Chương 92: Bên trong hầm mộ
Bốn bề tĩnh mịch, u tối, chỉ có chút ánh sáng leo lét từ một ngọn đèn gắn trên vách hắt lại. Trước một cỗ quan tài bằng cẩm thạch, Công Tôn Khánh nghiêm trang quỳ tại đó, lạy bốn lạy rồi đứng lên, quay lại nhìn Tôn Bảo.
“Ngươi cũng đến đây lạy đi.”
Tôn Bảo ngồi bệt dưới đất, linh lực đã bị phong ấn nên không vận dụng tu vi được, tuy nhiên vẫn có thể cử động bình thường. Lão nghe gọi liền hừ lạnh một tiếng, ngoảnh mặt sang hướng khác rồi nói:
“Mẹ ngươi thì ngươi cứ việc lạy, liên quan gì đến ta?”
“Bà ấy cũng là mẹ ngươi.”
“Mẹ ta? Không, bà ấy không phải mẹ ta, không xứng làm mẹ ta, muôn đời cũng không xứng.”
“Ngươi nói cái gì?” Công Tôn Khánh nổi giận quát. “Bà ấy mang nặng đẻ đau sinh ra ngươi, ngươi đã không báo đáp công ơn sinh thành thì chớ, lại còn nói những lời khó nghe như vậy là nghĩa làm sao?”
“Ngươi còn hỏi tại sao ư?” Tôn Bảo bỗng bật cười khanh khách. “Phải rồi, ngươi là con cưng của bà ta, được nuông chiều bảo bọc, lớn lên trong sung sướng, làm sao hiểu được cuộc sống của ta, bởi vì bà ta mà khốn khổ đến nhường nào.”
“Việc ngươi lưu lạc chỉ là ngoài ý muốn, đâu phải lỗi tại bà ấy.”
“Ha ha ha, đúng vậy, đúng vậy, ta rốt cuộc cũng chỉ là một đứa trẻ ngoài ý muốn không hơn không kém.”
“Ta không có nói như vậy.”
“Chính miệng ngươi vừa nói lại còn chối. Ngươi không hoàn toàn nói như thế, nhưng ý của ngươi chính là như thế. Hừ, ngươi cũng giống như mẹ ngươi, cùng một giuộc với nhau cả thôi.”
“Ngươi, sao ngươi đã vô lý lại còn cố chấp thế hả? Tưởng ta không dám g·iết ngươi sao?” Công Tôn Khánh chợt giơ cao tay phải, linh lực ầm ầm vận chuyển. Bên trong hầm mộ kín như bưng, không có gió mà vạt áo tung bay phần phật.
“Muốn g·iết thì cứ g·iết đi, cứ lắm lời làm gì.” Tôn Bảo ngẩng đầu nhìn lên, chẳng hề tỏ ra sợ hãi. “Ta chỉ hận là năm đó không thể tận tay g·iết c·hết ngươi, lại để ngươi sống sót trở về, khiến kế hoạch của giáo chủ thất bại, hại ta cũng rơi vào tay ngươi.”
“Ngươi hận ta?” Công Tôn Khánh nghiến răng nói. “Ngươi hại c·hết con gái ta, cũng là điệt nữ của ngươi, giả dạng ta để làm gián điệp cho Vô Âm giáo, tàn phá quê hương ta, cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của ngươi, tỏ ra bất kính với mẹ ta, cũng là mẹ của ngươi, vậy mà ngươi lại hận ta? Ta mới là người phải hận ngươi, còn ngươi vì cớ gì mà hận ta chứ?”
“Vì cớ gì ư?” Tôn Bảo khẽ thì thào.
Năm y lên ba tuổi, khi vừa nhận thức thế giới xung quanh, lẽ ra phải được sống vui như vui vẻ như những đứa trẻ khác, thế nhưng tuổi thơ của y lại là những tháng ngày cùng nghĩa mẫu chạy trốn sự t·ruy s·át của một người gọi là “phu nhân”.
