Tạm Biệt Versailles

Tạm Biệt Versailles - Chương 36





*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Nhiều khi Antonia nghĩ, thế giới cô đang ở quá đỗi kỳ lạ.


Ở thời đại này, khoa học phát triển, máy hơi nước lan rộng toàn châu lục. Cơn gió từ đại dương xa xôi thổi khắp miền đất mới.


Nhưng cũng ở chốn này, dân chúng vẫn giữ thói quen khi bị bệnh sẽ tới tìm mục sư chứ không phải bác sĩ; Nhà giả kim thuật sư mặc áo choàng dài đứng giữa quảng trường thi triển pháp thuật được mọi người tung hô. Quốc Vương nghe nói một thiếu niên miền đông nam nước Pháp có thể dùng mắt thường phát hiện tài nguyên khoáng sản nằm sâu mấy trăm mét dưới đất, lập tức yêu cầu viện sĩ viện hàn lâm nghiên cứu hiện tượng thần kỳ.


“Con mắt tà ma”?


Antonia buồn cười lắc đầu.


Trong “Kinh thánh” có nhắc tới “con mắt tà ma”. Nghe nói ai nhìn con mắt đó sẽ gặp bất hạnh, chịu đủ mọi bệnh tật, thậm chí tử vong. Đây là lời nguyền của phù thủy Trung cổ, hiện tại đã trở thành “nỗi sợ” lan rộng khắp đất nước.


“Bệ hạ nói thế nào?”


“Bệ hạ nói đây là chuyện của học giả, cứ để bọn họ tự giải quyết. Ngài tôn trọng sự tự do của học thuật.”


Nghe thì hay nhưng thực chất vô dụng.


Đọc Full Tại Đọc Truyện


Louis XV già cả, không hứng thú mấy chuyện nhỏ nhặt. Ông ta chỉ muốn cùng phu nhân du Barry hưởng thụ cuộc sống.


“Bệ hạ còn nói vợ chồng Thái Tử khởi xướng trao giải thưởng, vậy nên ngài để hai người quyết định có nên cho phép ngài Tesla tham gia salon hay không. Thái Tử điện hạ bảo thần tới hỏi ý kiến người, ngài ấy như nào cũng được.”


Chà, một khi đã vậy…


“Bảo ngài Tesla tham gia đi. Thiếu niên có con mắt tà ma? Thật thú vị.”


Cô muốn nhìn xem anh định làm trò quỷ gì.


“Điện hạ, đồ đạc của Áo đã tới cung điện Versailles.” Người hầu ngắt mạch suy tư của Antonia.


Đã tới?


Không tệ.


Cô thuần thục mở chiếc rương nhỏ do đích thân cô sắp xếp, vui vẻ cầm chiếc lắc tay “đôi cánh thiên sứ” Carolina tặng.


Đây là sợi lắc may mắn của Antonia. Đêm nay cô cần đẩy mạnh tiêu thụ, hy vọng năng lượng tình yêu của Carolina sẽ giúp cô may mắn.


...


Đại sảnh Mars trong cung điện Versailles rực sáng, toàn đại sảnh đồng loạt thắp nến. Hiện tại đại sảnh đang dùng năm nghìn cây nến, còn chưa kể cần thay thế bất cứ lúc nào. Đây mới chỉ là vũ hội nhỏ. Suốt ba mươi năm qua, một vũ hội lớn thường tiêu hao hai mươi tư nghìn cây nến.


Nến là thứ cần thiết trong cung đình. Người phụ trách phân phối nến lo sợ không cung cấp đủ nến sẽ đắc tội quý tộc, vậy nên khống chế mức dùng vô cùng nghiêm khắc. Nhưng khi tổ chức vũ hội, người hầu từ tẩm cung Quốc Vương phụ trách phân phối nến, mọi người không phải lo ánh nến quá tối hoặc nến đốt váy vị phu nhân nào đó.


Hương hoa hồng, hương cam, hương hoa nhài từ quần áo mọi người phiêu đãng, khiến tâm tình con người ta lay động.


Vũ hội đã bắt đầu được một tiếng, sòng bạc lục tục được dựng lên. Chiếc bàn gỗ đào khảm ngọc lục bảo, trải khăn trải bàn lông thiên nga, bên trên bày đầy đồ đạc. Các quý tộc ngồi gần ban công, khoái trá chơi bài.


