Tam Luân

Chương 38: Thiên thời địa lợi




Nô lệ bị lùa ra bãi khai thác đá. Đằng Nguyên lê lết lặc theo sau, bất chấp các vết thương trên thân thể, không thèm thay đồ ra, cứ để nguyên y phục dính máu đi ra đục đá. Sức lực hắn bởi các vết thương mới mà giảm đáng kể. Các hán tử khác mỗi người giúp hắn một chút.

Cơ Lâu, Di Thái Ngụy và Vũ Hùng vì sự chật vật của Đằng Nguyên mà hả hê không ít, túm tụm lại nghị luận:

- Cơ huynh, đánh hay lắm. – Di Thái Ngụy nhếch mép cười độc địa, răng vàng nhe ra gớm ghiếc.

Vũ Hùng vừa cười vừa nhìn Cơ Lâu như đang khiêu khích.

- Hay thì có hay nhưng thương thế khiến hắn chậm chạp. Đến tai Tằng Minh không biết thế nào...

Cơ Lâu thoáng chột dạ:

- Đệ tiện tay đánh mấy cái, cũng chẳng nghĩ nhiều. Sẽ không đến nỗi bị quở trách chứ?

Vũ Hùng ra vẻ thâm sâu, vuốt râu dê:

- Tháng vừa rồi nô lệ chết nhiều, lương thực bị cắt bớt. Tên Tằng Minh ghê gớm kia chắc chắn không vui. Nếu giờ nô lệ khoẻ mạnh vô cớ bị thương, khẳng định tốc độ làm việc giảm, lượng đá thiếu hụt so với các khu khác, kiểu gì Vương Lộc và Tằng Minh cũng trút giận lên đầu chúng ta.

Cơ Lâu tỏ ra bất mãn:

- Vậy chẳng lẽ ta không được ra tay đánh nô lệ sao?

- Đánh chứ. – Vũ Hùng cười, mắt rắn đưa về phía sườn núi. – Tên nào lười cứ đánh nhưng với những tên đang đi không mà Cơ lão đệ vung roi lên sảng khoái như vậy, coi chừng bị tiểu nhân đâm lén sau lưng.

Cơ Lâu đảo mắt như rang lạc, trong đầu nghĩ tới những kẻ có thù với mình được coi là “tiểu nhân”. Di Thái Nguỵ không đồng tình:

- Vũ đại ca nghĩ nhiều rồi. Ta thấy tên Đằng Nguyên kia cứng đầu, không sợ đòn roi. Thỉnh thoảng phải đánh cho một trận để hắn cúi thấp xuống, đừng có nghênh ngang ngẩng liếc mắt càn rỡ như thế mới phải.

- Ha ha…

Vũ Hùng chỉ cười không nói, đủng đỉnh đi chỗ khác.

Di Thái Nguỵ nhỏ giọng nói với Cơ Lâu:

- Cơ huynh, mặc kệ đi. Đệ thấy Vũ đại ca quá cẩn trọng rồi. Nô lệ bị thương vì đủ lý do, khắc trước khắc sau đã ngã chết mấy đứa, cần gì e ngại một tiện nô quèn. Thích đánh thì đánh, thích chửi thì chửi… Huynh không đánh đệ cũng đánh.

— QUẢNG CÁO —

- Phải. – Cơ Lâu gật đầu, mắt lóe sáng ác độc. – Phải đánh chứ… Còn mấy tên mắt xếch bên kia nữa, để ta sang đó cho chúng mấy roi. Chẳng lẽ ta lại vì sợ khiển trách mà không dám đánh nô lệ sao?

- Sợ quái gì…

Cơ Lâu hừ lạnh, cắp roi sau lưng đủng đỉnh đi về phía đám nô lệ Tập thành đang đập đá cật lực. Di Thái Nguỵ nhìn theo, vẻ tươi cười biến mất, thay vào đó hung quang loé lên trong mắt, đắc ý bĩu môi khinh thường Cơ Lâu quá dễ bị khích. Gã lẩm bẩm một mình:

- Tằng Minh là loại người nào cơ chứ… Y khó chịu vì nô lệ chết, nhiều lương thực bị cắt giảm, đã ngầm cảnh cáo lính cai nô không được đánh chết nô lệ… Tên họ Cơ ngu xuẩn kia công khai lộng hành có khác nào vả vào mặt Tằng Minh. Ngu ngốc! Chết mất xác lúc nào không biết.

Cơ Lâu đủng đỉnh đi tới chỗ một đám hán tử Tập thành. Những lời xì xầm lập tức im bặt, ai nấy cúi đầu khom lưng làm việc tập trung, không liếc lên nửa cái. Cơ Lâu đi vòng qua vòng lại một lượt, không có chỗ vung roi, bực bội rảo xuống sườn núi.



