Tào Tặc

Chương 372: Không phải là đèn cạn dầu




Huyện Tất, Tần Trí.

Nơi này chính là huyện Bân, tỉnh Thiểm Tây sau này.

Một mặt hướng Kinh Thủy, lưng tựa vào núi Quy Xà, trên bản đồ hiện ra từng biểu tượng người, ký tự, đem toàn bộ huyện phân chia thành hai vùng đất riêng biệt.

-Để ta đi Tất huyện ư?

Tào Phi đứng bật dậy, vẻ mặt kinh ngạc.

Có lẽ trăm năm trước, huyện Tất là nơi giàu có và đông đúc. Nhưng đối với một Quan Trung vừatrải qua hỗn loạn, chỉ mới yên ổn được chút ít mà nói, huyện Tất là một nơi cực kỳ nguy hiểm, đáng sợ. Nơi đó không chỉ có nghèo khổ, mà còn phải đối mặt với dân tộc Hung Nô, hết sức nguy hiểm.

Phía tây có Hàn Toại - Mã Đằng, Khương Địch luôn rình mò như hổ rình mồi.

Phía bắc bị Hung Nô - Tiên Ti uy hiếp, bất cứ lúc nào cũng đều có thể xảy ra chiến tranh.

Quan Trung này nhìn thì tưởng bình ổn, nhưng bọn giặc cướp hoành hành khắp nơi. Lý Thôi, Quách Dĩ tuy đã bị giết, nhưng bại binh dưới trướng bọn họ lại lén lút ẩn nấp trong núi rừng, tụ tập lại thành bọn trộm cướp, trở thành nỗi bất an của đất Quan Trung. Tào Phi nghĩ như thế nào cũng không thể hiểu được vì sao Tào Tháo lại muốn gã tớiHuyện Tất? Ở đó gã có thể làm được gì chứ? Thật chẳng khác nào lưu đày cả.

Tào Phi trong lịch sử cũng được cho là tài trí, mưu lược kiệt xuất.

Nhưng hiện giờ, gã dù sao cũng mới mười bảy tuổi, đang trai tráng, khỏe mạnh.

Trước đây, khi mới lên tới chức tướng Ngũ quan Trung lang, gã chưa từng nghĩ tới chuyện phải điđến nơi xa xôi như thế.

Tào phi nghiến răng nghiến lợi hỏi:

-Vương Đồ, ngươi nghe rõ chứ?

-Hồi thế tử, ty chức nghe được cực kỳ chính xác.

-Sao lại có thể như thế được?

Tào Phi tức giận, lập tức ném văng án thư đi, cứ quanh đi quanh lại trong phòng không yên.

Một người thanh niên ngồi ung dung trên ghế bên cạnh, coi như không hay biết mọi chuyện đang xảy ra.

Hắn đột nhiên mở mắt ra, hỏi:

-Vương đồ có biết gần đây chủ công đọc sách gì không?

-Ách. Ty chức quả thực không biết chuyện này.

Tuy nhiên thời gian gần đây thường nghe chủ công nhắc tới cái gì như: "Sừ hòa nhật đương ngọ / Hãn trích hòa hạ thổ / Thùy tri bàn trung xan / Lạp lạp giai tân khổ." (Dịch nghĩa: Cày đồng đang buổi ban trưa / Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày / Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần). Nghe nói bài thơ này là Tào Tam Thiên làm, cố ý tặng cho Ngũ công tử khi nhập học.

-Lại là Tào Hữu Học!

Tào Phi không kềm nổi mắng thầm.

Gã biết, chuyện Tào Tháo sủng ái Tào Xung, Hoàn phu nhân để Tào Xung bái sư Tào Bằng rất nguy hiểm đối với gã và mẫu thân gã.

Tử Văn đáng chết kia hết lần này đến lần khác không hiểu chuyện không ngờ cũng chạy đi tập võ với Tào Bằng.

