Sự kiện đó là, trên lúc tôi cuối đầu xoay gót thất thểu về nhà, vô tình đi ngang qua 1 cửa tiệm có tên là “Yên Chi cát”, đột nhiên bị 1 bàn tay nắm giữ bả vai, lúc đầu cứ tưởng là Bách Lý Tấn, nên cũng không mấy để ý dùng tay phảy tay hắn ra. Nhưng bàn tay đó lại tiếp tục đặt lên vai tôi, khiến tôi ngẩng phất đầu dậy, nhưng cái tên mặc đồ trắng đang đi phía trước tôi không phải Bách Lý Tấn thì còn ai, bên cạnh hắn chẳng phải là Thẩm Ngạn sau, Lan Lan còn đang ôm Thẩm Lạc đi ngay phía sau họ, vậy cái người đặt tay trên vai tôi là ai đây? Nhưng tôi lập tức biết được, cái tay đó là của ai rồi “Mỹ nhân, tại sao lại đi 1 mình thế này?”
ORZ! Đây chẳng phải là lời thoại kinh điển trong phim truyền hình lúc 8h30 sau. Mà người nói câu thoại kinh điển này chẳng phải là vật hy sinh Giáp hay xuất hiện trong những cảnh anh hùng cứu mỹ nhân trong phim truyền hình sau. Tôi thật không ngờ trong sách của Thất tỷ cũng sẽ xuất hiện cảnh tượng này. Trước đây khi đọc Hoa Tư Dẫn, tôi cảm thấy rất lạ, 1 người xinh đẹp như Quân Phất đi lại trên giang hồ tại sao lại chưa từng bị trêu ghẹo, giờ tôi mới biết không phải không có mà là Thất Tỷ không viết vô mà thôi. Nếu thật sự viết vào những cảnh cẩu huyết như thế này thì chẳng phải sẽ làm giảm đi chất lượng cùng tính nghệ thuật, và nhân văn của sách sao? Nhưng không viết không có nghĩa là không có, mà hiện giờ tôi lại được trực tiếp trải nghiệm như thế này quả thật là món quà sinh nhật quá lớn mà tác giả dành cho tôi đi.
Khi tôi nhìn thấy khuôn mặt nhăn nhở còn hơn cả khuôn mặt nhăn nhở của Bách Lý Tấn, tôi sửng sốt, rồi lại sửng sốt, lập tức lùi về sau 2 bước: “Ngươi muốn gì?” Tôi thật ra biết rất rõ rằng cái tên công tử háo sắc với khuôn mặt cũng được cho là đầy đủ ngũ quan của hắn cùng với bọn thuộc hạ là muốn cái gì, nhưng câu tôi vừa thốt ra đó cũng là lời thoại kinh điển nha, cũng như khi chúng ta chào khi gặp nhau câu đầu tiên chúng ta nói sẽ là “Ăn gì chưa?” mặc dù đó không phải giờ ăn, người kia mặc dù chưa ăn hay ăn rồi cũng sẽ rất từ tốn mà đáp lại “Cảm ơn, tôi ăn rồi!”, nếu bỏ qua câu nói của tôi thì tiết mục tiếp theo sẽ không thể nào diễn rồi, cũng coi như là tôn trọng tác giả đi.
“Nàng hỏi ta muốn gì? Hahaha, các ngươi nói xem ta muốn gì?” Lời thoại quen thuộc lại vang lên, đám thuộc hạ đi theo tên công tử háo sắc rất phối hợp cười rộ lên. Sau đó, tôi cũng rất phối hợp mà cười rộ lên, bởi lẽ công tử háo sắc bị đánh, mà còn bị đánh cho thành đầu heo. Còn đang ôm đầu nằm dưới đất xin tha thứ “Đại hiệp tha mạng, tiểu nhân không dám nữa, đại hiệp xin tha mạng.”