Không có đêm nào y được ngủ yên giấc, luôn bị làm giật mình bởi những tiếng pháo nổ. Ánh lửa cháy rợp trời phản chiếu vào trong đáy mắt, hơi nóng phả khắp toàn thân. Rồi một đám người lạ mặt xuất hiện, gươm đao tua tủa, đằng đằng sát khí nhìn y và nghĩa mẫu nói:
“Bọn ta phụng mệnh phu nhân đến lấy mạng đứa trẻ ấy, ngươi muốn sống thì mau giao nó ra đây.”
Nhưng nghĩa mẫu không bỏ rơi y để cầu được yên ổn. Bà dùng một tấm vải lụa buộc y vào lòng, liều mạng đột phá vòng vây, thương tích đầy mình, cũng may trốn thoát được.
Chỉ là vài ngày sau, bọn người ấy lại tìm tới, khiến hai mẹ con y phải chạy trối c·hết.
Chuyện như thế không ngừng lặp đi lặp lại, ám ảnh tâm hồn trẻ dại của y. Đến nỗi, thứ khiến y run rẩy sợ hãi chính là hai tiếng “phu nhân” chứ không phải “ông kẹ” như những đứa trẻ khác.
Ngay cả những đêm không b·ị t·ruy s·át, y cũng giật mình tỉnh giấc như một thói quen, mồ hôi ướt đẫm áo, nước mắt chảy đầy mặt.
Khi đã lớn hơn một chút, y mới hỏi “phu nhân” rốt cuộc là ai, tại sao lại muốn g·iết mình đến thế? Nghĩa mẫu nói đó chính là Công Tôn phu nhân, phu nhân của tông chủ Thất Dương tông, mẹ ruột y.
Thấy y không hiểu, nghĩa mẫu giải thích thêm rằng y còn có một người ca ca song sinh nữa.
“Trẻ con song sinh là do trời phạt, bị ma ám, quỷ thần nguyền rủa nên mới sinh nở như vậy, nếu sống thì sẽ mang đến tai họa cho cha mẹ, tông môn, muốn hóa giải thì phải g·iết đứa bé thứ hai đi.”
Vì vậy, ngay sau khi y chào đời, Công Tôn phu nhân đã ra lệnh cho nghĩa mẫu, vốn là một tỳ nữ của bà ta, dìm y xuống nước đến c·hết. Nhưng nghĩa mẫu không nỡ làm chuyện thất đức như vậy, đã lén mang y bỏ trốn. Những kẻ t·ruy s·át chính là do Công Tôn phu nhân sai tới.
Ròng rã suốt mười mấy năm trời, y phải lớn lên trong cảnh trôi sông lạc chợ, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, hôm nay không biết liệu có còn sống được đến ngày mai.
Đến năm y hai mươi tuổi, việc t·ruy s·át đột nhiên dừng lại. Tuy không rõ nguyên nhân nhưng đây thật sự là một điều đáng mừng. Trải qua nhiều ngày lang bạc, y cùng nghĩa mẫu tìm đến một ngôi làng nhỏ giữa một vùng núi hẻo lánh, định cư tại đó.
Không lâu sau, y cũng yên bề gia thất, rồi sinh được một bé gái đáng yêu. Ngày ngày, y lên rừng đốn củi, nương tử ở nhà dệt vải may áo, nghĩa mẫu trông con cho y, rảnh rỗi thì nuôi cá và trồng thêm rau.
Một nhà bốn người cứ thế quây quần bên nhau, sống vui vẻ hạnh phúc. Y cảm thấy cuộc đời như vậy đã đủ mãn nguyện, mọi hận thù cũng dần tan theo gió mây.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, một ngày nọ, những kẻ t·ruy s·át lại tìm tới. Lần này, kẻ địch vừa đông vừa mạnh hơn trước, y và nghĩa mẫu không cách nào chống cự nổi.
Nghĩa mẫu, nương tử, con gái y, đều bị phân thây muôn mảnh, c·hết đầy thảm khốc. Y liều mạng đánh nhau với bọn chúng, toàn thân không chỗ nào không bị đao đâm kiếm cắt, đến khi sức cùng lực kiệt rồi ngất đi.
Trong cơn mê sảng, y không ngừng nhìn thấy cảnh tượng cả nhà mình bị t·hảm s·át dưới lưỡi đao của kẻ thù. Bên tai cứ văng vẳng tiếng khóc của con gái, tiếng thét đầy đau đớn của nương tử, tiếng kêu gào “chạy đi” của nghĩa mẫu, và cả lời nói của lũ người kia nữa:
“Bọn ta phụng mệnh công tử, đến đây để lấy mạng ngươi.”