Mấy hán tử lúc này mới thì thầm:

- Cẩu tặc họ Cơ… Đánh Đằng Nguyên chưa sướng tay, tính chạy sang đánh chúng ta?

- Bọn cẩu cai nô này chắc không biết chiến tích của Đằng ca nên không sợ.

- Đừng nói cho chúng biết. Kệ đi… Đằng Nguyên và huynh đệ Điền Đông nhịn được, chúng ta cũng nhịn được. Họ lợi hại như vậy còn cắn răng chịu nhục, chúng ta cũng phải giữ mạng nhỏ.

- Nếu mấy nghìn nô lệ trong mỏ vùng lên chống trả, lính cai nô thất thủ chắc…

- Đệ nói dễ nghe nhỉ! Đệ đứng ở bãi đục đá, mắt thấy toàn hán tử khoẻ mạnh hơn người. Sao không nhìn xuống sườn núi? Đa số nông phu chỉ cần cai nô đánh rắm một cái cũng sợ tè ra quần, chống trả kiểu gì?

Những người xung quanh gật gù công nhận, thở dài sườn sượt cúi đầu làm tiếp.

Đằng Nguyên không biết những kẻ khác nghị luận cái gì, hắn còn mải tập trung vào vẻ mặt cố gắng kiềm chế nhưng vẫn lộ ra sự hoan hỉ của Điền Đông. Mà những người khác cũng đã nhận ra dị trạng, nóng lòng muốn nghe tin tức.

Lính canh lảng vảng xung quanh khiến Điền Đông không thể nói. Đến khi dưới sườn núi có một vụ lộn xộn, lính cai nô đánh một nô lệ gục xuống không dậy được, đám lính khác đổ xô tới xem, đề phòng nô lệ lợi dụng cơ hội gây hoạ Điền Đông mới thì thầm:

- Đổi được phương pháp rồi. Đêm nay lập tức tiến hành.

Cả bọn sửng sốt. Lưu Ngọc Lâm, Điền Vỹ Thái, Điền Lục, Liễu Hạng hưng phấn vừa đục nhiệt tình vừa chờ nghe, mắt liếc về phía đám cai nô. Đằng Nguyên thấy chuyện này quá gấp gáp nhưng không nói gì. Điền Đông lẩm bẩm:

- Ta dùng cỏ chống rắn và nhựa đuổi côn trùng để đổi lấy phương pháp, bất quá khu rừng thưa trong này không có hai thứ đó, phải thoát khỏi mỏ, chạy vào rừng rậm mới tìm được. Đám hán tử kia rõ ràng không có biện pháp chống rắn triệt để nên đồng ý tiết lộ phương pháp. Chúng ta đi cùng họ, quá nửa đêm sẽ xuất pháp. Không chờ đợi nhau, đi thành từng nhóm. Sau khi thoát khỏi mỏ lập tức nhắm hướng tây mà chạy. Mạnh ai nấy thoát thân đến khi chắc chắn không có lính canh truy đuổi.

Liễu Hạng nhíu mày, thận trọng hỏi: — QUẢNG CÁO —

- Lối thoát nằm dưới thác nước?

Điền Đông gật đầu.

Điền Lục nghi ngờ:

- Không thể… Đệ lặn xuống cái hồ nhỏ đó không biết bao lần, làm gì có khe đá nào lọt được người?

Đằng Nguyên âm thầm công nhận. Điền Đông nhếch mép cười, quai búa giáng mạnh xuống đục sắt đang cắm sâu trên tảng đá khổng lồ:

- Lối vào bị lấp bằng một tảng đá đã được đánh dấu. Chỉ cần ban đêm lặn xuống, để ý một chút sẽ nhận ra. Tảng đá chỉ có thể đẩy vào trong, chui qua phải lấp lại kẻo lộ.

Đằng Nguyên muốn hỏi nhưng Liễu Hạng hỏi trước:

- Sao phải đi đêm nay?

- Vì lương thực tiếp tế đã được chuyển tới mấy hôm, yên vị trong kho rồi. Trù phòng của khu Hạ đang rục rịch chuẩn bị dạ yến thịnh soạn để lính cai nô ăn uống thống khoái. Nghe nói Vương Lộc cho phép lính cai nô uống rượu vào những yến hội như thế. Mỗi tháng chúng chè chén một lần. Nô lệ cũ nắm rất rõ. – Điền Đông giải thích, mắt sáng rực.

Đằng Nguyên gật gù công nhận nếu chúng thực sự tổ chức dạ yến, quả là cơ hội tốt để tẩu thoát.



Lưu Ngọc Lâm kích động:

- Tốt quá… Bình thường nô lệ ra vào đi nhà nhỏ ban đêm lính cai nô bất quản. Đêm nay chúng uống rượu, khẳng định không thể quản. Chúng ta cứ lẩn vào bóng đêm mà hành động.