Thẩm Ngạn lại chẳng để ý đến lời công tử háo sắc nói, đá thêm 1 cước vào người gã “Nếu dám đụng đến người A Ngưng thêm 1 lần nữa, ta sẽ không nương tay.” Tôi choáng, câu nói này thật sự quá kinh điển, trước giờ tôi không hề phủ nhận Thẩm Ngạn là anh hùng, nhưng câu nói kinh điển này của anh trong tiết mục anh hùng cứu mỹ nhân này thật sự khiến tôi không thể nào tiêu hóa nổi.
Khi cái móng vuốt của gã công tử háo sắc sắp chạm vào tôi, thì tiếng hét của Bách Lý Tấn làm hắn sựng lại 1 chút “A Ngưng, cô làm cái gì mà lâu thế….Aaaaa, ngươi là muốn làm gì?” Thẩm Ngạn khi nghe thấy tiếng hét đó cũng xoay người lại nhìn, liền thấy ngay 1 cảnh tượng gã công tử háo sắc túm lấy tay tôi, thì giống như có gió thổi qua, chỉ trong tít tắc anh đã đứng trước mặt tôi đá 1 phát vào người gã công tử háo sắc “A Ngưng, đừng sợ, ở phía sau ta là được.” Nói thật ra tôi chẳng hề sợ chút nào, Tống Ngưng từng là 1 cô gái tay cầm thương Tử Vi ngang dọc nơi xa trường, mặc dù hiện tại cơ thể cô là do tôi điều khiển có hơi tệ hại 1 chút nhưng để đối phó với 1 tên công tử ăn chơi, suốt ngày đàn điếm rượu chè, yếu như sên đó, với mấy gã tùy tùng đi theo góp vui kia thì vẫn còn đủ sức, nếu đánh không lại tôi bỏ chạy, hoặc hét lên cho Thẩm Ngạn, Bách Lý Tấn đến giúp cũng không muộn. Nhưng hiện giờ được Thẩm Ngạn che chắn phía sau nói thật tôi có chút cảm động. Trong tâm hồn mỗi cô gái dù cho có cứng cỏi như thế nào cũng cần có 1 người bảo vệ. Nên tôi rất an phận đứng im sau lưng để cho Thẩm Ngạn giải quyết từng tên một, đám gia đinh lớp bị đánh bất tỉnh, lớp bỏ chạy trối chết, tên công tử háo sắc thì bị đánh đến mức ba má cũng khó nhận ra, ôm đầu nằm phục trên đất cầu xin tha mạng.
Bách Lý Tấn ở bên chửi loạn lên nào là: “Giữa ban ngày dám cường thưởng dân nữ”, nào là: “Lũ khốn khiếp các ngươi có mắt như mù”, nào là: “Không có mắt nhìn người”, nào là: “Không muốn sống”. Tôi cũng rất phối hợp cười phụ họa.
Thẩm Ngạn lại chỉ ra tay không nói nhiều, đến khi nói lại quăng ra 1 câu kinh thiên động địa như nói ở trên “Nếu dám đụng đến người A Ngưng thêm 1 lần nữa, ta sẽ không nương tay.”