Chuyện này thì cũng thôi đi, nhưng mẫu thân muốn ngươi lôi kéo Tào Bằng, ngươi không những không lôi kéo được hắn, mà cả ngày cứ khen ngợi Tào Bằng tài giỏi ra sao, làm mẫu thân cũng phải tán thưởng hắn. Giờ thì hay rồi, ngay cả ta cũng bị sung quân, đày đến chỗ hoang vu.

Tào Phi kìm nén cơn tức giận, gật đầu ra hiệu để Vương Đồ lui ra.

Gã quay đầu nhìn người thanh niên kia:

-Trọng Đạt, ngươi thấy thế nào?

Người thanh niên kia lại mỉm cười, nhẹ nhàng vỗ tay nói:

-Một chiêu này của Tào Hữu Học quả là kỳ diệu.

-Ồ?

-Công tử còn nhớ rõ buổi học cuối cùng của Tào Hữu Học trước khi Ngũ công tử vào học hay không?

-Nhớ rõ!

Buổi học cuối cùng của Tào Xungvốn không thể che giấu được. Cho dù là Tào Tháo, hay là Tào Phi, cũng đều nhanh chóng biết được nội dung trong đó.

-Câu chuyện "Sao không ăn thịt" kia ư?

Đôi mắt sắc như chim ưng của Tư Mã Ý phát ra tia lạnh lẽo, y lạnh lùng cười, nói:

-Tào Hữu Học đi từng bước liên hoàn rất khéo léo. Trước đây, ta còn tưởng hắn dạy Ngũ công tử cách quan sát dân tình. Không ngờ mục đích cuối cùng của hắn lại là để ngăn cản thế tử lên ngôi.

- Xin chỉ giáo cho?

Tư Mã Ý nói:

-Trước kia, rất nhiều người khuyên bảo chủ công lập đích, chắc hẳn chủ công cũng đã có quyết định.

Những năm gần đây, thế tử chăm chỉ, cẩn thận, đã được chủ công trọng dụng, hơn nữa lần này ty chức đã góp sức, khiến chủ công quyết tâm ra quyết định.Nhất định Tào Hữu Học cũng đã thấy được manh mối, cho nên mới đưa ra bài học này. Hắn là thầy giáo của Ngũ công tử, đương nhiên suy nghĩ cho Ngũ công tử. Hơn nữa,Hoàn phu nhân và Chân phu nhân lại có quan hệ với nhau, chắc chắn hắn sẽ thiên về Ngũ công tử.

Ngũ công tử rất được chủ công yêu quý, nhưng Ngũ công tử có một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó chính là tuổi tác và kinh nghiệm.

Bài học của Tào Hữu Học trước đây kể câu chuyện "Sao không ăn thịt" kia để nhắc nhở chủ công rằng Ngũ công tử biết quan tâm đến cái khó, cái khổ của người dân, rồi sau đó lấy bài thơ này để ám chỉ thế tử không hiểu dân tình, không biết dân chúng khó khăn như thế nào, cho nên chủ công có quyết định này.

Theo ta thấy, chuyện này chưa hẳn là một chuyện xấu.

Tào Phi nghe thấy thế liền vội lên ngồi xuống:

-Xin Trọng Đạt chỉ điểm cho.

-Khuyết điểm lớn nhất của Ngũ công tử là tuổi tác.

Mà vấn đề lớn nhất của thế tử chính là kinh nghiệm. Trước đây, thế tử luôn dốc sức trong quân đội, đối với dân tình cũng không hiểu rõ lắm, càng không cần nói đến chuyện quan sát dân tình như thế nào. Huyện Tất kia rất cằn cỗi, không sai, nhưng nếu như thế tử có thể làm nên sự nghiệp ở đó, sẽ càng có thể làm người ta tin phục. Thế tử có nhớ huynh đệ Đặng Tắc và Tào Bằng kia làm như thế nào để quật khởi không? Không phải là biến Hải tây thành nơi quan trọng nhất ở Lưỡng Hoài hiện này sao?! Huyện Tất cường thịnh hơn Hải Tây gấp trăm lần, thế tử sao không đến đó, thể hiện bản lĩnh ở huyện Tất?

