Chương 105: Đàm Đạo Lịch Sử
Lại nói về Tự Đức đang hứng trí bừng bừng mà quay qua tên nội quan đang đứng hầu bên cạnh.
- Ngươi cho người triệu kiến Phan Phú Thứ Tham tri vào cung cho trẫm.
- Nô tài tuân chỉ.
Nội quan, hay cách khác là thái giám, là những người đàn ông bị hoạn bỏ chức năng sinh dục đực. Những người này có không có thể duy trì nòi giống chức năng, không có con cái nên dục vọng về trính trị chỉ nằm ở hai chữ lơi và tiền chứ không có tư tưởng xưng hùng xưng bá, chính vì lý do đó họ được các đời hoàng đế Đông á tin tưởng mà giao việc. Thường thì các thái giám được coi là ánh mắt, cái tai của hoàng đế, nhưng con mẹ nó cái tai và ánh mắt này thực tế rất không đáng tin cậy. Thái giám không còn chức năng sinh dục nên đam mê của họ ngoại trừ tiền bạc ra chỉ có thể là tiền bạc. Mua chuộc thái giám rất không quá khó khăn, thành thử ra cái tai nghe mắt thấy của hoàng đế toàn lại là những lời xàm ngôn dựa theo tiền tài mà quyết định.
Nhưng nói một cách vơ đũa cả nắm thì cũng không thể nào đúng cho được, lấy ví dụ như Lý Thường Kiệt cũng là một vị thái giám nhưng ông còn anh hùng hơn chán vạn những người đàn ông lành lặn thân thể. Nhưng những chuyện ấy về thái giám đó chỉ là lịch sử mà thôi, thời Nguyễn triều thì mọi việc trong nội cung được bố trí khá rõ ràng. Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, đến thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám:
“Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi.
Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải t·rừng t·rị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”.
Đứng ở quan niệm của nho giáo, và quan niệm của người binh thường, thì Minh Mạng thật sự đã đi ra những đường đi vô cùng sáng suốt, đó chính là chấm dứt hoàn toàn tệ nạn nội đình tham chính, cùng với hậu cung tham chính, mối họa gây loạn cho đất nước mà hàng ngàn năm qua, nước ta cùng với nước Tàu đều mắc phải.
Thế nhưng nếu đứng trên quan điểm của những nhà chính trị, sử học hiện đại thì Minh Mạng đã đi ra một số nước đi vô cùng sai lầm, góp phần vào sự sụp đổ của nước ta sau này. Hơn hết đây còn là những nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của đất nước.
Diêu thiếu là một đặc vụ át chủ bài của nước ta, cài cắm hàng chục năm đã lên cấp phó chủ nhiệm một phòng ban TW nước lớn phương Bắc. Ở cấp độ như vậy thì không phải chỉ là dựa vào tài năng, hay quan hệ, mà còn dựa vào các nghiên cứu, luận văn, đề tài mà Diêu thiếu nghiên cứu là triều đại nhà Nguyễn, đề tài này được rất nhiều người ở TW khen hay, vì trong mắt họ, nghiên cứu về nước nhỏ phương Nam luôn luôn là việc cần làm bao đời nay.
Dựa vào nguồn tư liệu phong phú được lưu trữ, Diêu thiếu nhận định rằng thời Nguyễn Mạt không thể chỉ quy kết cho Tự Đức mà còn do vị vua anh minh thần võ Minh Mạng.
Minh Mạng đã đánh vững cho nền móng cho một Đại Nam hùng cường, thế nhưng một số cây cột trụ, nhìn qua thì không hề bắt mắt, cũng không quan trọng lắm, nhưng lại có ý nghĩa lâu dài và sống còn thì ông ta lại phá hủy.
Đầu tiên chính là việc phế bỏ hoàn toàn quyền lợi của Nội Đình, hay nói thẳng ra là các thái giám.
