Tuần thứ ba sau đám cưới, mẹ chồng chính thức tỏ ra bất mãn với con trai,nói là Hy Lôi không khéo nói, cả ngày, số lần gọi “mẹ” chỉ đếm trên đầungón tay, bà rất buồn, rất đau lòng. Mẹ chồng nói, Hứa Bân hãy lập tứcvề phòng “hỏi tội” Hy Lôi.
Hy Lôi thấy chồng nói thế, chẳng biện giải gì cả, đúng thế, sáng sớm cô đã đi làm, buổi chiều mới quay về, thời gian ở cùng nhau có hạn, thêmvào đó mình cũng không quen tự nhiên gọi một người vốn chẳng có quan hệgì với mình là “mẹ”, thực sự là cô cảm thấy rất ngượng miệng, rất xa lạ. Cuối cùng Hy Lôi nói, rồi mình sẽ dần dần thích ứng, dần dần sửa chữa.
Khi nói những điều này, trong lòng Hy Lôi bất giác nghĩ:
- Dựa vào gì mà nói mình, mình có thấy bà ấy gọi mẹ chồng của bà là mẹ mấy đâu!
Nhà này cứ cách hai tuần là có một chương trình cố định, đó là ra ngoại thành thăm ông bà nội của Hứa Bân, cũng chính là bố mẹ chồng của bàPhương Xảo Trân, bố mẹ của ông Hứa Trường Thiên. Ông Hứa Trường Thiênquê gốc ở Hà Nam, năm xưa bố mẹ ông vì tránh nạn đói mà tới thành phốphương Bắc này, sinh cơ lập nghiệp ở đây, bố ông làm thuê cho người ta,mẹ ở nhà làm ruộng, vất vả nuôi lớn được 4 người con cả trai cả gái, ông Hứa Trường Thiên là con cả trong nhà, dưới ông còn một người em trai và hai người em gái, năm xưa chỉ có mình ông là đi học đại học, nên HứaTrường Thiên rất hiếu thuận, cứ cách dăm bữa nửa tháng, ông lại tranhthủ ngày cuối tuần không có việc gì quan trọng thì về nhà thăm bố mẹ.Ông Hứa Trường Thiên là kiểu “đàn ông phượng hoàng” rất điển hình củathời đại đó, nhưng bà Phương Xảo Trân lại không được coi là “phụ nữkhổng tước”. Do nguyên nhân thời đại, năm xưa bà tốt nghiệp cấp hai xong là về quê, sau khi quay lại thành phố thì nhờ các mối quan hệ vào làmcho một xưởng sản xuất bột mì. Bà cũng chẳng xinh đẹp gì, tuổi xuân cứnhàn nhạt trôi qua, rồi người ta giới thiệu cho bà ông Hứa Trường Thiênkhi đó còn là một nhân viên kỹ thuật. Bà Phương Xảo Trân mỗi lần nhớ lại cuộc gặp gỡ năm xưa là lại có cảm giác tự hào rất mãnh liệt, thườngtrêu chồng mình:
- Năm xưa anh đi coi mắt mà chẳng có bộ quần áo nào ra hồn, áo sơ mithì đi mượn, quần thì thủng một lỗ to, cũng chỉ có em là không chê anhthôi.
Ông Hứa Trường Thiên thấy vợ nói vậy thì chỉ cười. Sau khi hai ngườikết hôn thì rất ân ái với nhau, bà Phương Xảo Trân có những ưu điểm mànhững cô gái thành phố khác không có, chăm chỉ, tiết kiệm, giỏi làm việc nhà, an phận thủ thường, một lòng một dạ với chồng, đối xử với bố mẹchồng cũng tốt, cứ dăm bữa nửa tháng lại cùng chồng về thăm bố mẹ chồng, lúc nào cũng rất ngoan ngoãn, lễ phép. Không lâu sau bà mang thai, sứckhỏe không tốt nên mẹ chồng lên chăm sóc bà, từ đó nảy sinh một loạt các mâu thuẫn, mẹ chồng đã phạm phải “tội tày đình” với bà, tới hôm naynhắc lại với nhớ như in. Những việc đó Hy Lôi chỉ biết đôi chút quanhững lời kể tội của mẹ chồng mình với bố chồng, chứ không dám hỏi HứaBân, không biết rốt cuộc là bất hòa thế nào mà khiến họ trở mặt với nhau như thế.