“Charles! Em tới rồi.” Em trai đầu của Thái Tử – Bá tước Provence [1] tao nhã vẫy tay gọi em trai.


Em trai thứ hai của Thái Tử – Bá tước Artois [2] nhìn đống vàng trên bàn, hừ mạnh: “Cái này có gì thú vị? Còn chẳng bằng đánh cuộc bao giờ cô nàng người Áo nói chuyện với du Barry. Nghe nói hiện tại rất nhiều người trong cung đang chú ý chuyện này.”


Bá tước Provence nở nụ cười toan tính, lẳng lặng nhìn bá tước Artois.


“Sao thế?” Bá tước Artois nghịch thanh kiếm bên hông, ngồi xuống, “Em vừa nhìn anh cười đã sởn da gà. Anh cược không? Dù sao sớm muộn gì cũng mở miệng.”


Bá tước Provence mím môi mỉm cười.


Đọc Full Tại Đọc Truyện


Anh ta còn chưa kịp lên tiếng, người đối diện đã cười nói: “Khó nói lắm. Chưa biết chừng ả người Áo ngu ngốc không biết du Barry là ai.”


“Không thể nào.” Bá tước Artois ngạc nhiên, “Tuy cô ta còn nhỏ, nghe nói người Áo không thông minh, nhưng trông cô ta không giống đồ ngốc.”


“Charles thân ái, cô ta không ngốc.” Bá tước Provence phất tay, “Đó là niềm kiêu hãnh của công chúa, nhưng có chuyện này khá kỳ lạ.”



“Chuyện gì?”


“Em không phát hiện sao? Chị dâu của chúng ta không tò mò cung điện Versailles.”


Bá tước Artois suy nghĩ.


Thái Tử phi bé nhỏ chưa bao giờ hỏi ai với ai, cái gì với cái gì, hoặc dạo quanh Versailles như thế nào.


Tuy phu nhân lễ nghi đã dạy dỗ Antonia, nhưng anh ta hiểu tính bá tước phu nhân Noailles. Bà ta không bao giờ hạ nhục nói với Thái Tử phi sự tồn tại của ả đàn bà kia.


Bá tước Artois bừng tỉnh.


A! Chẳng trách dạo gần đây hai người cô của anh ta thường ghé tai nói nhỏ, hết chỉ trỏ Thái Tử phi lại oán giận du Barry. Hai người họ tự cho rằng mình là người phụ nữ cao quý, nhất định Thái Tử phi sẽ hỏi họ người phụ nữ tham gia bữa tiệc của Vương thất là ai.


Nhưng Thái Tử phi không hỏi, các bà bị nghẹn chết!


Bá tước Artois vui vẻ.


Ba bà cô là gái ế không gả được. Phu nhân Victoire còn đỡ, kiệm lời ít nói, hai bà cô còn lại phiền muốn chết.


Tuy không biết vì sao, nhưng Thái Tử phi khiến bọn họ ngạc nhiên, anh ta cũng vui vẻ xem diễn.


Provence nhìn em trai nở nụ cười ngây ngô, thầm hừ nhẹ.


Anh ta liếc bốn phía xung quanh, mỉm cười đứng dậy. Các học giả đã tới đông đủ, buổi diễn đêm nay cũng sắp mở màn.


“Charles.” Anh ta vỗ vai em trai, “Chờ lát nữa có một nhiệm vụ vinh quang cho em.”


...


Đọc Full Tại Đọc Truyện


Vũ hội trong salon thường thoải mái hơn, bữa tối cũng tự do, không theo lễ nghi yến hội bình thường. Nửa tiếng trước khi salon bắt đầu, nam hầu bưng canh thịt, món khai vị, thịt nướng và bánh mì lên bàn dài, để các vị khách tự lấy.


Canh thịt chỉ là món bình thường theo quy tắc cung yến, gồm canh gà thiến hoặc canh thịt chim bồ câu mặn, canh thịt chim bồ câu nhạt. Món khai vị chủ yếu là chân giò hun khói, lạp xưởng và thịt vụn. Dao nĩa bạc đặt ở một bên.


Thịt nướng có thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt vịt, đều đặt trên chậu than dài lật nướng. Bếp trưởng và các đầu bếp nướng ngay tại chỗ, thịt nướng hồng nhạt dần chuyển sang màu rám nắng, mùi hương thơm lừng.


Nhưng… không hiểu sao hôm nay bánh mì là lạ?