Trước là “phu nhân” giờ là “công tử” tuy hai người khác nhau nhưng rõ ràng là cùng một mục đích.
Y may mắn được người của một môn phái nhỏ cứu sống, nhưng đó cũng chỉ là phần thể xác, còn linh hồn thì đã hoàn toàn vỡ nát, không cách nào chữa lành. Thứ duy nhất khiến y có thể tồn tại đến tận bây giờ chính là thù hận.
Nhớ lại chuyện xưa, hai con mắt Tôn Bảo dần trở nên đỏ ngầu, tích đầy lửa hận, như muốn hóa thành thực chất t·hiêu r·ụi tất thảy mọi thứ. Y thở hồng hộc nói:
“Vì cớ gì mà cùng một mẹ sinh ra, chỉ vì ngươi sinh trước ta nửa canh giờ mà được sống, còn ta thì nhất định phải c·hết? Dù ta đã chạy đến chân trời góc bể các ngươi vẫn không chịu buông tha? Những người ta yêu quý cũng phải c·hết? Tất cả những gì ta làm chỉ là để trả thù mà thôi.”
Công Tôn Khánh nghe xong chẳng hiểu, liên tục hỏi lại:
“Ai muốn ngươi phải c·hết? Sinh trước sinh sau thì có liên quan gì? Rốt cuộc ta đã làm gì mà ngươi trả thù ta?”
“Những chuyện độc ác hai mẹ con ngươi gây ra cho ta, bản thân ngươi không biết hay sao mà còn hỏi?”
Tôn Bảo cứ nói chuyện không đầu không đuôi, lại không tiếc lời mắng nhiếc người mẹ quá cố, khiến Công Tôn Khánh giận đến run người, hai nắm tay siết chặt lại, quát lên:
“Rốt cuộc ta đã làm gì ngươi, hả?”
Tôn Bảo không tin rằng Công Tôn Khánh không biết về những chuyện đã xảy ra. Những chuyện mà chỉ nghĩ đến thôi đã khiến y cảm thấy đau lòng, vậy thì sao có thể mở miệng nhắc lại cho chính kẻ thù của mình nghe được. Y không lên tiếng nữa, lại ngoảnh mặt đi.
Công Tôn Khánh nhìn Tôn Bảo, một lúc sau thì chợt nhận ra mọi thứ đang lệch khỏi quỹ đạo mong muốn. Y dần buông lỏng hai cánh tay, điều hòa lại hơi thở cũng như cảm xúc, bước tới góc tường đối diện ngồi xuống.
Bầu không khí dần trở nên lắng đọng, ngay cả những hạt bụi cũng lười bay lên. Cứ thế nửa ngày trôi qua, Công Tôn Khánh mới chậm rãi nói:
“Ngươi có biết là, kể từ khi ngươi bị người ta bắt đi, mẹ vì lo lắng cho ngươi mà ngày đêm u sầu ảo não, dần sinh tâm bệnh, không lâu sau lại mắc một chứng bệnh lạ, phải nằm liệt giường suốt hai mươi năm ròng hay không?
Mỗi lúc ta đến thăm, mẹ luôn bảo ta đem chiếc gương đặt ở bên cạnh, nhìn vào rồi tưởng tượng như thấy được cả ta và ngươi. Bà xoa đầu ta, lại vuốt ve chiếc gương, kể rất nhiều câu chuyện cổ xưa.
Bà hỏi ta có hiểu không, ta hồn nhiên trả lời, lúc hiểu lúc không. Nhưng khi hỏi chiếc gương, chiếc gương lúc nào cũng lặng thinh không đáp, khiến nước mắt bà lại rơi.
Bốn mùa xuân hạ thu đông, mỗi khi mẹ may cho ta áo mới, cũng may luôn cho ngươi. Và cả những món đồ chơi nữa, bà luôn làm ra hai cái giống hệt nhau. Không có khi nào là mẹ không nghĩ về ngươi, đến tận lúc mất đi vẫn không thay đổi.