Kể từ thời nhà Minh ở phía Bắc hay nhà Lê ở phía Nam, Nội đình luôn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu quyền lực trung ương quốc gia. Nó đóng vai trò cân bằng quyền lực với Ngoại đình tức là các đại thần.
Thái giám, và cẩm y vệ luôn đóng vai trò là tai mắt và cánh tay đắc lực của các hoàng đế thế nhưng ở thời Nguyễn thì bọn họ đều bị phế bỏ, chỉ còn là đồ trang trí.
Nhiều người quả thực quá mức coi thường thái giám, coi họ là đám không tờ rim, luôn luôn luồn lách, có cơ hội là lộng quyền, đoạt vị, p·há h·oại triều cương tội ác tày trời. Thế nhưng chúng ta cần phải xem xét lại một vấn đề cốt yếu.
Sử sách chưa bao giờ do những kẻ không tờ rim viết, sử sách đều do người đọc sách viết, người đọc sách chính là hiện thân của tập đoàn Nho giáo. Không có lí gì họ lại nói tốt cho những kẻ tranh giành quyền lực với mình.
Đến thái giám Lí Thường Kiệt nổi tiếng trong lịch sử cũng có những lời gièm pha cơ mà, bên Tàu thì càng dẫn chứng thực tế hơn.
Đại thái giám Ngụy Trung Hiền quyền khuynh triều chính, g·iết người đọc sách như g·iết gà, tất cả phải gọi một tiếng cửu thiên tuế, hàng loạt đại thần nhận Ngụy Trung Hiền là cha nuôi, vậy nhưng khi Thiên Khải đế c·hết đi thì liền bị Sùng Trinh đế dưới sự gièm pha của đại thần g·iết như một con chó. Ngụy Trung Hiền rút cuộc cũng chỉ là con cờ của Thiên Khải đế nhằm đối phó với các đại thần mà thôi.
Cái điều mà Sùng Trinh luôn tự hào là diệt trừ Yêm đảng nhưng chuyện đó lại chẳng có gì để tự hào cả, thái giám chính là một con chó của hoàng đế, hắn muốn g·iết ai thì g·iết, hoàng đế muốn g·iết một con chó của mình thì có gì để tự hào đâu cơ chứ, kết quả là sau khi Yêm đảng bị diệt trừ Sùng Trinh mới nhận ra sai lầm của mình, bắt đầu trọng dụng lại yêm đảng, thế nhưng đại thế đã mất, các quyết sách đều như người mù đi loạn.
Mất đi sự kìm hãm của Nội Đình, ngoại đình mặc sức bày bố, khiến cho cuối cùng Nguyễn Mạt chủ yếu là rơi vào đảng tranh, chủ chiến hay chủ hòa đều do các quan lại đấu đá không dứt.
Nền tảng thứ hai của quốc gia đã bị Minh Mạng xóa bỏ chính là sự ảnh hưởng của võ tướng trong nền chính trị nước nhà.
Đất nước ta là đất nước thượng võ, anh hùng hào kiệt vô số, từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, Lê, Trịnh, Tây Sơn, và đầu thời Nguyễn, đâu đâu cũng thấy các mãnh tướng, tuy nhiên sau thời Minh Mạng thì các tướng lãnh giỏi đều xuất thân từ tầng lớp sĩ phu, đều tiếp thu sức ảnh hưởng của nho giáo, ví dụ như các tướng Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu…
Đặc điểm chung của các trí tướng đó chính là lòng trung thành với giang sơn xã tắc, trung thành với triều đình tuyệt đối, nhưng nhược điểm của họ là khi chiến đấu bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị .
Đơn cử như Hoàng Diệu chẳng hạn, khi thành Hà Nội bị phá, biết rằng không thể chống nổi, nếu là một vị tướng tài sẽ tiến hành rút lui, sau đó tập hợp q·uân đ·ội, lãnh đạo nhân dân tiếp tục chiến đấu.