Thiếu niên đội tóc giả màu bạc tò mò đứng cạnh bàn bánh mì.


Vị học giả hai mươi mốt tuổi này không xuất thân quý tộc, cũng không phải thành viên viện hàn lâm Paris, số lần được mới tới yến hội cung điện Versailles không nhiều. Lần nào tới đây, anh ấy cũng vui vẻ thưởng thức món ăn.


Nhưng không hiểu sao hôm nay bánh mì trông rất lạ?


“Chào buổi tối, Simon [3]!” Tân viện sĩ viện hàn lâm Lavoisier mỉm cười lại gần.


“Antoine!” Thiếu niên đội tóc giả màu bạc vẫy tay gọi anh ta, chỉ chiếc bánh mì, “Anh nhìn đi, hôm nay ngoại trừ bánh mì tròn còn có bánh mì dài như cây gậy và bánh mì sừng bò. Tôi nghi ngờ hoàng cung đổi một vị bếp trưởng có sức tưởng tượng cực cao.”


“Đối với nhà toán học, đây đúng là chuyện lạ.” Lavoisier nhún vai, “Anh nghĩ nhà hóa học như chúng tôi nghĩ thế nào?”


“Nghĩ thế nào?” Thiếu niên đội tóc giả tò mò.


Lavoisier cầm chiếc kẹp sứ, kẹp chiếc bánh sừng bò lên, “Ngài Laplace, tôi không quan tâm nó trông như thế nào, ăn ngon là được.”


Anh ta cắn miếng bánh sừng bò.


Lớp da mềm mại khiến anh ta nghĩ rằng mình đang cắn không khí.


Mùi thơm của sữa xộc vào khoang miệng, phụ trợ vị ngọt của lúa mạch.


“Simon, tôi nghĩ lại rồi.” Anh ta nuốt miếng bánh, nghiêm túc nhìn Laplace, “Tôi cho rằng đầu bếp làm chiếc bánh mì này có sức tưởng tượng vô cùng phong phú. Không ngờ một chiếc bánh ngàn lớp lại ngon như vậy.”


“Anh nếm bánh mì hình sừng bò rồi, để tôi nếm thử bánh mì ‘gậy’.” Laplace dùng dao cắt miếng bánh mì dài.


Bánh mì dài giòn rụm, vừa cắt nhát đầu tiên, ruột bánh trắng nõn mềm mại hiện ra. Laplace muốn để bụng ăn thịt, vậy nên chỉ cắt miếng nhỏ.


“Oa, bên ngoài giòn rụm, bên trong mềm mại!” Anh ấy cảm thán.



Mùi hương bánh mì đơn giản ngoài dự đoán, nhưng kích thích mùi thơm của lúa mạch, càng ăn càng ngon. Bánh mì mới ra lò, vẫn còn nóng hổi, vừa hay có thể lót bụng trước khi ăn thịt và uống canh.


Bọn họ vui vẻ trò chuyện, mấy người xung quanh cũng chú ý hôm nay bánh mì vũ hội thay đổi. Mọi người tò mò lại gần nhấm nháp, có người ngạc nhiên hỏi tổng quản hàng hóa.


Đám đông nhanh chóng có được câu trả lời thuyết phục: “Hai công thức bánh mì mới do Thái Tử phi điện hạ mang từ Áo đến. Bánh hình sừng bò được gọi là ‘bánh sừng bò’ [4], bánh hình gậy được gọi là ‘baguette’ [5].”


Chờ lát nữa sai người hầu tới phòng bánh mì hỏi thăm công thức – Có người mẫn cảm lập tức suy tính.


Đây là chuyện giành giật từng giây. Hiển nhiên hai loại bánh mì mới rất được hoan nghênh, đồng nghĩa nó chính là trào lưu!


Ở Paris, mọi người không lúc nào không theo đuổi trào lưu. Chắc chắn công thức bánh mì sẽ được Paris hoan nghênh!


Chờ Antonia và Louis đại diện Quốc Vương vào phòng Mars, mọi người đang nhiệt tình thảo luận hình dáng hai loại bánh mì vừa đẹp vừa ngon.


Antonia ngạc nhiên, không ngờ bếp trưởng lấy bánh sừng bò làm bữa tối?


Đầu cô ong ong.


Được rồi, Antonia hít sâu một hơi.


Cô tôn trọng tự do ẩm thực.


