay tới buộc phải gạt ám khí hụt hơi rơi xuống nước hoặc trúng ám khí rơi xuống nước. Tuy nhiên vài tên võ công cao vẫn sang được thuyền. Thịnh vừa lui vào khoang thuyền có bảy tám bóng người nhảy sang thuyền bên này. Trên bờ đám Cẩm y vệ vội dùng súng trường bắn vào thuyền bên kia để áp chế không cho họ nhảy sang hoa thuyền. Tuy nhiên có mấy tên khinh công nhanh để nhảy sang bên này quấn lấy ba người bảo vệ Thịnh làm họ không dám nổ súng sợ trúng vào người đằng mình.

Một lão già cầm kiếm dáng vẻ là đầu lĩnh bỏ qua đám Đô đốc Tuyết nhảy vào khoang thuyền. Xuân Quang liều chết nhảy ra chặn đường nào ngờ đấu chưa đến mười hiệp đã trúng một kiếm vào ngực máu tuôn xối xả. Quang gằn từng tiếng

- Thì ra ngươi là Sát kiếm Liễu Vinh một trong ba tay kiếm đứng đầu đất Bắc.

Liễu Vinh cười nói

- Coi như ngươi cũng có kiến thức. Các ngươi đã biết ta thì hôm nay đừng ai mong sống sót.

Lão tung cước đá Xuân Quang văng ra một góc, cầm kiếm tiến vào trong khoang thuyền lúc này còn Thịnh và Trịnh Nghi đang ở trong đó. Khi bước vào Lão thấy Trịnh Nghi đang nép vào người Thịnh ở góc phòng liền cười nói.
— QUẢNG CÁO —


- Để lão toàn thành cho hai người xuống suối vàng được chết cùng ngày cùng tháng cùng năm.

Thấy Thịnh vung tay lên một tiếng nổ vang lên, không hổ là một trong ba cao thủ về kiếm nổi tiếng Thăng Long lão vung kiếm chặn được một vật nhỏ lao rất nhanh vào mặt nhưng thấy hổ khẩu tay đau nhức thanh kiếm ô long chém sắt như bùn gãy làm đôi, bản thân loạng choạng lui lại mất bước. Thịnh giật mình không ngờ có người đỡ được cả đạn của mình. Hắn vội dùng nốt khẩu còn lại, Liễu Vinh rất nhanh nghiêng người né tránh nhưng vẫn trúng đạn vào bả vai phải. Lão hét lên

- Còn một tay ta cũng đủ lấy mạng của ngươi.

Thịnh vội vàng thổi tắt ngọn nến trong phòng làm trong phòng tối om. Liễu Vinh tập trung thần thức để nghe hơi thở của đối phương. Thịnh cười khổ hắn vốn đã đả thông kinh mạch có thể kiểm soát hơi thở nhưng Trịnh Nghi là cô nương yếu đuối thấy cảnh này càng hoảng sợ thở dồn dập kiểu gì Lão ta cũng tìm được. Thịnh bước lên vài bước, xuống tấn Nhị tự kiềm dương mã của Vĩnh Xuân tấn này sử dụng trên thuyền là rất thích hợp. Vịnh Xuân có môn tuyệt học là niêm thủ khi lên mức cao thủ có thể bịt mắt dùng tay nghe kình để giao đấu gọi là thính kình. Trong hoàn cảnh Liễu Vinh sở trường về kiếm giờ lại không thể sử dụng tay phải, mắt như không nhìn thấy là cơ hội duy nhất để hạ lão.

Quả nhiên Liễu Vinh vào thế bất lợi giao đấu với Thịnh, vài hiệp đã trúng một quyền vào mặt Liễu Vinh cho rằng thanh niên này may mắn vì hắn kinh nghiệm chiến đấu phong phú, võ thuật cao minh hơn lại bị trúng đòn trước thì thật là mất mặt. Tuy nhiên sao hơn hai mươi hiệp hắn biết mình đã lầm càng đánh hắn càng rơi vào thế hạ phòng, hắn liều mạng dùng tay làm kiếm nhằm cổ họng đối phương đâm tới, Thịnh xoay người cho cú đòn sượt qua họng, một tay chặn hướng cho tay đối thủ hướng đòn đối thủ trượt ra ngoài, đồng thời tay kia đấm vào mặt Liễu Vinh. Trúng đòn vào mặt Liễu Vinh loạng choạng, tranh thủ Thịnh áp sát tung tuyệt kỹ Tiêu chỉ quyền của Vĩnh Xuân vào ngực đối phương nghe rắc một tiếng Liễu Vinh bị gãy xương sườn thổ ra một búng máu, lão loạng choạng thối lui lấy tay quyệt dòng máu ở khóe miệng và nói.