Ta thật sự không biết ngươi đã trải qua những gì, ta rất tiếc về chuyện đó, nhưng ngươi vì thế mà oán hận bà ấy thì thật là không đúng.”
Tôn Bảo ban đầu còn tỏ ra thờ ơ, nhưng càng nghe lại càng trở nên chăm chú. Chỉ là y không thể tin vào những điều ấy, hai mắt cứ long sòng sọc, vừa lắc đầu vừa nói:
“Không thể nào! Ta là huynh đệ song sinh với ngươi, là đứa trẻ bị nguyền rủa, bà ta muốn g·iết ta, ngươi cũng muốn g·iết ta. Không thể có chuyện như ngươi nói, ngươi nói bậy!”
Bấy giờ, Công Tôn Khánh đã đoán được phần nào nguyên nhân, bèn hỏi dò:
“Ý ngươi là, nếu sinh hai đứa trẻ cùng một lúc thì phải g·iết bỏ đứa thứ hai đi đúng không?”
“Ngươi đã biết rồi còn hỏi ta.”
“Cách đây khoảng chín ngàn dặm về phía tây, có một ngọn núi tên là Nghịch Long, các bộ tộc sinh sống ở đó đúng là có quan niệm như vậy, nhưng Thất Dương tông thì hoàn toàn không có thứ tục lệ này.”
Công Tôn Khánh ôn tồn giải thích. Sở dĩ y biết được chuyện này là vì hơn hai mươi năm trước, bên dưới chân núi Nghịch Long, y từng cứu một đứa trẻ suýt bị g·iết vì lý do kỳ lạ trên.
“Những lời ta nói đều là sự thật, ta chẳng việc gì phải lừa ngươi cả. Ta e rằng có sự hiểu lầm ở đây, do chính kẻ b·ắt c·óc đã nói với ngươi, khiến ngươi có suy nghĩ như thế.”
“Không, ta không phải b·ị b·ắt cóc.” Tôn Bảo không thể tin vào điều đó. Vì nếu y b·ị b·ắt cóc, người thực hiện chỉ có thể là nghĩa mẫu mà thôi.
Công Tôn Khánh chợt tiến về phía đối diện, tay trái đặt lên vai Tôn Bảo, nhìn sâu vào đôi mắt y, chân thành nói:
“A Bảo, đệ đệ, lúc ngươi b·ị b·ắt cóc, ta cũng chỉ mới vài ngày tuổi nên chẳng biết gì cả. Nhưng suốt gần hai mươi năm ở bên cạnh mẹ, ta hiểu rất rõ tình cảm của bà dành cho ngươi.
Đó là niềm thương yêu vô bờ bến của bất kỳ người mẹ nào dành cho con mình, thậm chí bởi vì xa cách nên càng tăng thêm gấp bội, khiến nhiều lúc bà ấy quên hẳn sự có mặt của ta.
Tuy nhiên, ta chưa bao giờ cảm thấy ghen tị với ngươi. Ta vẫn thầm ước rằng ngươi đừng b·ị b·ắt đi, như thế thì mẹ đã không mắc phải bệnh lạ, còn ta thì có người để chơi cùng, cha cũng có nhiều thời gian hơn để dạy dỗ cho ta vào những lúc rảnh rỗi, cả nhà đều vui vẻ thật tốt biết bao.”
Tôn Bảo lặng thinh, lòng đầy bối rối. Công Tôn Khánh lại nói:
“Nếu ngươi vẫn chưa tin, vậy để ta cho ngươi xem thứ này.”
Đoạn y đứng dậy, đi đến góc phòng phía tây. Tại đó có năm chiếc rương, đựng các đồ vật tùy táng theo Công Tôn phu nhân. Công Tôn Khánh lấy hai chiếc rương đặt ở cuối dãy đến trước mặt Tôn Bảo rồi mở ra.
Chiếc rương thứ nhất đựng đầy các món đồ chơi, vài cái trống lúc lắc, vài chiếc lồng đèn, vài con rối nhỏ, và tượng các con vật có bánh xe bằng gỗ. Chiếc rương thứ hai đựng đầy quần áo, đủ các màu sắc, đủ các kích cỡ, nhỏ nhất là dành cho trẻ con một tuổi, lớn nhất thì dành cho độ tuổi thiếu niên.