Nhưng ông ta lại bị kìm hãm bơi tư tưởng nho giáo, không dám cãi lệnh, chỉ đành treo cổ để bảo toàn khí tiết, cái gọi là khí tiết đó rất đáng quý, thế nhưng đối với dân tộc thì lại là sự phản bội,chỉ vì danh dự, khí tiết của bản thân, mà bỏ mặc dân chúng.
Dưới thời Tây Sơn, các tướng có thể bỏ ngỏ Thăng Long, rút về phòng tuyến Tam Điệp, sau đó tập hợp lực lượng, gửi tin cho Quang Trung sau đó tiến hành phản công đánh bại quân Thanh, thế nhưng dưới thời Nguyễn thì các quan lại thích dung cách t·ự v·ẫn để bảo toàn khí tiết hơn là nghĩ làm sao để đánh thắng quân giặc.
Có người đã từng nói đùa, danh tướng Phạm Ngũ Lão nếu như sinh ở thời nhà Nguyễn thì kết cục cũng chỉ là người đan sọt tre không hơn không kém. ( câu chuyện Phạm Ngũ Lão đan sọt, vì mải suy nghĩ cách đánh giặc mà không biết quân triều đình đang tới bị mũi giáo đâm vào đùi). Vì ông ta là lương tướng mà không phải trí tướng thi đỗ khoa cử.
Minh Mạng đã tiến hành thanh toán và làm suy yếu toàn bộ hệ thống huân thần võ tướng mà Nguyễn Ánh để lại, bằng nhiều biện pháp như diệt Lê Văn Khôi, xóa bỏ ảnh hưởng quân sự của các bộ tướng cũ có sức ảnh hưởng lớn. Cùng với đó là các cuộc c·hiến t·ranh chinh phạt liên miên, ai không biết rằng đó là ý đồ của Minh Mạng, và rồi sau đó liên tục thay đổi hệ thống tướng lãnh binh cũ.
Qua kinh nghiệm từ các triều đại xưa kia, Minh Mạng đã tiến hành cải cách lớn, và những thay đổi của Minh Mạng đã giúp triều đình nhà Nguyễn tránh phải đối mặt với các nguy cơ từ bên trong, tuy nhiên những điều đó tuy rằng hợp với quan niệm Nho giáo được Nho giáo ca tụng hết lời, thế nhưng xét tổng thể lại làm suy yếu quốc lực của nước ta.
Có một số võ tướng nổi danh như Trương Đinh, Đề Thám… tiếp tục kháng chiến nhưng rút cuộc là vẫn bị giáo điều nho giáo kìm chế, và rồi tất cả các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nước ta,số người bị g·iết do Pháp g·iết, còn ít hơn rất nhiều so với số người bị g·iết do quân triều đình, nghĩa quân kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp không phải bị Pháp g·iết lại bị quân triều đình g·iết là một nghịch lí ngược đời mà chỉ thời Nguyễn mới có.
Cuối cùng là đặt q·uân đ·ội dưới sự giá·m s·át và ảnh hưởng của nho giáo và các sĩ phu, điều này không có gì là sai cả, vì đây là cách thức đảm bao quyền lực triều đinh, thế nhưng vô hình dung đây lại là cách chặt ngang sống lưng của các vị hoàng đế sau này.
Xương sống của các hoàng đế và triều đại chính là q·uân đ·ội, q·uân đ·ội chính là tượng chưng cho quyền lực của hoàng đế, điều này chưa bao giờ là sai, từ cổ chí kim cho đến hiện tại. Liên Xô sở dĩ sụp đổ có rất nhiều nguyên nhân, thế nhưng trực tiếp nhìn thấy nhất chính là đảng đã mất đi sự khống chế đối với q·uân đ·ội và dư luận.
Thử nghĩ xem, nếu như chế độ thưởng phạt lên xuống, và điều lệ, chỉ huy đều do nho giáo nắm giữ thì sẽ như thế nào.