Cuối tuần này, cả nhà lại tới thăm ông bà nội. Nơi đó gọi là thôn Thược Dược, ở ngay gần đường quốc lộ. Ông bà nội sống trong một căn nhà cũ có mấy gian, liễu xanh che trước cửa nhà, phía sau là một khoảng đấttrống, ông bà trồng ít rau xanh để ăn, Hy Lôi rất thích nơi đó.
Vừa bước vào nhà, Hy Lôi đã chào:
- Con chào ông bà! - Hai người già cười rạng rỡ. Con dâu Phương XảoTrân thì không nói gì, đi thẳng vào phòng, thấy ông bà cười tươi tắn thì lườm một cái.
Bà nội kéo tay Hy Lôi, đưa cho cô quả hồng, bảo cô ăn. Ông bà mỗi lầnthấy Hy Lôi tới là luôn dành cho cô những món mà ông bà nghĩ là ngon,rồi quấn lấy cô nói chuyện, giọng Hà Nam rất nặng, Hy Lôi nghe khônghiểu lắm, chỉ mỉm cười gật đầu, chứng tỏ mình đang chăm chú lắng nghe,ông bà cảm thấy rất vui. Bà nội nói chuyện với con dâu mình, kể về thuhoạch nhà nông, hỏi công việc của con trai, cười cười nói nói, thậm chícòn nói bằng giọng rất thận trọng, nhưng bà Phương Xảo Trân thường chỉtrả lời qua loa hoặc nhăn mũi, bĩu mỗi, bà nội lại đành ngượng ngùngquay đầu đi chỗ khác.
Lúc ăn cơm trưa, bà nội vẫn liên tục bảo Hy Lôi phải ăn nhiều một chút:
- Lôi Lôi, ăn nhiều một chút, mau sinh cho ông bà thằng chắt đích tôn!
Hy Lôi biết người già ai cũng thích nói nhưng câu đại loại như bế cháu, bế chắt nên miệng chỉ nói:
- Dạ vâng, cháu biết rồi!
Mẹ chồng nghe vậy lập tức đón lời:
- Bà nội con nói đúng đấy, các con phải tranh thủ còn trẻ, mau sinh lấy một đứa, sức khỏe khôi phục nhanh, mà cũng tranh thủ lúc mẹ còn trẻ,trông con cho hai đứa.
Hứa Bân nghe vậy, lập tức phản bác:
- Mẹ! Mẹ nói gì thế! Bọn con vừa mới cưới, còn trẻ, có con sớm quáphiền phức lắm! - Mẹ chồng còn định nói tiếp, nhưng thấy con trai nóivậy, lại chẳng biết nói gì nữa.
Ăn cơm xong, bà Phương Xảo Trân ra vườn hái cà, bà nội với ông HứaTrường Thiên ngồi trong phòng nói chuyện, Hy Lôi chơi với con chó nhỏngoài sân. Qua cửa sổ, cô âm thầm nghe thấy tiếng bà nội khóc nhỏ bêntrong, bố chồng cô và Hứa Bân đều ở bên an ủi, ông nội thì chỉ thở dài.Hy Lôi sợ mọi người khó xử nên len lén tránh ra xa.
Trên đường về, cả nhà ngồi trong xe nhưng không ai nói câu nào, không khí rất kỳ lạ.
2.