- Bố trí đến nước này rồi mà cũng không thể giết được ngươi, đúng là trời không giúp nhà Nguyễn rồi.

Thịnh xuống bộ mã tấn, lướt tới tung chiêu bàn long cước đòn này hắn học từ ngôi sao điện ảnh Lý tiểu Long thần tượng kiếp trước của hắn. Liễu Vinh dính một cước trúng bụng đập mạnh thân hình vào vách thuyền ngã sấp xuống bất tỉnh.

Lúc này Đô Đốc Tuyết và Tá lao vào cầm đuốc trên tay Tuyết nhìn thấy Liễu Vinh nằm gục trên sàn thuyền mới yên tâm. Cả 2 quỳ xuống nói

- Chúng thần cứu giá chậm trễ xin hoàng thượng thứ tội.

Thịnh nói

- Ta không sao mau ra ngoài xem tình hình thế nào. Lão Liễu Vinh chưa chết đâu, hãy trói chặt lão về để tra hỏi tổ chức của hắn.
— QUẢNG CÁO —


Bước ra ngoài Thịnh thấy cẩm y vệ đã cướp được một thuyền lao vào cập mạn và khống chế thuyền kia, Xuân Quang bị thương nặng nhưng chưa ảnh hưởng đến tính mạng.

Thấy tình hình đã bị lộ nên Thịnh cũng không dấu nữa quyết định về hành cung ở Thăng Long nghỉ ngơi. Sau khi về đến hành cung cho triệu Trịnh Nghi vào, biết thân phận thật của Thịnh, Trịnh Nghi mừng rỡ vì phán đoán của mình đã đúng và rất mong có cơ hội trở thành vương phi. Gặp Thịnh, Trịnh Phi liền quỳ xuống

- Thảo dân xin ra mắt chúa thượng, để chúa thượng lâm vào nguy hiểm tội đáng muôn chết.

Thịnh đỡ nàng dậy nói.

- Ta cũng không trách tội nàng, vì ta làm cho nàng bị liên lụy.

Thịnh thầm nghĩ nàng có lấy tấm thân báo đáp ta cũng không nỡ từ chối, mấy tháng nay xa đám cung phi làm ta cũng thấy thèm. Đêm đó Thịnh giữ Trịnh phi ở lại hành cung hai người có một đêm xuân ý nồng nàn.

Sau vài ngày tra hỏi Liễu Vinh khai ra thì ra sau vụ Thịnh đánh cháu quan Tổng trấn bên đến tại hội Hồng Hoa. Liễu Vinh đoán là chắc là nhà vua hoặc quan lớn vi hành vì dám đánh cháu quan trấn thủ Thăng Long, đánh đám lính phải con cháu nhà quan lớn hoặc quan lớn. Tầm đôi mươi ở Trung Đô đến có thể là Cảnh Thịnh hoặc con cháu hoàng thất lên lão quyết định theo dõi kiếm cơ hội để động thủ, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót.

Ngoài ra lão khai ra tổ chức của lão là Hoa hồng do một người trong hoàng thất là Ngọc Huyên lập ra. Người này là em họ của Nguyễn Ánh đi tu, sử dụng các chùa làm nơi liên lạc hội họp tổ chức của mình. Nguyễn Ánh đã lấy chùa nơi bà trụ trì làm căn cứ hoạt động cho lính trinh thám nhà Nguyễn. Sai Đức Tuấn là con rể được giao tiền bạc đi chiêu dụ dân chúng, nhất là binh tướng của Tây Sơn, cao thủ võ lâm. Đặc biệt Nguyễn Ánh còn giao cho bà nhiều giấy tờ đóng sẵn dấu triện của Nguyễn Vương (tức Nguyễn Ánh) để bà tùy cơ điền vào mà ban cấp.

Khám xét chỗ phân đàn ở Thăng Long cẩm y vệ lấy được danh sách thành viên của hội, Thịnh giao cho Tuyết tiến hành bắt và xử lý để tiêu diệt tổ chức Hoa Hồng này.