Gã công tử háo sắc vâng dạ liên tục rồi biến mất như 1 làn khói, bởi lẽ hắn chạy nhanh đến nỗi cát bụi bay mù mịt như khói. Tôi nhìn thấy mà thầm mặc niệm cho gã, Thẩm Ngạn “đã nương tay” mà gã còn như thế, nếu như anh “không nương tay” vậy gã sẽ thành thế nào? Tôi rùng mình không dám nghĩ đến cảnh máu me bê bết đó nữa. Sau sự kiện đó, Thẩm Ngạn trở nên kỳ lạ vô cùng, anh thường nhìn tôi như muốn nói gì đó nhưng rồi lại thôi, rồi rất hay nhìn Thẩm Lạc thở dài. Tôi nghĩ anh vẫn là nên giữ bộ mặt sắc của mình thì tốt hơn, chứ nếu anh cứ phiền não thở dài hoài như thế cũng thật khiến tôi phiền não, có 1 lần tôi lén lút nhìn thấy anh nhìn Thẩm Lạc đang luyện kiếm trên sân thở dài, đó là 1 bộ kiếm pháp nhập môn đơn giản mà anh vừa dạy cho bé. Thẩm Lạc mặc dù rất ít nói chuyện cùng Thẩm Ngạn, cũng không xem Thẩm Ngạn là cha nhưng không từ chối việc Thẩm Ngạn muốn dạy võ cho mình, trước đây khi tôi hỏi bé tại sao muốn học võ với Thẩm Ngạn. “Học võ có thể rèn luyện sức khỏe, con cũng muốn trở nên mạnh mẽ hơn…” Thẩm Lạc dừng lại 1 chút nhìn tôi rồi lại nhàn nhạt nói tiếp: “Với lại chẳng phải mẹ muốn con gần gũi thân thiết hơn với Thẩm thúc thúc sau?”
Tôi trực tiếp đứng hình. “Thẩm Ngạn, anh có biết bơi không?” Tôi đi đến dưới tán cây ngô đồng trong sân, rất tự nhiên ngồi xuống chiếc ghế đối diện Thẩm Ngạn, còn tự rót cho mình 1 cốc trà, hớp lấy 1 ngụm. Thẩm Ngạn có vẻ chưa hiểu ý câu hỏi của tôi, tôi liếc nhìn Thẩm Lạc đang tập kiếm ngoài sân, hôm nay trời không nắng gắt, đang trong tiết trời đầu thu mát mẻ. Rất thích hợp cho 1 cuộc dã ngoại. Tôi lại nhìn Thẩm Ngạn hỏi thêm 1 lần nữa: “Anh có biết bơi không?”
“Có!”
Lúc này Thẩm Ngạn mới trả lời, “Vậy tốt quá, anh có thể dạy cho Lạc Nhi bơi, sau này rớt xuống nước sẽ không sợ chết đuối.”
Người Thẩm Lạc cứng lại, sắc mặt cũng xanh mét, hồi lâu sau mới trả lời “Được!”
Tôi đoán là anh lại nghĩ đến việc ngày đó Thẩm Lạc rơi xuống nước rồi, tôi thật không nghĩ đến chuyện đó, chỉ muốn tạo 1 cơ hội để cha con bọn họ ở gần nhau 1 chút thôi. Con người ta gần gũi nhau nhất, dựa vào nhau nhất, chẳng phải là lúc ở dưới nước sau. 1 người không biết bơi tuyệt đối không bao giờ bỏ tay ra khỏi người bên cạnh khi ở dưới nước, dù cho người kia có biết hay không biết bơi đi chăng nữa. Vì thế 3 người chúng tôi gồm : tôi, Thẩm Lạc, Thẩm Ngạn đi đến bờ sông ở ngoại ô thành Tứ Phương cấm trại dã ngoại, luôn tiện tập bơi cho Thẩm Lạc. Lần đi này không có Lan Lan, không có Bách Lý Tấn, chỉ có 3 người chúng tôi.
Bởi lẽ mục đích chính của chuyến đi là vung đắp tình cảm cha con bọn họ, nếu như có nhiều người đi cùng, họ sẽ khó có thể thể hiện tấm lòng thân thiết với nhau. Nơi chúng tôi đến cũng không quá xa thành, chỉ đi khoảng nữa canh giờ là tới. Trời xanh mây trắng, gió thổi lay mấy ngọn cỏ lao bên sông, hoa bồ công anh bay lượn theo gió, có vài cánh đáp nhẹ lên tóc chúng tôi, dưới chân là cỏ xanh mướt, điểm xuyến màu vàng của mấy bông cúc dại. Chúng tôi đạp cỏ mà đi, chỉ 1 chút bờ sông nước trong veo có thể nhìn thấy sỏi dưới đáy đã hiện ra ngay trước mắt.