Trong lịch sử sau thời Tự Đức, đổi vua như đèn kéo quân, vài ngày vài tháng lại g·iết và đổi một vua, có câu tính mạng vua còn không bằng dân thường. các vua nhà Nguyễn không hề nắm giữ một chút quân quyền thực tế nào cả, quyền lực đều do các sĩ phu nắm giữ. Mặc kệ đó là phe chủ chiến hay chủ hòa, gộp chung lại đó đều là người đọc sách hết cả, những kẻ luôn luôn câu cửa miệng là “ quân quân, thần thần” thế nhưng khi đến lúc đó lại chẳng ai coi vua ra gì cả.
Nhìn một chút phong trào Cần Vương chẳng hạn.
Dưới thời Minh Mạt, Sùng Trinh đế ban chiếu Cần Vương, binh mã thiên hạ quy tập Bắc Kinh chống giặc, mặc dù là c·hết đói vô số xung quanh Bắc Kinh, thế nhưng ít nhất thì Sùng Trinh vẫn có một đội quân dưới chân mình.
Nhưng Cần Vương nước ta thì sao, các phong trào Cần Vương nổ ra khắp nơi, nhưng không có bất kì ghi chép nào nói đến việc có một đội quân nào tiến tới chỗ Hàm Nghi nghe lệnh cả. Cuối cùng b·ị b·ắt chỉ vì trong tay không có binh quyền, tác dụng chỉ là cái loa phát ngôn mà thôi.
Chúng ta thường hay chê trách Quang Toản nọ kia, nhưng nhìn người ta một chút, người ta đánh cũng đánh rất nhiều, thắng ít thua nhiều có những trận thua mất cả quần lót, thế nhưng người ta chí ít là hoàng đế thực thụ, nắm trong tay binh quyền, ngược lại các vua nhà Nguyễn sau này thì không ai được như vậy cả.
Chốt lại một điều, Nho giáo là xấu sao?
Không hề nho giáo không hề xấu, nếu không tốt nó đã không khiến các triều đại phương Đông trở lên hùng cường, thế nhưng bất kể hệ tư tưởng nào thì cũng có những mặt trái của nó. Cực thịnh tất suy mà thôi.
Đơn cử như chế độ XHCH chẳng hạn, về lí thuyết nó là chế bộ tiến bộ nhất, mục tiêu mà loài người hướng tới xã hội đó, thế nhưng tại sao ở thời điểm hiện đại lại xuất hiện nhiều vụ b·ê b·ối.
Những kẻ đó không được giáo giục tư tưởng phục vụ đất nước hay sao? Tại sao những kẻ nắm giữ đạo lí, lại là những kẻ vi phạm đạo lí?
Nho giáo cũng vậy, hàng triệu những thứ tốt của nó không bằng một vài cái xấu, đó chính là việc Nho giáo phát triển đến tận cùng sản sinh ra một đám khốn kh·iếp, những kẻ mà mồm thì luôn luôn da dả đạo lí, luôn luôn bắt người khác cụ thể là dân đen phải sống như thánh nhân, còn bản thân những kẻ đó thì lại có lối sống mà đến tiểu nhân cũng không bằng.
Bọn chúng phạt dân đen ă·n t·rộm một con gà phải đi tù thế nhưng bản thân t·ham ô· quân lương, t·ham ô· tiền tu sửa đê điều bán muối và quân giới lậu đến hàng vạn lượng bạc thì khi bị tra xét lại luôn hô oan uổng, ta chỉ lỡ tham có một chút thôi.
Nhân tính con người thời nào cũng có cả, nhưng Nho giáo ở cuối thế kỉ 19 đã dần dần có xu thế suy tàn.
Kế tiếp đến q·uân đ·ội nhà Nguyễn, rất nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao dưới thời Gia Long, Minh Mạng thì hùng mạnh như vậy, đến thời Tự Đức lại trở nên rách rưới như thế. Là bởi vì Tư Đức không chăm lo võ bị hay sao, cắt xén quân lương hay sao?
