Tâm Lý Học

Chương 27




Công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những Công Đoạn Cuối Cùng

Trong hai phần trước của bài viết, chúng ta đã được tìm hiểu những bước cơ bản trong một cuộc điều tra hiện trường vụ án, các nhân viên khám nghiệm hiện trường phải thực hiện những công việc gì. Trong phần kết của loạt bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu những công đoạn cuối cùng giúp đưa vụ án ra ánh sáng, cũng như so sánh với những gì được thấy trên các bộ phim hình sự, hành động của Hollywood với những gì thực sự diễn ra trong khi điều tra hiện trường.

Khám nghiệm hiện trường

Có khá nhiều cách tiến hành công việc này:

Tìm kiếm theo hướng xoắn trôn ốc hướng vào trong: Nhà điều tra bắt đầu ở rìa ngoài hiện trường và đi theo hình vòng cung vào trong. Đây là giải pháp tốt nếu chỉ có một mình bạn tại hiện trường.

Hoàn toàn tương tự với vòng xoắn trôn ốc hướng ra ngoài.

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Tìm kiếm theo hướng song song: Những thành viên của đội điều tra di chuyển theo những đường thẳng song song, từ đầu đến cuối hiện trường vụ án


Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Tìm kiếm theo kiểu kẻ ô: Đơn giản là những hướng song song vuông góc với nhau. Hướng này sẽ được tiến hành sau khi bạn hoàn thành xong hướng kia.

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Tìm kiếm theo khu vực: Hiện trường vụ án được chia thành những vùng nhỏ. Mỗi thành viên trong đội phụ trách từng vùng.

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Khi tìm kiếm, hãy luôn để tâm đến mọi dấu vết.

Cửa ra vào và cửa sổ có khóa hay không? Đóng hay mở? Có dấu vết nào cho thấy việc phá cửa?Căn phòng có gọn gàng ngăn nắp hay không? Nếu không, đó là do hung thủ hay thói quen của nạn nhân?

Có bức thư nào vương vãi xung quanh? Nó đã được mở ra chưa?

Bếp có gọn gàng ngăn nắp hay không? Có thức ăn nào còn dang dở? Bàn ăn đã được chuẩn bị chưa? Nếu có, bữa ăn đó được ước tính cho bao nhiêu người?

Có dấu hiệu nào của một bữa tiệc vừa diễn ra hay không? Những chiếc ly còn vết rượu, những chai bia dang dở?

Nếu gạt tàn còn sót lại vài chiếc đầu lọc, loại thuốc lá nào còn sót lại đó? Có vệt son môi, hay vết răng trên đầu lọc hay không?

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Có thứ nào dường như không nằm đúng chỗ của nó? Một chiếc kính còn vết trang điểm trong căn hộ của một người đàn ông độc thân, hay nắp bồn cầu được lật lên ở căn hộ của một người phụ nữ? Một chiếc ghế chặn ngang lối ra vào?

Có rác trong thùng rác hay không? Có dấu vết gì chứng tỏ có người vừa lục tung thùng rác lên hay không?


Đồng hồ có chỉ đúng giờ hay không?

Phòng tắm có ẩm ướt hay không? Có gì cho thấy vừa có người sử dụng chúng hay không? Có dấu vết của một cuộc dọn dẹp ở đây hay không?

Nếu tay tội phạm đã nổ súng, chính xác hắn đã bắn bao nhiêu lần? Khẩu súng, viên đạn, vỏ đạn và lỗ đạn đều phải được định vị.

Có vết máu nào loang trên tường, sàn hay trần nhà?

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Đây là một quá trình cần được tiến hành với sự thận trọng tối đa. Những giác quan của bạn cần được huy động hết công suất – vì vấn đề đặt ra ở đây không phải là việc bạn tìm thấy gì, mà là bạn có thể đã BỎ SÓT những gì.