Thời gian vô số năm trôi qua, những đồ vật này đã không dùng được nữa. Tuy nhiên, nhờ được bảo quản cẩn thận nên vẫn có thể nhận ra, trên mỗi món đồ chơi, mỗi bộ quần áo đều có khắc hoặc thêu hai chữ: “A Bảo” cùng với đó là tình cảm của một người mẹ gửi gắm vào bên trong chúng.
Trong chiếc rương đựng quần áo còn có một chiếc khóa vàng, mặt trước là chữ “Phúc” mặt sau ghi rõ tên họ thật của Tôn Bảo, chính là “Công Tôn Bảo” cùng với ngày sinh tháng đẻ.
Công Tôn Khánh lặng lẽ lui ra xa, để cho Tôn Bảo tự mình cảm nhận và suy ngẫm lại tất cả mọi thứ.
Một ngày, hai ngày, rồi mười ngày qua đi. Màn sương thù hận bao phủ tâm trí Tôn Bảo bấy lâu nay tuy chưa hoàn toàn biến mất, nhưng cũng phai mờ đi phần nào.
Bấy giờ, y đã có thể chậm rãi hồi tưởng về quá khứ của mình theo một góc độ khác, chợt phát hiện có không ít chỗ khúc mắc, mà nếu cẩn thận xem xét lần nữa thì thấy chúng đều dẫn đến một cái đích cuối cùng, chính là Vô Âm giáo.
Việc y gia nhập giáo phái này, dường như đã được sắp đặt sẵn từ trước chứ không phải ngẫu nhiên. Sau đó, Vô Âm giáo nói y có khuôn mặt giống với Công Tôn Khánh, nên tập trung bồi dưỡng thực lực rồi giao cho nhiệm vụ giả dạng, nhưng thật ra đã biết rõ thân phận của y.
Thuở nhỏ, nghĩa mẫu vẫn thường gieo vào lòng y nỗi oán hận đối với Công Tôn phu nhân lẫn Thất Dương tông, nhưng khi lớn lên, bà ấy lại muốn y quên hết những thù hận đó.
Hóa ra, không phải bà sợ y muốn trả thù rồi tự đâm đầu vào chỗ c·hết. Mà vì sau nhiều năm nuôi dưỡng y, bà dần coi y như con trai mình, không muốn y mang nỗi oán hận vô nghĩa ấy thêm nữa.
Nhưng nếu nói ra sự thật, bà sợ y sẽ hận bà, cho nên cứ phân vân rồi đành giữ im lặng. Có lẽ vì điều này nên bà bị Vô Âm giáo g·iết c·hết, hoặc c·ái c·hết của bà vốn dĩ cũng nằm sẵn trong kế hoạch của chúng.
Tôn Bảo, hay bây giờ là Công Tôn Bảo, sau khi suy nghĩ kỹ càng dần sáng tỏ mọi thứ, nhưng hai mắt lại bỗng trở nên ướt nhòe. Suốt mấy trăm năm trời, y đã phải sống trong hận thù với chính mẹ ruột cùng với ca ca của mình, những người thương yêu và lo lắng cho y nhiều nhất.
“Mẹ, mẹ ơi!”
Công Tôn Bảo gục đầu lên các món đồ do Công Tôn phu nhân để lại, nước mắt lã chã tuôn rơi, khóc hết nửa ngày mà vẫn chưa dứt được. Công Tôn Khánh bước đến gần, vỗ lên lưng y.
“Bảo đệ, đừng khóc nữa.”
Công Tôn Bảo đập đầu xuống đất binh binh, mếu máo nói.
“Ca ca, đệ xin lỗi, đệ đã hại c·hết Bình Nhi rồi, đệ không bằng loài cầm thú, đệ thật đáng c·hết.”
“Không phải lỗi của đệ, chuyện đó là do Vô Âm giáo gây ra.” Công Tôn Khánh đỡ y dậy, nhẹ nhàng khuyên giải.
“Nhưng… chính tay đệ… đã…”
Công Tôn Bảo không dám nói hết câu, lại ôm mặt khóc hu hu. Công Tôn Khánh ngẩng mặt lên cao thở dài, một lúc sau nói:
“Thế này đi, nếu đệ cảm thấy có lỗi thì hãy giúp ta làm một việc, coi như chuộc lại lỗi lầm trước kia vậy.”