Điền Vỹ Thái im lặng nãy giờ, đột nhiên hướng Điền Đông hỏi một câu mấu chốt:

- Đại ca, nhà gỗ của chúng ta đông người như vậy, ai đi, ai ở?

Điền Đông trầm ngâm một hồi, lắc đầu:

- Ta cũng đang phân vân, muốn hỏi ý các huynh đệ. Chuyện này khá phức tạp, nếu làm không khéo có khi rước họa vào thân. Chúng ta lặng lẽ ra ngoài một đám, không có khả năng không bị những người khác phát hiện.

Lưu Ngọc Lâm nhăn mặt:

— QUẢNG CÁO —

- Chi bằng quá nửa đêm cứ lặng lẽ đi. Ai tỉnh giấc, trông thấy thì đưa theo, ai không tỉnh thì thôi.

Liễu Hạng đắn đo:

- Thực ra đệ có bằng hữu muốn đưa theo. Là Đinh Hạo…

Liễu Hạng nói tới đó thì không nói tiếp mà mọi người cũng im lặng suy nghĩ. Đằng Nguyên điểm lại người trong nhà gỗ, lòng bồn chồn không yên.

Họ Điền có huynh đệ Điền Đông, Điền Vỹ Thái, Điền Lục, ba người chơi rất thân với Đằng Nguyên.

Họ Lưu có Lưu Ngọc Lâm, Lưu Tống, kèm theo cái đuôi Lưu Hoàng Du không thể bỏ lại.

Họ Liễu có huynh đệ Liễu Hạng, Liễu Giác Tô. Nếu đưa thêm Đinh Hạo, nhóm của họ có tổng mười người kể cả hắn. Như vậy chỉ còn năm người nằm lại trong nhà gỗ sao?

Trong năm người đó có đại huynh Đằng Tất của Đằng Nguyên, bốn người kia hắn không quan hệ nhưng kiểu gì cũng dính quan hệ với đám hán tử được kể trên. Bọn họ liệu có nỡ để bằng hữu của mình ở lại mà chạy trốn một mình không?

Đằng Nguyên không muốn dội nước lạnh lên đầu các huynh đệ nên không nói gì, có điều hắn rất nóng ruột, linh cảm có chuyện chẳng lành.

Chiều tối, nô lệ mệt mỏi trở về từ mỏ đá chỉ được phát bánh ngô nhỏ bằng hai phần ba mọi khi và một bát canh loãng toẹt lơ thơ rau dại trong khi trù phòng xào nấu thơm lừng, mùi hương bay ra nức mũi. Ai nấy nước miếng ròng ròng, đầy một bụng oán khí. Nô lệ làm việc nặng thì ăn uống kham khổ, cai nô lượn ra lượn vào đánh đập nô lệ thì ăn sung mặc sướng, tác oai tác quái.

Nhưng oán hận cũng chỉ là hận suông, chẳng làm gì được. Nô lệ vẫn phải cắn răng nuốt xuống bánh ngô khô khốc, húp canh loãng, lội xuống suối tắm rửa rồi về nhà gỗ nghỉ lấy sức. Một nhóm nhỏ lần mò vào rừng nhổ rau dại lót dạ.

Đằng Nguyên trở về lều nằm ngủ để hàn khí từ Không Đàm nhanh chóng chữa lành vết thương. Hắn ăn mấy đoạn rễ độc lấy sức nhưng không dám lãng phí. Độc thảo cũng vô số loại, Đằng Nguyên chia tạm thành ba nhóm: nhược độc, trung độc và kịch độc. Hiện tại cơ thể hắn chỉ sử dụng được nhược độc. Nếu không cẩn thận ăn nhầm phải trung độc sẽ nôn nao khó chịu mấy ngày liền, độc tính hoành hành, cào xé lục phủ ngũ tạng, ngứa ngáy thống khổ không thể chịu nổi.

Các loại nhược độc thảo đã bị hắn đào, hái, nhổ vãn. Nếu ăn vô tội vạ, chỉ sợ khi mùa đông đến chẳng còn gì mà ăn. Đến lúc đó cách nào chống chọi với khổ sai chỉ bằng bánh ngô và canh loãng?

Đằng Nguyên lờ mờ nhận ra dù có ăn bao nhiêu độc thảo, tia hàn khí trong Không Đàm cũng chẳng thể từ một biến hai. Thứ ảo diệu chữa thương này không sinh ra bằng độc dược, không duy trì bằng linh khí, không phải linh lực, pháp lực.

Nếu tà thể giết người sinh dị biến…

Đằng Nguyên mở choàng mắt, nhìn chòng chọc lên mái gỗ.