Tuy rằng Tự Đức là một ông vua không đáng tin cậy cho lắm, và có những phát ngôn có thể khiến cho Gia Long đội mồ sống dậy chửi,ví dụ như “ Nay xin đánh, mai xin đánh, đánh mà không thắng mẹ con trẫm biết lấy đất đâu mà nương tựa?”
Tuy vậy nhưng có một điều mà Tự Đức làm rất khá,đó là vẫn giữ gìn quy chế bao năm trời,chưa hề cắt bớt quân lương dùng để nuôi quân. Từ thời Minh Mạng trở đi, mỗi năm 10 vạn lượng bạc nuôi quân, tuy rằng có lúc dư dả, lúc thiếu thốn vẫn không đổi, đây có lẽ là điểm sáng duy nhất của Tự Đức chăng?
Những vấn đề lại xuất hiện là tại sao thời Minh Mạng 10 vạn lượng bạc có thể nuôi dưỡng cường binh, đánh khắp bốn phía khai hoang quách thổ, dưới thời Tự Đức thì binh sĩ lại trở thành ăn mày, người Nam ta vốn giỏi dùng súng, nhưng đến thời Tự Đức thì mỗi người chỉ được bắn sau phát súng, bắn nhiều hơn phải đền tiền.
Binh sĩ bị cắt xén lương thưởng, v·ũ k·hí thì không hề có cải tiến và đóng mới.
Nguyên nhân lớn trong đó là do tập đoàn quan lại t·ham ô· hối lộ, nhưng trực tiếp hơn chính là do sự yếu kém ở mặt tiền tệ.
Nhiều người xem phim hoặc đọc truyện thường nghe thấy mấy câu thoại ví dụ dư mua bán trăm lượng bạc, hoặc ngàn lượng bạc, cá biệt các tác phẩm tiểu thuyết bên tàu thường hay xài trăm vạn lượng bạc, coi bạc như đơn vị tiền tệ cơ bản, nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy.
Trong các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tính từ đầu thời Minh đến cuối thời nhà Thanh số bạc từ nước ngoài tuồn vào Trung Hoa ước tính khoảng 500 triệu lượng bạc, thế nhưng bạc đó không giống như tiền ở thời hiện đại tất cả biến thành tiền bạc lưu thông mà trở thành đồ đạc cất giữ.
Tiền bạc trong dân chúng cơ bản vẫn dùng là tiền đồng, nước ta thì bạc tiến vào nhiều nhất là dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Đặc điểm của thổ hào phong kiến là đem bạc đúc thành khối lớn sau đó đem chôn xuống đất, đến khi đất nước gặp biến động lớn như thay đổi triều đại mới đào lên xài, nhưng vô hình chung điều này lại làm cho bạc gia tốc mất giá dẫn đến đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của các triều đại.
Câu chuyện về thần giữ của ở nước ta không xa lạ gì, mà kẻ làm nên những câu truyện đó đều là người Hoa cả.
Quay lại câu chuyện chính, bạc thời này tương đương với đồng tiền mạnh giống như USD ở thời hiện đại vậy.
Dùng cho giao dịch mua bán nước ngoài, đồng tiền mạnh như vậy thì đương nhiên là triều đình nắm giữ chứ không hề phân phát xuống. Thậm chí còn nghiêm cấm mua bán, trao đổi bằng bạc, không hề giống như trên phim ảnh tẹo nào.
Con số 10 vạn lượng bạc quân lương hàng năm cũng là như vậy, thời hiện đại ngân sách quốc phòng của nước ta là 6 tỉ đô la, nhưng dùng đầu gối cũng biết sẽ không ai trả lương bằng USD phải không, cái đó là trên giấy tờ và quy đổi ra tiền nước ta dùng mà thôi.
Thời Tự Đức cũng vậy, ngân khố quy chuẩn mỗi năm là 10 vạn lượng bạc, nhưng sẽ không giờ phát bằng bạc, mà dùng tiền đồng của triều đình, có nghĩa là 10 vạn lượng bạc sẽ biến thành khoảng 100 vạn quan tiền nhỏ, hoặc là 30 vạn quan tiền lớn, đến đây ta thấy không có gì đặc biệt phải không, cái quan trọng là ở phía sau.