“Đừng nói một việc, kể cả trăm ngàn việc, dù có phải lên núi đao xuống biển lửa, khiến cho thịt nát xương tan, đệ cũng xin lấy thân trâu ngựa này ra làm.”
“Được rồi, ta không bắt đệ phải mạo hiểm đến tính mạng đâu, mà việc này đệ cũng từng làm rồi, nên chắc cũng không có gì khó khăn.”
“Rốt cuộc là việc gì, xin ca ca cứ nói.”
“Một lần nữa đóng giả ta, thay ta chăm sóc cho Hạo Nhi, dạy dỗ nó nên người.” Công Tôn Khánh vừa nói vừa lấy ra một bộ quần áo cùng một chiếc mặt nạ, giống với những thứ đang mặc trên người mình.
“Việc này?” Công Tôn Bảo nhìn mặt nạ với quần áo rồi ngước lên, ngơ ngác không hiểu tại sao.
“Đây là yêu cầu duy nhất ta, đệ làm được không?”
“Vậy còn ca ca, ca ca định đi đâu?”
“Chẳng giấu gì đệ, ta sắp c·hết rồi.” Nói xong, Công Tôn Khánh kéo thấp cổ áo xuống, để lộ phần ngực bụng đầy vết l·ở l·oét, từng mảng da thịt bong tróc ra, vụn nát, chỗ xanh chỗ vàng như bị nấm mốc.
Hai người vừa mới nhận nhau chưa đầy nửa khắc, vậy mà lại hay tin một người sắp sửa phải t·ừ g·iã c·õi đ·ời, còn gì tuyệt vọng hơn? Công Tôn Bảo tưởng như sét đánh ngang tai, nhìn trân trân vào thương tích trên người ca ca, gào lên đầy đau đớn:
“Kẻ nào, rốt cuộc là kẻ nào đã hại ca ca thành ra như vậy?”
Nhưng nói đến đây, y chợt hiểu v·ết t·hương kia từ đâu mà có, chính là do c·hất đ·ộc bên trong Vạn Ma trạch gây nên. Y vừa tự đấm mạnh vào ngực vừa tự trách:
“Là đệ, lại là đệ. Đệ đúng là kẻ bị nguyền rủa, sống trên đời chỉ khiến mọi người gặp phải tai họa mà thôi.”
Nếu không phải tu vi đang bị phong ấn, Công Tôn Bảo đã tự đ·ánh c·hết chính mình. Công Tôn Khánh nắm chặt tay y rồi quát lên:
“Im miệng! Nếu đệ không bị k·ẻ g·ian b·ắt c·óc thì đâu có những chuyện này xảy ra, ta nói đệ có hiểu không hả?”
“Nhưng mà…”
“Coi như ta cầu xin đệ vậy.” Công Tôn Khánh chợt dịu giọng nói. “Sau khi ta c·hết, Hạo Nhi chỉ có thể trông cậy vào đệ. Nhưng nếu đệ đóng giả ta không tốt, bị người khác phát hiện, thằng bé sẽ không còn ai để nương tựa vào nữa.”
Công Tôn Bảo còn muốn nói gì đó nhưng đều bị ngăn lại, cuối cùng đành phải chấp nhận yêu cầu này.
Công Tôn Khánh gật đầu hài lòng, thu xếp các đồ vật ngổn ngang vào trong hai chiếc rương, tạm thời cất về chỗ cũ. Y đánh nhẹ một chưởng lên lưng Công Tôn Bảo để giải trừ phong ấn linh lực rồi đi về phía quan tài.
Công Tôn Bảo bước theo, quỳ lạy Công Tôn phu nhân bốn lạy rồi đứng lên. Công Tôn Khánh nói:
“Đại sư huynh từng nghĩ ra một bộ chưởng pháp gọi là Niễu Hoa chưởng, ta vốn không muốn học nhưng huynh ấy cứ khăng khăng muốn truyền lại cho ta, nay ta cũng sẽ truyền lại cho đệ.”
Đoạn y biểu diễn một lộ chưởng pháp gồm tám chiêu.