“Thưa Thái Tử và madame la dauphine (Thái Tử phi nước Pháp) điện hạ, các quý ông quý bà, các học giả!” Viện trưởng viện khoa học đứng trên hành lang cẩm thạch vỗ tay, tất cả mọi người nhìn về phía này.


“Chúng tôi vinh hạnh tuyên bố, Thái Tử điện hạ và Thái Tử phi điện hạ công bố giải thưởng mới cho viện hàn lâm, đề bài là giá trị thực tế khi cải tiến máy hơi nước, tiền thưởng hai mươi nghìn Franc.”


Mọi người nhiệt liệt vỗ tay.


Tất cả mọi người đều biết, tuyên bố treo giải thưởng tương đương tổ chức vũ hội ở salon, các học giả cũng có cơ hội tới Versailles thưởng thức mỹ vị cung đình.


Ai cũng ủng hộ, hy vọng có người đạt được giải thưởng!


Vũ hội tự do thoải mái, công bố xong, mọi người vui vẻ đi lại, nói chuyện phiếm, thưởng thức đồ ăn. Vợ chồng Thái Tử chỉ cần lộ mặt, cũng có thể nán lại salon. Đám đông cảm thấy hai người họ còn trẻ, vậy nên không dè dặt nhiều.


“Chúng ta đi ăn trước không?” Louis hỏi Antonia.


“Chàng đi đi, em không đói.” Trước khi tới Antonia đã dùng bữa.


Louis lại gần bàn ăn. Mọi người nhiệt tình đề cử, anh ấy không chút do dự nếm thử bánh mì, quay đầu bật ngón tay với Antonia. Ngon lắm!


Antonia mỉm cười nhìn nhóc béo vui vẻ.


Đúng lúc này có người lại gần viện trưởng viện khoa học, thì thầm gì đó với ông ấy.


“Ồ, thưa các quý ông, quý bà!” Viện trưởng lại vỗ tay.


Mọi người quay đầu. Sao thế?


“Tôi xin được bổ sung một câu, đây là giải thưởng do Thái Tử phi đề ra. Dựa theo truyền thống cung đình Pháp, học giả đầu tiên đạt giải thưởng sẽ vinh hạnh khiêu vũ một điệu với Thái Tử phi điện ha.”


_______


Lời tác giả.


Antonia ngấm ngầm làm chuyện xấu: Xin lỗi, có thể mọi người không biết… danh sách đã được điều động nội bộ.


_______


Một số bình luận của cư dân mạng Trung:


– Thực sự tò mò. Nếu nam chính không phải Louis, vậy Marie làm Nữ Vương kiểu gì? Nhìn qua có vẻ em trai anh ấy không phải người tốt.


– Antonia và Nikola khiêu vũ! Cuối cùng cũng được thấy mặt nam nữ chính.


– Nikola: Điệu nhảy đó là của tôi.


_______
s


[1] Bá tước Louis-Stanislav Xavier (còn gọi là Louis XVIII) đã tự xưng là Vua Pháp vào năm 1795, sau khi Louis XVII – cháu trai 10 tuổi của ông – con của Louis XVI và Vương Hậu Marie Antoinette – Louis-Charles – bị tra tấn đến chết trong nhà ngục Temple.


Các hoàng gia châu Âu đều chấp nhận đề nghị tị nạn của Louis XVIII nhưng không thể tiếp đãi ông quá lâu. Khi đó, chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Pháp săn lùng những người Bourbon, sử dụng nhiều biện pháp, gồm cả đe dọa vũ lực để buộc các tòa án nước chủ nhà phải trục xuất gia đình Louis khỏi lãnh thổ của họ.


Ở đỉnh điểm của tuyệt vọng, Louis XVIII đành phải coi nước Nga lạnh lẽo và xa xôi trở thành một lựa chọn mới.


Ban đầu, Hoàng đế Nga Paul I đưa ra đề nghị cho Vua Louis XVIII cư trú trong một dinh thự ở thành phố Jever, Đức, khi đó thuộc sở hữu của Hoàng gia Nga. Tuy nhiên, vì thành phố này rất gần với các vị trí của Pháp ở Hà Lan, nên Louis đã không dám mạo hiểm.


