Hóa ra ngày ấy lão gia từ nơi khác về, mới vừa rời thuyền, còn chưa đi vài bước, liền nhìn thấy trên Lai Viễn kiều có một người đang đứng. Trong tay người nọ cầm cái rổ, bên trong có một đứa trẻ đang ngủ ngon lành. Người nọ thấy lão gia, liền bùm một tiếng quỳ xuống, cầu ông thu lưu đứa nhỏ này, hắn nói mình là người cá, tộc nhân của mình sắp gặp một hồi đại nạn ngập đầu, một người cũng không sống được. Vì bảo vệ huyết mạch duy nhất trong tộc mà hắn cần phải đem hài tử này gửi gắm cho người nguyện ý nuôi nấng nàng, đem nàng dưỡng dục thành người.
Để báo đáp, hắn lấy ra một cái hộp, mở nắp hộp, kỳ trân dị bảo ở bên trong bị nước mưa rơi vào phát ra tiếng leng keng rung động. Hắn đem hộp đưa cho lão gia, trong ánh mắt đầy chờ mong và lo lắng.
Lão gia chỉ nhìn cái một một cái, liền đem nó để trên mặt đất, lại đem ánh mắt nhìn xuống nữ anh ở trong giỏ, trong ánh mắt lộ ra vui mừng xen lẫn phức tạp. Qua hồi lâu, ông tháo đấu lạp trên người mình xuống, che cái giỏ nói, “Nàng tuy là người cá, không sợ mưa nhưng tuổi còn nhỏ, bị nước mưa xối nửa ngày thì vẫn không ổn.”
Nghe hắn nói như vậy, người cá kia biết mình đã tìm đúng người. Hắn dập đầu với lão gia, cố nhịn khóc nhìn đứa bé gái kia một cái rồi mới theo Lai Viễn kiều mà nhảy vào Ngọc Hà.
Đêm đó, mưa to tầm tã, Ngọc Hà cuộn lên từng cơn sóng dữ. Sáng sớm hôm sau, lúc gió ngừng mưa tạnh, trên mặt sông dâng lên một tầng nước màu hồng. Những người chèo thuyền vào sáng sớm phát hiện nước sông đỏ bừng, so với sắc cầu vồng còn đỏ hơn. Có người nói đêm hôm trước nhìn thấy một cái con rồng, nạm vảy ở trên sông đong đưa, đem từng người cá vứt lên rồi lao tới nuốt vào bụng.
Từ đây, người cá không xuất hiện nữa, mà Lãnh gia lại nhiều thêm một đứa nhỏ gào khóc đòi ăn. Lão gia cũng không có gạt người khác. Ông nói với thôn dân đứa nhỏ chính là cô nhi duy nhất còn lại của tộc người cá, lại đặt tên cho nàng là Lãnh Ngọc.
Ta nhìn Lãnh Ngọc dần lớn lên, nàng trưởng thành cũng không có gì khác với người thường, có cha mẹ yêu thương, có đám bạn cùng làm chung châm tuyến. Nàng biết mình là người cá nhưng lại không coi mình là người cá, nàng vui sướng mà đơn thuần dung nhập vào thế giới của con người, không hề thấy có chút tách biệt.
Nếu không phải sau đó phát sinh sự tình kia thì ta nghĩ Lãnh Ngọc cũng sẽ không bao giờ nhìn thấy một mặt khác của con người. Nàng cho rằng mọi người bên cạnh đều giống mình, không giúp đỡ người khác nhưng cũng sẽ không làm hại ai. Nàng không biết trong lòng chúng ta đều có một ranh giới, nếu không chạm vào ranh giới đó thì mọi người đều vui mừng nhưng nếu lướt qua nó thì chỉ một chút thôi chúng ta cũng sẽ bị đả kích.
Năm lão gia qua đời, trong thôn nghênh đón một hồi hạn hán nhiều năm chưa thấy. Cái này ta đã nói với các ngươi. Trận hạn hán này kéo dài suốt ba năm, hao hết sinh cơ có trong thôn trang. Càng họa vô đơn chí là bệnh lao cũng đi theo nạn hạn hán, bắt đầu lan ra toàn bộ vùng này, mà thôn trang cũng không thể thoát khỏi. Rất nhiều hài tử, lão nhân đều nhiễm bệnh này, vì thế mọi người dùng trân châu dư lại trong nhà để làm thuốc, hy vọng chữa được khỏi bệnh. Nhưng hơn phân nửa trân châu đã bị bán đổi lấy tiền mặt nên cũng không còn lại nhiều lắm, hơn nữa một người vừa khỏi bệnh thì lại đến một người khác bị, cứ thế chữa mãi không khỏi.
Lãnh Ngọc thực sốt ruột, trong lòng nàng, người trong thôn không khác gì thân nhân của mình. Nàng là cô nhi được nhặt về, mỗi người bọn họ đối với nàng đều có ân tình thật lớn, cho nên nàng đối với mỗi người đều tận tâm tận lực. Nàng thường nhốt chính mình trong phòng cả đêm, sáng hôm sau ra trong tay sẽ có một hộp đựng đầy trân châu.
Khi đó ta đã sớm rời khỏi Lãnh gia, nhưng lão gia từng lưu lại di ngôn, muốn ta quan tâm nhiều tới Lãnh Ngọc, cho nên ta thường xuyên đi thăm nàng. Có một ngày, vào sáng sớm, ta thấy nàng từ trong phòng đi ra, hai mắt thế nhưng tràn ra huyết lệ. Hóa ra nàng vì muốn chữa bệnh cho thôn dân mà cưỡng bách chính mình suốt ngày khóc nỉ non, rốt cuộc đem nước mắt khóc đến cạn khô.