Công Tôn Bảo xem qua, cảm thấy chẳng có gì đặc biệt, thậm chí là khá vụng về, nhưng sợ có ẩn chứa điều tinh diệu bên trong nên không hề chớp mắt lấy một cái. Y không hề biết rằng, chưởng pháp này đúng thật là vụng về như những gì đã trông thấy.
Lúc còn trẻ, tông chủ từng phải lòng một vị sư muội họ Đường, nhưng không biết làm cách nào để gây chú ý, bèn nghĩ ra thứ chưởng pháp này, mô phỏng lại các hành động của nàng.
Có lúc Đường sư muội chơi túc cầu, bị quả cầu rơi trúng mặt, giơ tay lên đỡ nhưng không kịp. Lại có lúc Đường sư muội leo cây hái quả, sơ ý trượt chân té ngã, tứ chi hướng thẳng lên trời. Lúc thì Đường sư muội giặt quần áo, chẳng biết vung tay thế nào mà cái chày bay thẳng xuống suối, bị dòng nước cuốn trôi đi mất…
Những cảnh tượng đó được tông chủ nhìn thấy được, suy diễn thành tám chiêu, đặt tên là Niễu Hoa chưởng, nghĩa là chưởng pháp trêu hoa. Sau khi truyền thụ cho Công Tôn Khánh, tông chủ lại rủ y đến nơi Đường sư muội hay đi qua, rồi cùng nhau trao đổi chiêu thức.
Quả nhiên, tông chủ gây được sự chú ý của Đường sư muội, tiếc là kết quả lại đi ngược với mong đợi, biến y từ người xa lạ thành người bị ghét bỏ. Ấy thế mà phải đến cả năm sau, tông chủ mới nhận ra tác hại của nó, muốn hối thì đã muộn.
Nhưng thay vì động viên an ủi, Công Tôn Khánh hễ cứ thấy sư huynh ở đâu là lại lấy bừa một chiêu chưởng pháp ra đánh, khiến tông chủ vừa giận vừa tức cười, đành phải ra tay đáp trả.
Dần dà, việc này cũng trở thành thói quen của hai người, mãi đến khi cả hai đều trở thành người giữ vai trò quan trọng trong tông, thói quen ấy mới bị hạn chế lại.
Công Tôn Khánh vừa múa chưởng vừa giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của từng chiêu thức. Bấy giờ, Công Tôn Bảo mới nhận ra là mình lo lắng có hơi thừa, tuy nhiên vẫn tập trung quan sát.
Đến khi được yêu cầu thực hiện lại, bởi vì không có gì khó khăn nên Công Tôn Bảo đều diễn được y chang. Nhưng để cho thuần thục, đến mức tạo thành phản xạ tức thời, hai người lại mất thêm ba ngày để luyện tập.
Sau lần cuối cùng đối chưởng, Công Tôn Khánh cảm thấy đã ổn, khẽ gật đầu hài lòng. Y dắt tay đệ đệ đến bên cạnh quan tài, cả hai cùng ngồi xuống, vai tựa vào nhau. Công Tôn Khánh nói:
“Đại sư huynh nhìn bề ngoài như vậy thôi, nhưng thật ra là một người tinh tường, trải qua chuyện vừa rồi chắc là sẽ còn đa nghi hơn nữa. Ta với huynh ấy vốn rất thân thiết, không thể tránh mặt quá nhiều được, vì vậy đệ phải cẩn thận kẻo bị lộ.”
Rồi y bắt đầu kể ra từng bí mật giữa mình và tông chủ. Công Tôn Bảo chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng khẽ mỉm cười, không ngờ lúc còn trẻ hai người này lại nghịch ngợm đến thế.
Thời gian tựa bóng câu bên ngoài cửa sổ, thoáng cái đã bảy ngày trôi qua. Tất cả những chuyện có thể bị người khác lấy ra để xác minh thân phận của mình, Công Tôn Khánh đều nói hết cho đệ đệ, không giấu diếm bất kỳ thứ gì.
Công Tôn Bảo vốn là người có trí nhớ tốt, chỉ cần nghe qua một lần đã có thể nhắc lại rành mạch mọi thứ. Công Tôn Khánh cũng phải ngạc nhiên vì điều này, tấm tắc khen:
“Trí nhớ của đệ có khi còn tốt hơn cả ta.”