Cuối cùng, Louis XVIII được đề nghị sống trong một cung điện ở Mitau (nay là Jelgava, Latvia), nơi ông dọn đến vào năm 1798. Hoàng đế Paul I đã phái 100 binh sĩ tới đây làm nhiệm vụ bảo vệ cho Louis XVIII – một con số ít ỏi so với đội quân 7.000 cận vệ hùng mạnh của Louis, Hoàng tử xứ Conde – một thành viên dòng họ Bourbon khác cũng đang trốn ở Nga.


Nhưng vị vua tính khí thất thường Louis XVIII không hài lòng với dinh thự Mitau, ông phàn nàn việc Paul I đã không chu đáo với một sự chào đón khiêm tốn như vậy. “Khu nhà dành cho tôi, Nữ hoàng và Công tước Angouleme thì xa hoa. Trong khi đó không ai bận tâm chuẩn bị bất kỳ phòng nào cho đoàn tùy tùng và các thành viên khác trong gia đình tôi. Chúng tôi chỉ thấy những bức tường trần trụi trong cung điện khổng lồ này… Chúng tôi phải mua tất cả nhu yếu phẩm bằng tiền túi của mình”, ông viết lại.


Khi những lời than phiền của Vua Pháp đến tai, Hoàng đế Nga Paul I bắt đầu thay đổi cái nhìn về ông, một cảm giác coi thường thay vì sự tôn trọng như trước.


Nhưng không phải những cảm xúc cá nhân đã buộc Paul I khước từ đề nghị của Vua Louis XVIII về một nơi trú ẩn an toàn và một “Versaille nhỏ” cho vị vua lưu vong, mà là lý do chính trị.


Khi đó Hoàng đế Nga ngày càng mất kiên nhẫn với các đồng minh trong liên minh chống Pháp. Người Áo là những người đầu tiên khiến Paul I tức giận, họ đã nghỉ ngơi thư giãn ở tuyến sau trong khi các lực lượng Nga đổ máu trong các trận chiến ở miền bắc Italy và Thụy Sĩ.


Tuy nhiên, chính hành vi của người Anh mới là giọt nước tràn ly. Vào tháng 9/1800, khi đánh bật một đơn vị đồn trú của Pháp ra khỏi Malta, người Anh, thay vì tự mình chiếm hòn đảo, đã trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của nó là Các Hiệp sĩ Malta.


Hoàng đế Nga Paul I đã giận dữ coi đây hành động xúc phạm cá nhân. Điều này dẫn đến một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của ông: Nga bắt đầu tìm cách ngừng bắn với Pháp.


Napoleon Bonaparte, lúc này là Đệ nhất Tổng tài của nền Cộng hòa Pháp thứ nhất, với tầm nhìn xa về chính trị, đã nhanh chóng ủng hộ ý tưởng liên kết với Nga, thậm chí ông còn phóng thích 6.000 tù binh Nga. Một thời kỳ quan hệ tích cực giữa hai nhà cầm quyền đã bắt đầu, với những kế hoạch đầy tham vọng như cướp Ấn Độ khỏi Vương quốc Anh. “Cùng với sức mạnh của ngài, chúng ta sẽ thay đổi bộ mặt thế giới”, Napoleon tuyên bố với Hoàng đế Paul.


Khi mối quan hệ giữa hai nước trở nên hòa hảo, việc ở lại Nga trở thành một lựa chọn ngày càng kém hấp dẫn đối với Vua Louis XVIII. Vào ngày 19/1/1801, ông nhận được yêu cầu từ Hoàng đế Nga buộc phải rời khỏi lãnh thổ Nga ngay lập tức.


Nhà vua Pháp lưu vong rời Mitau và tiến về biên giới phía Tây Nga. “Tôi thấy mình rơi vào tình cảnh khó khăn. Không có tiền và phải thương lượng, mang danh dự một vị Vua để bảo đảm, mới có được một chút từ người khác”, Louis XVIII viết.


Thay vì một cung điện, quốc vương không ngai đã phải ngủ trong các nhà trọ ven đường. Có lúc một sĩ quan Nga đã thẳng thừng từ chối nhường phòng ngủ của mình, dù biết rằng anh ta đang hộ tống một vị Vua Pháp.


Sau này khi đang sống ở Warsaw (khi đó thuộc Phổ), Louis XVIII được biết về cái chết của Hoàng đế Paul I dưới bàn tay của giới quý tộc Nga. “Tôi không thể diễn tả cảm xúc khi đó. Tôi đã quên hết mọi bất công đến với mình và chỉ nghĩ tới cái chết đã đến với ông ta”, Vua Pháp viết.