Nếu như Tào Bằng nghe tới mấy chuyện này, tất nhiên sẽ không ngừng kêu oan.

Hắn viết bài "Sừ Hòa" đó tặng cho Tào Xung, nói toạc ra chỉ là để ra vẻ tinh tướng mà thôi.

Sau khi Tào Xung nhập học, vẫn thường bảo Đặng Ngải đến hỏi: xem tại

- Thầy có gì muốn chỉ bảo nữa không ạ?

Tào Bằng tiện tay đem bài "Sừ Hòa" tặng cho Tào Xung, nói toạc ra cũng chỉ là hy vọng Tào Xung đừng làm con mọt sách.

Không ngờ…

Tào Phi sau khi nghe xong lời này liên tục gật đầu.

Trong sách sử, Trần Thọ đánh giá Tào Phi là người không rộng lượng lắm.

Sách sử ghi lại: Người biết khoáng đạt, biết lấy lẽ công bằng mà suy xét, biết nghĩ đến sự tồn vong, có lòng quảng đại thì mới là hiền chủ, xá gì lời nói gần xa.

Tư Mã Ý nói hết một hồi này, khiến Tào Phi vui vẻ đồng ý.

Chỉ có điều trong lòng gã chung quy là có chút không thoải mái cho lắm, cứ nghĩ tới tên tiểu tử kia có ý muốn đối địch với gã, Tào Phi lạikhông nén được sát ý.

-Thế tử, theo ta thấy thế tử nên cảm ơn Tào Hữu Học.

-Cảm tạ?

-Nếu không có Tào Hữu Học chỉ sợ thế tử không có cơ hội chứng minh bản thân mình. Cai quản huyện Tất cũng không có gì là khó, chỉ cần giải quyết ba điểm đơn giản: Tây Lương Khương Địch, Tắc Thượng Hồ Nhân, còn có giặc cướp trong vùng. Chỉ cần giải quyết ba vấn đề này, rồi thúc đẩy đồn điền phát triển nữa thì cái ngày huyện Tất phát triển không còn xa nữa. Sự phồn vinh của huyện Tất chưa hẳn đã thua Hải Tây.

Tào Phi suy nghĩ một chút, khom người nói:

-Còn mời Trọng Đạt trợ giúp ta.

-Đây vốn là bổn phận của ty chức.

Tư Mã Ý cũng vội vàng đứng dậy đáp lễ, đôi mắt y thoáng ánh lên vẻ nhiệt huyết.

"Hữu Học, ta sẽ chứng minh với tiên sinh, ta tuyệt đối sẽ không thua ngươi."

Tào Bằng đáng thương lúc này vẫn không biết mình vô tình đã làm mất lòng Tào Phi.

Hắn đang thu xếp lại gói hành lý, chuẩn bị sẵn sàng đi sứ Mạc Bắc. Bởi vì lần đi sứ Mạc Bắc này của hắn là chuyến đi bí mật, vì thế hắn không được phép nói ra.

Tào Cấp chế tạo cho hắn hắn một trăm quả thiết lưu tinh, cùng một bộ áo giáp.

Hổ Bào Đao được đúc sửa lại một lần nữa, còn sắc bén hơn rất nhiều so với trước đây. Tào Cấp còn lệnh cho Quách Vĩnh ở Huỳnh Dương chế tạo ra một cái rìu tròn lớn nặng năm mươi cân tặng cho Hàn Đức. Lần này, Tào Bằng đi đến Mạc Bắc, chỉ dẫn theo mười người.

Hạ Hầu Lan và Hách Chiêu đều không thể đi theo, bởi vì bọn họ đã đảm nhiệm chức Tư Mã Thành Môn.

Khuyết Trạch vài hôm nữa sẽ khởi hành, tới kế nhiệm chức vụ ở Hải Tây, Thạch Đạo đang chăm chỉ đọc Lương Châu chí, chuẩn bị đi tới Lũng Tây giúp đỡ cha con Vương Mãnh.