Khi mà 100 vạn quan tiền quân lương từ chiếu lệnh của Tự Đức phát xuống qua các bộ ngành liền biến thành 100 vạn quan tiền, loại tiền tiêu chuẩn mà hàng năm triều đình vẫn đúc, đó chính là loại tiền có chất lượng tốt.
Sau đó nó tiếp tục chảy qua túi của một hệ thống các quan lại triều đình, nơi mà tất cả mọi người đều có một phần trong đó. Trải qua chuyện này, một trăm vạn quan tiền loại tốt có chất lượng gồm bảy phần đồng biến thành 200 vạn quan tiền xấu có chất lượng chỉ là 3 phần đồng.
Nhưng điều đáng nói ở đây là sau khi biến đổi xong thì người ta lại chỉ cấp đúng như trên chiếu chỉ là 100 vạn quan tiền đồng, mà chiếu chỉ thì không hề nói đến tiền xấu hay tiền chất lượng tốt.
Thế là ngay lập tức một nửa quân lương đã bị t·ham ô· một cách thần không biết quỷ không hay, triều đình dù là những vị thanh quan, những người vô cùng tài giỏi, có lòng lo cho giang sơn đất nước cũng không hiểu quân lương bị t·ham ô· kiểu gì.
Để dễ hình dung hơn, trước đây dưới thời Minh Mạng một vị thập trưởng được phát lương là 1 quan tiền với bảy phần là đồng, hắn liền đem số tiền đó đi mua 2 thạch gạo, ngày nay hắn vẫn được trả lương là 1 quan tiền, thế nhưng tiền đó lại chỉ là loại tiền xấu do tư nhân đúc lậu với 3 phần đồng mà thôi, tức là hiện giờ để có thể mua được hai thạch gạo hắn phải mất hai tháng lương mới đủ.
Chưa hết, quy củ trên quan trường thì tiền quân lương chỉ phát tám thành mà thôi, số còn lại là tiền vất vả của các quan kinh thành, sau lần này nữa tức là khi ra khỏi hoàng thành chỉ còn 80 vạn quan tiền được phát xuống, so với thời Minh Mạng thì chỉ tương đương với khoảng 4 vạn lượng bạc.
Số tiền còn tiếp tục đi qua một hệ thống các quan lại cấp tỉnh, như tuần phủ, đô đốc... tùy vào lương tâm của các quan mà có thể lấy đi từ một đến hai phần trong đó. Thông lệ chung là khoảng hai phần, tức là chỉ còn khoảng 64 vạn quan tiền xấu,
Đến xuống bên dưới các tướng lãnh ai ai cũng có nhà, có nghiệp, có vợ con, cho nên lại tiếp tục cắt xén thêm hai thành nữa tức là chỉ còn khoảng 48 vạn quan tiền số tiền này bao gồm trả lương cho tất cả các tướng lãnh đến binh lính, cả tiền bảo dưỡng và chế tạo v·ũ k·hí, nói chung tất cả đội quân 12 vạn người của nhà Nguyễn chỉ dựa vào chưa đến 50 vạn quan tiền chất lượng kém để duy trì.
Tức là số tiền q·uân đ·ội được hưởng dưới thời Tự Đức chỉ bằng một phần tư dưới thời Minh Mạng, số tiền đó phát đến tầng dưới chót binh lính thì cũng chỉ còn mấy đồng lẻ, để mua gạo mà thôi, chính vì vậy mà sức mạnh q·uân đ·ội mới giảm sút nghiêm trọng.
Âu tất cả cũng bởi vì t·ham n·hũng tầng tầng lớp lớp.
Tóm lại một điều, q·uân đ·ội nhà Nguyễn bằng nhiều nguyên do đã suy yếu nghiêm trọng.