Đối mặt với tòa án

Công việc của một nhà điều tra hiện trường chưa dừng lại ở việc thu thập bằng chứng. Nó thậm chí chưa dừng lại khi đã có kết quả từ phòng xét nghiệm. Một phần công việc không thể không kể đến, đó chính là sự góp mặt của anh ta trước tòa án, về bằng chứng mà anh ta đã thu thập được, về phương pháp anh ta đã sử dụng, về tất cả những ai đã có tiếp xúc với nó. Và công việc của luật sư bên bị đơn là phản bác chứng cứ, đồng nghĩa với việc nhắm vào người đã thu thập nó. Đây cũng chính là lý do tại sao những thứ như trát khám xét, sổ ghi chép bằng chứng, những bức ảnh và những báo cáo cực kỳ chi tiết lại hệ trọng đến như thế trong quá trình điều tra hiện trường. Bên bị đơn sẽ tìm mọi cách để gạt những bằng chứng đó ra khỏi phiên xét xử. Tính hợp pháp của vụ khám xét, mức độ bảo quản bằng chứng, những tài liệu không thể bị bác bỏ – đó là những yêu cầu tối cao của đơn vị điều tra hiện trường.

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Điều tra hiện trường – từ phim đến đời thực


Khi được hỏi về tính chân thực của series Crime Scene Investigations, Joe Clayton, sĩ quan đã có 14 năm làm việc tại đơn vị điều tra hiện trường thuộc cục điều tra liên bang trả lời ngắn gọn "Không". Nó không hoàn toàn diễn tả chính xác những khía cạnh của công việc tại hiện trường – đó là điều dễ hiểu – sự thật 100% hoàn toàn không tồn tại ở Hollywood. Người xem chắc chắn không thể thỏa mãn với cảnh tượng một đống nhân viên điều tra vô công rồi nghề chỉ để ngồi chờ 1 tờ trát khám xét. Họ cũng sẽ vô cùng thất vọng nếu như không được đối diện với các nhân chứng.

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Nói một cách chính xác, series này đã làm sai lệch nhiều chi tiết quan trọng. Trong thực tế, bạn không thể có mặt tại hiện trường trong khoảng thời gian chỉ 2 tiếng sau tử vong. Bạn cũng không đơn giản chỉ ném một dấu vân tay vào máy tính và chờ nó phun ra bức ảnh nghi phạm. Thực tế, phần mềm nhận diện dấu vân tay chỉ có thể cho ra vài nghi can thích hợp nhất, sau đó các chuyên gia sẽ phải ngồi lại và thống nhất xem đâu là mẫu vân tay phù hợp.

Trong thực tế, không bao giờ có chuyện bạn có thể ập vào khám xét nhà một ai đó mà không có trát từ tòa án. Ngoại lệ duy nhất, đó là khi chủ nhân căn nhà chính là nạn nhân, sống một mình, không ở chung với bất cứ ai, tại bất cứ thời điểm nào. Điều này đồng nghĩa với hàng đống thời gian chờ đợi vô ích – bạn cần liên hệ với công tố viên, người sẽ liên hệ với thẩm phán, người sẽ ký công văn cho phép việc khám xét diễn ra. Chỉ khi giấy khám xét có mặt tại hiện trường, đó mới là lúc công việc bắt đầu.

Khám phá công việc điều tra hiện trường - Kỳ 3: Những công đoạn cuối cùng

Và công việc của họ hầu hết chỉ liên quan đến các bằng chứng. Nhân chứng, nghi phạm, những người hàng xóm, những người vô tình hay cố ý có mặt tại hiện trường không nằm trong phạm vi này. Họ không thẩm vấn, không hỏi cung bất cứ ai – đó là công việc của các thanh tra. Và cũng rất hiếm khi một nhân viên điều tra hiện trường thực hiện công việc từ đầu đến cuối – dù là công việc với bằng chứng. Có một đội, với nhiều nhân viên chuyên biệt sẽ đảm trách công việc này – nhân viên điều tra hiện trường, nhân viên pháp y, thanh tra, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không một ai có thể thông thạo tất cả các lĩnh vực trên.


Cre: tamlyhoctoipham.com