Kế đó đưa bàn tay trái ra và nói:
“Vết sẹo này, năm xưa ta vì cứu Giang sư đệ mà có. Lúc ấy mặc dù rất đau, nhưng ta lại nghĩ, nếu đệ đệ bị rơi xuống vách núi chắc cũng sẽ sợ hãi lắm, thế nên ta mới mặc cho lưỡi đá nhọn như kiếm ấy đâm xuyên qua bàn tay này, tay còn lại thì cố giữ lấy Giang sư đệ, chờ người đến cứu.”
Công Tôn Khánh chợt nắm tay trái Công Tôn Bảo, đồng thời lấy ra một thanh chủy thủ được làm từ chính mảnh đá năm xưa.
“Ráng chịu đau nhé.”
Dứt lời liền đâm xuống. Công Tôn Bảo hiểu ý nên không hề phản kháng, chỉ khẽ hự một tiếng. Công Tôn Khánh chờ một chút rồi rút chủy thủ ra, chữa trị sơ qua rồi phóng một ngọn lửa thiêu đốt v·ết t·hương, sau khoảng thời gian một nén hương thì xong.
Bấy giờ, Công Tôn Khánh không còn gì để dặn dò thêm nữa, ngay cả túi trữ vật cũng giao lại, bèn hỏi đệ đệ về cuộc sống trước kia. Mặc dù chẳng có nhiều niềm vui, Công Tôn Bảo vẫn thản nhiên kể lại, rồi chợt cảm giác tất cả chỉ như một giấc mộng thoáng qua.
Công Tôn Khánh vốn đã đoán được phần nào, nhưng không ngờ đệ đệ của mình lại phải chịu đựng nhiều đau thương đến vậy, lặng lẽ lắng nghe, lặng lẽ thở dài. Công Tôn Bảo bỗng hỏi:
“Nếu đệ không chịu hối cải, ca ca sẽ g·iết đệ đúng không?”
“Còn phải hỏi sao?” Công Tôn Khánh đáp. Hai huynh đệ cùng nhau cười rộ lên. Công Tôn Bảo lại nói:
“Đệ muốn nghe thêm chuyện của ca ca, nếu có liên quan đến mẹ nữa thì càng tốt.”
Công Tôn Khánh ngẫm nghĩ rồi tìm những chuyện vui vẻ để kể. Công Tôn Bảo cẩn thận lưu giữ từng dòng ký ức vào tâm trí, và tại một vài khoảnh khắc, y tưởng như bản thân cũng xuất hiện trong những bức tranh đầy màu sắc ấy.
Cứ thế, năm ngày qua nhanh như một cái chớp mắt. Rồi việc gì đến cũng phải đến, hai người đang trò chuyện thì Công Tôn Khánh đột nhiên đưa tay ôm ngực, không nói được thêm lời nào nữa, mặc cho Công Tôn Bảo có gọi khản cả giọng vẫn im lặng.
Dẫu đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận việc này, Công Tôn Bảo vẫn không tránh khỏi cảm giác buồn đau vô tận. Y ôm chặt thân thể cứng ngắc không còn hơi ấm của ca ca, nghiêng mình tựa vào quan tài lạnh lẽo của mẹ, lệ nóng lại tràn đầy trên mặt.
Công Tôn Bảo ngồi thẫn thờ suốt ba ngày ba đêm, sau đó mới gạt lệ đứng dậy, tìm trong túi trữ vật những vật liệu tốt nhất để đóng một chiếc quan tài, đặt ca ca nằm vào bên trong.
Y đang định đóng nắp quan thì bỗng dừng lại, đưa tay nhẹ nhàng gỡ ra chiếc mặt nạ Công Tôn Khánh đang đeo. Đằng sau mặt nạ là một gương mặt đã bị thối rữa gần hết, trông cực kỳ kinh dị. Công Tôn Bảo nhìn một lúc rồi thở hắt ra, khẽ thì thào:
“Tại đệ nên ca ca mới biến thành thế này.”
Đoạn y lấy một chiếc gương cùng một con dao sắc, tự lột xuống da mặt của chính mình, đắp vào cho ca ca.