Số còn lại, cũng chỉ có hai người Hàn Đức và Vương Song đi theo Tào Bằng.

Vốn dĩ Tào Bằng muốn Bàng Thống ở lại, giúp đỡ Tào Cấp một chút.

Nhưng Bàng Thống lại nói muốn được đi theo hắn tới Mạc Bắc, cảm nhận cảnh quan nơi đó. Vì thế sau khi suy nghĩ,Tào Bằng quyết định để Đặng Tắc đại diện viết thư cho Đặng Chi. Đặng Chi hiện tại đã ngoan ngoãn hơn! Hắn vốn muốn giúp Đặng thị quật khởi, nhưng bị Tào Bằng áp chế nên không thể làm gì được. Bộ Chất cũng là người lanh lợi, sau khi nhậm chức, liền nhanh chóng dẹp tan tất cả các lực lượng của Đặng thị ở Hải Tây. Đặng Chi làm huyện trưởng Y Lô cũng dần dần im hơi lặng tiếng.

Tào Bằng quyết định để cho Đặng Chi nhậm chức Thành Môn thừa để giúp đỡ Tào Cấp.

Cứ như vậy, văn có Đặng Chi, võ có Hạ Hầu Lan, Hách Chiêu, Tào Cấp có thể dễ dàng ngồi yên trên ghế Thành Môn giáo úy này.

Phải biết rằng,những năm gần đây, Tào Bằng hao tâm tổn sức tạo mạng lưới quan hệcũng không có dễ dàng như vậy.

Tầng lớp danh sĩ thanh lưu có danh sĩ Khổng Dung này, người nắm thực quyền có các đại nhân vật như Tào Hồng, Tào Nhân. Do Tào Cấp xuất thân nha môn Chấp Kim Ngô cho nên coi như là thuộc hạ của Giả Hủ. hiện giờ bộ hạ của hắn đều đã đứng vững một vị trí nào đó, nên Giả Hủ cũng không quá không nể mặt.

Giả Tinh được Giả Hủ tiến cử cho Tào Cấp.

Hành động này của Giả Hủ được Tào Bằng vui vẻ chấp nhận.

Hắn có thể cảm nhận được Giả Hủ đã có một chút thiện chí. Giả Tinh ở Hứa Đô không phải là nhân vật hô mưa gọi gió gì. Giả Hủ mặc dù có hai con trai, nhưng người thật sự làm y bát nhân (người thừa kế) của Giả Hủ hẳn làGiả Tinh. Hắn rất khiêm tốn, cũng rất trầm lặng cho nên rất nhiều người coi nhẹ sự tồn tại xủa hắn. Nhưng Tào Bằng biết tên tiểu tử này cũng không phải tay vừa.

Nếu Giả Hủ đề cử Giả Tinh đến đây, Tào Bằng sao có thể lại từ chối.

Vì thế, Giả Tinh liền trở thành người phụ tá cho Thành Môn giáo úy, hưởng bổng lộc sáu trăm thạch.

Nếu Đặng Chi thông minh, y sẽ trung thành phò trợ Tào Cấp. Bằng không, Tào Bằng có vô số thủ đoạn khiến y sống không bằng chết.

Sau khi giải quyết vấn đề của phụ thân, Tào Bằng dốc sức chú ý về Mạc Bắc.

Ngoài việc xem rất nhiều tài liệu về Mạc Bắc, hắn muốn chuẩn bị thật tốt các việc khác nữa.

Hoàng Thừa Ngạn cũng biết lần này Tào Bằng có thể sẽ gặp nguy hiểm, vì thế ông liền tặng hắn "Âu Nạp cách" đã được ông khổ tâm nghiên cứu, chế tạo ra.

Khi nhìn thấy vật này, Tào Bằng mới hiểu Âu Nạp cách là cái gì.