Tôi chọn 1 nơi bằng phẳng trên đất, lấy từ trong tay nải mang theo người ra 1 tấm vải dày màu nâu sậm, trải lên đất, kiểm tra lại hộp thức ăn mà Lan Lan đã chuẩn bị trước cho chúng tôi, xem coi lúc ngồi xe ngựa có bị nẩy sốc mà trở nên hỗn loạn không, hoàn hảo nó không bị hư hại gì nhiều, chỉ có 1 ít nước trong canh là bị sánh ra ngoài, kiểm tra xong, tôi xếp gọn gàng lại để 1 bên. Lúc này Thẩm Ngạn cùng Thẩm Lạc đang làm vài động tác khởi động trước khi xuống nước, tôi thở phào nhẹ nhõm, ngắt 1 đóa cúc dại rồi nằm ngửa ra tấm vải ngắm mây.
Lúc đầu khi biết tin sẽ đi ra ngoại ô tập bơi cùng Thẩm Ngạn, Thẩm Lạc chết sống cũng không chiụ đi, đó là lần đầu tiên nhìn thấy bé giằn dỏi như 1 đứa trẻ như thế, trước giờ lúc nào cũng bày ra bộ mặt ông cụ non làm như ta đây không có gì làm khó được. Nhưng ngày ấy Thẩm Lạc rơi xuống nước đã trở thành chướng ngại tâm lý của bé, bé sợ nước vô cùng, tắm rửa bình thường trong thùng gỗ không sao, nhưng nói như thế nào bé cũng không dám xuống sông hồ, chuyện này tôi biết được do ngày đó trên đường đi đến Trịnh quốc. Trịnh quốc là nơi nhiều núi nhiều sông, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ngày đó khi chuẩn bị xuống thuyền, toàn thân Thẩm Lạc run lên, mặt trắng bệch, tôi mới đầu còn tưởng bé bị bệnh, rặn hỏi mãi bé mới run run mà nói: “Mẹ, Lạc Nhi sợ, đi thuyền nếu chẳng may rớt xuống nước thì thế nào? Chúng ta có thể không ngồi thuyền không?”
Tất nhiên là chúng tôi vẫn đi, tôi tất nhiên không muốn con trai mình bị bất cứ chướng ngại tâm lý nào, mà cách để vượt qua nó là phải đối mặt với nó. Tôi ôm bé vào lòng, mặc cho cả người bé run lên bước lên thuyền, luôn miệng trấn an bé: “Lạc Nhi, con không cần sợ hãi, có mẹ ở đây sẽ không có bất cứ chuyện gì, con phải tin tưởng mẹ.”
Hiện giờ hãy để Thẩm Ngạn thể hiện 1 chút trách nhiệm của người làm cha đi, để anh cùng Thẩm Lạc vượt qua nổi sợ hãi nước đó. Trời xanh mây trắng, gió thổi rì rào, hoa cúc vàng mùa thu nở, bên bờ sông thanh vắng, nhan nhãn những âm thanh kỳ lạ như tiếng đập nước, thì ra là có người đang dạy 1 đứa trẻ tập bơi, chỉ có điều 1 lớn 1 nhỏ đó không hề phát ra bất cứ âm thanh nào khác ngoài tiếng đập nước, người dạy rất chuyện tâm, người học tuy có vẻ hơi sợ hãi nhưng lại học rất chuyên tâm không có nữa lời than vãn.
Nhưng người xem bọn họ dạy và học ở bên cạnh lại rất ồn ào. Thỉnh thoảng còn quơ loạn tay chân. Thật ra người đứng xem đó muốn làm gì? Hỏi tôi muốn làm gì, tôi là đang khuyên can bọn họ, thật sự cái cảnh tượng trước mắt tôi, thật không thể nào xem tiếp được nữa, bọn họ là đang làm gì, tôi muốn bọn họ thân thiết hơn nên mới bảo bọn họ tập bơi cùng, chứ có phải biểu bọn họ cắm đầu học như thế kia không.