Buổi tối, Hy Lôi và Hứa Bân đã ngủ say. Bỗng dưng trong phòng bố mẹvang lên tiếng cãi nhau nho nhỏ. Sau đó, âm thanh càng lúc càng to.
- Bao nhiêu năm nay, em gọi được mấy tiếng mẹ? Đã là mẹ chồng rồi mà còn như thế. - Bố chồng giận dữ.
Tiếng rít lên của mẹ chồng:
- Bà ấy có chỗ nào đáng để tôi gọi là mẹ, chỗ nào đáng để tôi tôntrọng, tuần nào tôi cũng theo anh về thăm bà ấy là giữ thể diện cho anhlắm rồi.
- Em như thế thì thà không về.
- Không về thì không về, anh tưởng tôi thích à! Nghèo rớt mùng tơi, nhớ năm xưa, đi coi mắt tôi đến cái quần ra hồn còn không có, lúc cưới nhau cái đéo gì cũng chẳng mua cho tôi. - Mẹ chồng lại nhắc tới chuyện nămxưa, giọng nói mỗi lúc một to.
Bố chồng là người hay sĩ diện, nghe bà lại kể khổ, giận tới mức giọng nói phát run:
- Không mua sao cô còn cưới tôi, người như cô thì tìm được ai ra hồn,có người cưới cô là may lắm rồi, tôi mà thích ra đường có cả nắm! - Từngữ của bố chồng rất cay nghiệt, vang lên rõ mồn một trong tai con trai, con dâu.
Bỗng dưng yên tĩnh lại.
Hứa Bân đẩy Hy Lôi:
- Ngủ đi! Kệ bố mẹ.
Bỗng dưng bên kia lại vang lên tiếng gọi gấp gáp của bố chồng:
- Hứa Bân, mau sang đây, mau gọi 120!
Hy Lôi và Hứa Bân vội vàng khoác áo ngoài vào rồi chạy sang, thấy mẹ mình sắc mặt tái nhợt, bố chồng đang ra sức lay bà, gọi:
- Xảo Trân, Xảo Trân! Tỉnh lại đi! - Hy Lôi từng nghe Hứa Bân nói mẹchồng mình mắc bệnh tim, thế nên bà có càm ràm hay nổi giận, họ đềunhường nhịn bà.
Hứa Bân tìm thuốc trợ tim công hiệu nhanh trong tủ thuốc của mẹ, Hy Lôi mang nước tới, mọi người luống cuống cho bà uống thuốc, một lúc sau, mẹ chồng mới mơ màng tỉnh lại, chầm chậm mở mắt ra, thấy con trai với condâu, rồi lại nhìn chồng mình, vừa giận vừa xấu hổ, ôm lấy eo con trai mà khóc lớn:
- Con trai ơi, bố con vô lương tâm, bố con không phải là người!
Hy Lôi ngỡ ngàng trước vụ cãi nhau của bố mẹ chồng mà bình thường luôn tỏ ra yêu thương nhau, rụt rè hỏi:
- Có cần gọi 120 nữa không ạ?
Bố chồng xua tay, bảo Hy Lôi về phòng ngủ.
Hứa Bân vẫn đang an ủi mẹ mình, Hy Lôi nằm trên giường, nghĩ ngợi: nỗioán hận và bất mãn lớn như thế nào mà khiến mẹ chồng mình hơn 20 năm nay vẫn hậm hực với bà nội, không chịu gọi bà một tiếng mẹ, và nỗi oán hậnnhư thế nào mới khiến bố chồng nói những câu cay nghiệt như thế.
3.
Sáng sớm hôm sau, cô không nghe thấy tiếng gọi đúng giờ của mẹ chồng,buổi tối đi làm về, thấy mẹ chồng đã không sao, đang ở trong bếp nấucơm, món sườn xào bốc khói nghi ngút được bê ra bàn ăn. Xem ra bố mẹchồng đã làm hòa với nhau rồi. Trên bàn ăn, mẹ chồng vừa xới cơm cho bốchồng, vừa tự chế giễu mình:
- Tôi đúng là số khổ! Hứa Trường Thiên, anh đi đi, ra ngoài phố mà tóm lấy một đứa, xem ai hầu hạ anh được như tôi.