Thật ra, đây chính là dạng thu nhỏ của nỏ pháo, hay còn gọi là nỏ bào lai. Vật này giống với nỏ pháo do người Nga phát minh ra, sử dụng lực xoắn cơ học để bắn tên, đạn. Âu Nạp cách lợi dụng bờm ngựa hoặc dây da, hoặc thứ gân do người Đông Ngô làm ra để tạo lực xoắn làm động lực, tác động lên dây cung và cánh tay đẩy đạn hoặc tên đi.

Nỏ pháo lúc đầu có giá đỡ chắc chắn do người Hy Lạp sáng chế.

Nhưng người thực sự phát triển nỏ pháo đến đỉnh cao chính là người La Mã, cũng chính là đất nước mà Hán triều thường gọi là Đế quốc Đại Tần.

Thông qua sự kết hợp giữa nỏ pháo và nguyên lý máy bắn đá hạng nặng lúc ấy, người La Mã đã lợi dụng lực soắn để đẩy khả năng thực chiến của súng bắn đạn lên đỉnh cao. Khoảng hai thế kỷ trước Công nguyên, nước Nga của Á Lịch Sơn Đại đế đã thiết kế ra một kiểu nỏ pháo mới đặt tên trong một cái hộp, rồi thông qua sự vận động của năm bánh răng và xích nối, việc lắp, kéo cò đều được tự động hóa. Ở thời bấy giờ, sản phẩm này có thể nói là cực kỳ độc đáo.

Đời sau, rất nhiều người đều cho rằng Da Vinci là người phát minh ra dây xích.

Nhưng trên thực tế, từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, người La Mã cổ đã biết sử dụng dây xích nối rồi.

Trong một dịp ngẫu nhiên, Hoàng Thừa Ngạn chiếm được một cái nỏ pháo, sau đó ông bắt đầu nghiêm cứu đạo lý huyền diệu và bí ẩn của nó.

Thậm chí ông còn tháo dỡ cả cái nỏ pháo ra, đồng thời dựa vào các nguyên lý cơ bản trong đó, thiết kế ra một loại nỏ liên hoàn.

Tào Bằng thậm chí cảm thấy cái gọi là nỏ Liên Châu hay Gia Cát liên nỏ chính là cơ sở của cái nỏ pháo liên hoàn cải tiến ra. Sau khi Hoàng Thừa Ngạn đem nỏ pháo cải tiến, chế tác thành loại nỏ nhỏ cầm tay, mũi tên của nỏ dài chừng một thước (~ 33,3 cm), hộp đựng tên một lần có thể đựng tám mũi tên, có thể đeo trên cánh tay.

Tuy nhiên, cự li bắn của nỏ cầm tay rất ngắn, còn lâu mới bằng uy lực lớn của nỏ pháo.

Tầm bắn khoảng chừng ba mươi bước, nhưng có thể để đánh bất ngờ, thay đổi tình thế.

Lần này, bởi vì Tào Bằng đi sứ Mạc Bắc, Hoàng Thừa Ngạn mới đưa vật quý này ra. Tào Bằng cũng cực kỳ tò mò đối với loại nỏ nhỏ này. Sau khi thử nghiệm một chút, hắn nhanh chóng đưa ra kết luận: tầm bắn ba mươi bước, tầm sát thương hai mươi bước nhưng trong vòng mười lăm bước thì hiệu quả tốt nhất.

Sau đó, Tào Cấp chuẩn bị cho Tào Bằng hai mươi hộp nỏ thép, cộng thêm một trăm sáu mươi mũi tên.

Nhưng chỉ có thiết lưu tinh và mũi tên nỏ cũng đã đủ nặng rồi, thậm chí cần thêm một con ngựa chở đồ nữa mới đủ. Cũng may mà Tào gia giờ không thiếu ngựa thồ, cho nên Tào Bằng không cần phải lo lắng. Thời gian mười ngày cứ lặng lẽ trôi qua.

Ngày hôm sứ đoàn xuất phát, Tào Bằng đặt bao áo giáp trên lưng ngựa, rồi lấy thanh Phương Thiên họa kích trong Thần binh các ra.

Ba năm vừa qua, Tào Bằng đã có thể thoải mái sử dụng Họa Can Kích.

Sau khi chuẩn bị ổn thỏa tất cả các vật phẩm, Tào Bằng mang theo Hàn Đức, Vương Song, Bàng Thống, cùng sáu tên lính tinh nhuệ Phi Mạo lưu luyến chia tay với người nhà, từ biệt ra đi.

Bên trong của Kiến Dương, Điền Dự dẫn bộ khúc của y, lẳng lặng chờ.

Đợi đám người Tào Bằng đến nơi rồi, y cũng không nói bất cứ lời gì, chỉ biết gật đầu với Tào Bằng. Đoàn người Tào Bằng nhanh chóng nhập vào hàng ngũ. Nhìn bề ngoài ít nhất cũng không có vần đề gì, chỉ là người thường đi theo…

Bên ngoài Thập Lý đình, sứ đoàn đã sẵn sàng chờ xuất phát.

Trung cung phó Chu Lương tuổi chừng bốn mươi, trời sinh mập mạp, trắng trẻo. Gã dẫn hơn ba trăm người, còn có hơn mười chiếc xe đi nữa. Điền Dự lãnh sáu trăm binh tốt, tính cả nô bộc, đầy tớ, tổng cộng một ngàn hai trăm người.

Điền Dự và Chu Lương sau khi gặp mặt, mỉm cười trò chuyện.

Sau đó, Tào Thào dẫn văn võ bá quan thay mặt Hán Đế đến tiễn đưa.

Lần này đi sứ Mạc Bắc, một mặt là vì cảm tạ tình nghĩa lúc trước Nam Hung Nô Thiền Vu Hô Trù Tuyền tương trợ Hán Đế, mặt khác cũng có ý đồ thăm dò người Hồ. Còn về chuyện dò xét gì thì chỉ có Chu Lương và Điền Dự biết được.

Đương nhiên Tào Bằng cũng đã biết rõ.

Đến chính ngọ, sứ đoàn chính thức xuất phát lên đường.

Dọc theo quan đạo, đoàn người với hơn ngàn người và hơn trăm chiếc xe ngựa chầm chậm đi về hướng bắc.

Tào Bằng mặc trang phục Thập trưởng, cưỡi một con chiến mã bình thường. Chiếu Dạ Bạch quá nổi bật, trong thành Hứa Đô có không ít người nhận ra được lai lịch của nó. Cho nên, hắn không dám quá lộ liễu, âm thầm đi theo đoàn người.

Tối hôm đó, đoàn xe đến Trường Xã.

Điền Dự và Chu Lương trao đổi một chút và cắm trại tại Trường Xã.

Tào Bằng dẫn đám người Bàng Thống đồn trú trong doanh trại, sau đó chuẩn bị lấy một ít rơm cỏ cho ngựa ăn. Trước kia, những việc này đều có người đi làm, không cần Tào Bằng lo lắng. Nhưng bây giờ, hắn chỉ là một tên lính nhỏ, cũng chỉ có thể đích thân đi làm.

Không ngờ lúc đi ra ngoài, hắn nhìn thấy một đoàn người đi tới ngay trước mặt.

Những người kia ăn mặc giống người hầu của cấm quân, xem ra cũng là một Thập trưởng. Trong nháy mắt hai bên đi qua nhau, Tào Bằng chạm mặt với một người trong đoàn người đó. Hai người đều ngạc nhiên, người đối diện cúi đầu, vội vàng rời đi.

Lưu Quang?

Tào Bằng không dám chắc lắm.

Hắn nhìn bóng của đội cấm quân đang đi xa dần, hàng lông mày nhíu lại.

Nếu thật sự là Lưu Quang, thì chỉ sợ mục đích Hán Đế phái người đi sứ Mạc Bắc lần này không hề đơn giản chút nào!

Truyện convert hay : Trọng Sinh Tám Vạn Năm