Thẩm Ngạn và Thẩm Lạc ở dưới nước đã hai canh giờ rồi, còn trong tình trạng là bán mạng tập. Tôi không muốn con trai mình sinh bệnh, nhưng nói cách nào nó cũng không chịu lên, còn đáp trả tôi như thế này: “Mẹ, con vẫn khỏe, con muốn học tiếp, mẹ đừng làm phiền con và Thẩm thúc thúc.”
Thẩm Ngạn chẳng những không ngăn cản mà còn phụ họa: “A Ngưng, nàng yên tâm, ta sẽ biết chừng mực.” Biết chừng mực cái đầu anh, đã ngâm mình dưới nước lâu thế, mặc dù Thẩm Lạc bình thường vẫn hay ngâm nước thuốc mỗi ngày 2 canh giờ, có cơ thể tốt hơn những đứa trẻ khác nhưng hiện tại nếu còn ở dưới nước vận động kịch liệt như thế nữa ngay cả người lớn như anh chưa chắc đã chịu nổi làm sao 1 đứa trẻ có thể chịu nỗi.
Vì thế cho nên mới có tình trạng như hiện tại, tôi đứng bên bờ sông, kêu gào khản cổ, còn không quên quơ tay múa chân: “Thẩm Ngạn, Thẩm Lạc, hai người lên ngay cho tôi, nếu không lên tôi…tôi sẽ bỏ mặc các người, mau lên, mau lên đây cho tôi.”
Vì sự ồn ào của tôi, cuối cùng bọn họ cũng chịu khuất phục, sau khi thu xếp mọi thứ chúng tôi trở về thành, khi về đến thành, thì nhà nhà đã lên đèn, bụng tôi đã ghéo ùng ục, lúc này chỉ muốn mau chóng chạy về nhà, ăn 1 bữa thật no nê rồi lăn ra mà ngủ thôi. Nhưng trời không chiều lòng người, khi về tới nhà chưa kịp cơm nước gì đã bị Bách Lý Tấn kéo đi ra 1 góc sân nói chuyện. “Này này, Bách Lý Tấn, có chuyện gì để tôi ăn cơm xong rồi nói có được không, đói chết tôi rồi.”
Tôi bực bội vùng tay ra khỏi tay Bách Lý Tấn, định đi trở vào nhà, nhưng lại bị hắn giữ lại: “Cô khoan đi đã, nghe tôi nói trước.”
Tôi bĩu môi hừ mĩu nhìn hắn “Thôi được rồi, nói đi, mà bộ có gì là quan trọng à?”
Bách Lý Tấn mày xoăn tít lại, có vẻ rất bối rối, bộ dạng của hắn bây giờ rất giống gà mắc tóc “A Ngưng, tôi…tôi sắp phải đi Trần quốc.”
Tôi ngạc nhiên “Sao?”
Bách Lý Tấn ấp úng đáp: “Tôi sắp phải đi Trần quốc rồi, cô… cô có muốn đi cùng không?”
Tôi nghe được liền gật đầu như bâm tỏi: “Muốn, muốn chứ, anh đi đâu tôi theo đó.” Nghĩ nghĩ lại bổ sung thêm: “Tôi không đòi hỏi gì hết, chỉ cần anh cho theo là được rồi.”
Bách Lý Tấn nghe được thì sững người, sau lại đỏ mặt đáp: “Được!” Tôi thật ra không hiểu lý do tại sao lúc đó Bách Lý Tấn lại đỏ mặt, nhưng tôi biết hắn đã đồng ý dẫn bọn tôi theo đến Trần quốc, hắn hiện giờ là nồi cơm điện của tôi hắn đi đâu tôi tất nhiên phải theo đến đó rồi. Haha.