Bố chồng cười biết lỗi:
- Đúng rồi, em là tốt nhất, dâu hiền vợ đảm, anh sai, anh sai!
Buổi tối nằm với Hứa Bân trên giường, Hứa Bân kể về chuyện năm xưa củamẹ mình với bà nội. Hồi mẹ mang thai Hứa Bân, bà nội lên thành phố chămsóc. Hai người ở cùng nhau nên cũng va chạm nhiều. Bà nội vốn không phải người sạch sẽ, mẹ thì lại ưa sạch, thế là thường vì chuyện đó mà cãinhau. Mẹ tiết kiệm, bà nội còn tiết kiệm hơn, lúc mang thai mẹ bị nghén, muốn ăn dưa hấu nhưng bà nội không mua cho. Tiền lương của bố thì đưa hết cho bà nội, mẹ thấy giận tronglòng, sau đó không nhịn được nên thường xuyên cãi nhau. Hai người đàn bà kẹp bố vào giữa, khiến ông cũng rất khó xử. Sau đó bà nội giận quá, bảo bố đánh mẹ, còn xúi bố li hôn với mẹ. Một lần nghiêm trọng nhất, mẹchồng với con dâu cãi nhau, bố không có nhà, bà nội bèn gọi chú ở dướiquê lên đánh mẹ một trận. Từ đó hai người trở mặt với nhau, suốt mộtthời gian dài không nói chuyện, lâu dần, Hứa Bân lớn hơn một chút thìquan hệ mới khá hơn, nhưng từ đó không bao giờ mẹ chịu gọi bà nội là“mẹ” nữa.
Hy Lôi vừa nghe vừa sụt sịt, không ngờ bà nội là người hiền hòa như thế mà ngày xưa cũng từng đánh con dâu. Đương nhiên, đây chỉ là “phiên bản” mà mẹ kể cho Hứa Bân nghe. Sau khi Hứa Bân trưởng thành, bà nội cũngthường lén tố khổ với Hứa Bân, nhưng đó là một “phiên bản” khác. Bà nộinói, mẹ hồi đó lúc nào cũng tỏ ra mình là người thành phố, bà nội làmviệc mà cứ đứng chỉ tay năm ngón, lần nghiêm trọng nhất, hai người cãinhau, mẹ chửi bà nội là “bà già nhà quê”, đúng lúc đó bố không có nhà,bà nội giận quá nên bỏ về quê, đau lòng kể khổ với con trai nhỏ, chúnghe thấy giận quá nên tới nói chuyện với mẹ, hai bên đẩy qua đẩy lại,nhưng mà không đánh nhau.
Hai người đàn bà, hai phiên bản khác nhau, đều là những người Hứa Bânyêu thương nhất, ai đúng ai sai, Hứa Bân cũng không rõ, có thể nó đúngvới câu nói: Quan giỏi không lo được việc nhà!
Hy Lôi dựa vào lòng Hứa Bân, nghe anh kể chuyện cũ của gia đình, cố ý hỏi anh:
- Nếu em với mẹ anh cãi nhau, bà bắt anh ly hôn em thì làm thế nào?
Hứa Bân ghé sát tai Hy Lôi nói:
- Em là một con yêu tinh đáng yêu, là dâm phụ, sao anh nỡ ly hôn với em được? - Hứa Bân là như thế, cứ tới buổi tối, cứ ngồi lên giường là lậptức ngược lại với thái độ lịch sự, nho nhã ban ngày, nói những câu rất“dê”, rất tục tĩu. Hy Lôi cười bịt chặt tai, nhưng trong lòng lại thấyrất ngọt ngào.