Trở thành người ngự trên ngai vàng Nga, Hoàng đế Alexander I đã đảo ngược chính sách đối ngoại trước đó của Paul I, đưa đất nước một lần nữa đứng lên chống Pháp. Vì thế Louis XVIII một lần nữa được cung cấp nơi ẩn náu ở Nga. Tuy nhiên ông chỉ nhận lời vào năm 1804, khi đó, dưới áp lực của Napoleon, vua Phổ Friedrich-Willmus III đã buộc phải đề nghị Louis XVIII rời Warsaw.


Nhà vua dòng họ Bourbons một lần nữa chuyển đến “Versaille nhỏ” ở Mitau, Nga. Mùa xuân năm 1807, một cuộc gặp lịch sử đã diễn ra ở đó giữa Louis XVIII và Hoàng đế Nga Aleksandr, người đã hứa sẽ “không bao giờ bỏ rơi Louis, và sẽ luôn có một vị trí dành cho ông, ở cả đế chế Pháp và trong tình bạn”.


Trên thực tế, không giống như cha mình là Paul I, Hoàng đế Alexander I không đánh giá cao nhà vua Pháp. Sau cuộc họp năm 1807, ông nói với đoàn tùy tùng của mình rằng một người đàn ông khốn khổ như vậy sẽ không bao giờ có thể cai trị đất nước.


Niềm hy vọng của Louis XVIII rằng “người anh em” Alexander I sẽ hất cẳng “gã người Corse” (tức Napoleon) và đưa ông trở lại ngai vàng Pháp cuối cùng sụp đổ hoàn toàn khi Hoàng đế Nga và Napoleon ký một hiệp ước hòa bình ở Tilzit (nay là thành phố Sovetsk, vùng Kaliningrad) và Nga một lần nữa trở thành đồng minh với Pháp.


Louis XVIII tội nghiệp lúc đó quá hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Việc hai đối thủ trở thành bạn bè chắc chắn sẽ buộc ông một lần nữa phải rời nước Nga trong bẽ bàng. Nhưng lần này Louis XVIII đã chủ động ra đi, mà không cần phải chờ đến khi được yêu cầu.


Vị vua lưu vong Pháp lang thang đến Thụy Điển, và sau đó là Anh, nơi ông sống cho đến khi quyền lực được phục hồi vào năm 1814.




[2] Charles X là vua Pháp từ năm 1824 – 1830. Ông là chú Louis XVII, em trai vua Louis XVI và Louis XVIII. Ông đồng thời là vị quân chủ cuối cùng thuộc Nhà Bourbon.




[3] Pierre-Simon Laplace là một nhà toán học và nhà thiên văn học người Pháp, đã có công xây dựng nền tảng của ngành thiên văn học bằng cách tóm tắt và mở rộng các công trình nghiên cứu của những người đi trước trong cuốn sách 5 tập với tựa đề Mécanique Céleste.




Phép biến đổi Laplace được đặt tên để vinh danh nhà toán học vĩ đại người Pháp, Pierre Simon De Laplace. Giống như tất cả các phép biến đổi, phép biến đổi Laplace thay đổi tín hiệu này thành tín hiệu khác theo một số quy tắc hoặc phương trình cố định. Cách tốt nhất để chuyển phương trình vi phân thành phương trình đại số là sử dụng phép biến đổi Laplace.Phép biến đổi Laplace đóng một vai trò quan trọng trong kỹ thuật hệ thống điều khiển. Để phân tích hệ thống điều khiển, phải thực hiện các phép biến đổi Laplace của các chức năng khác nhau. Cả hai thuộc tính của phép biến đổi Laplace và phép biến đổi Laplace ngược đều được sử dụng trong phân tích hệ thống điều khiển động lực học.


Một hàm được cho là một hàm liên tục theo từng phần nếu nó có số lần ngắt là hữu hạn và nó không phát nổ đến vô cùng ở bất kỳ đâu. Giả sử rằng hàm f (t) là một hàm liên tục từng phần, khi đó f (t) được xác định bằng cách sử dụng biến đổi Laplace. Biến đổi Laplace của một hàm được biểu diễn bởi L {f (t)} hoặc F (s). Phép biến đổi Laplace giúp giải các phương trình vi phân, trong đó nó rút gọn phương trình vi phân thành một bài toán đại số.






[4] Croissant:




[5] Baguette: