Say Mộng Giang Sơn

Chương 922: Không ngờ




Khóe miệng a Nô nhếch ra, dường như muốn cười, vội ôm bụng nhịn xuống, thở dốc nói:



- Rõ ràng là một nhanh hổ tiên, chàng lại lại hù trêu người ta là rắn khô, Cổ sư còn cho là thật, thiếp lúc đó không kìm chế được, cười đến mức không dậy nổi thắt lưng, kết quả thì....



Khi Dương Phàm ở Duyên Châu, Tạ thái thú từng tặng cho hắn mấy món “Đặc sản”. Tuy nói Tạ thái thú bị bắt rồi, lễ vật hắn cũng không trả lại, sau khi về Lạc Dương, mấy món đồ này tiện miệng dặn dò, đưa tới chỗ a Nô. Dương Phàm là muốn “phi long khô”, “sừng hươu sấy khô” đó có thể làm gì đó để cho A Nô tẩm bổ.



Cổ Trúc Đình lấy sừng hươu khô, phi long khô, tay gấu bày ra, khi nàng lấy ra hổ tiên cũng rất nghiêm túc nói đây là rắn khô, A Nô rất kinh ngạc, nàng còn tưởng Cổ cô nương đang đùa với mình, không khỏi cười nói:



- Cổ sư trêu đùa ta rồi, thứ này rõ ràng là cho đàn ông dùng để bổ dưỡng, thiếp ăn nó làm gì?



Cổ Trúc Đình rất kỳ lạ, hai nhánh hổ tiên ở trong tay nàng, nắm chật , kỳ quái nói:



- Rắn khô chỉ thích hợp bổ dưỡng cho đàn ông sao? Ta lần đầu nghe nói vậy.



A Nô nghe xong liền ngây ra, kỳ lạ nói:



- Thịt rắn? Đây rõ ràng là một cây hổ tiên, Cổ sư thật không nhận ra sao?



Cái tên hổ tiên rất nhiều người từng nghe, nhưng số người nhìn thấy nó lại thực không nhiều, Dương Phàm cũng là bởi đi Duyên châu mới nhìn thấy hình dáng của hổ tiên và tay gấu, càng chưa nói tới Cổ Trúc Đình.



Cổ cô nương tuy tập võ từ nhỏ, mười ba tuổi đã xuất đạo giết người, hành tẩu giang hồ, nhưng lại chưa có cơ hội tiếp xúc với thứ này. A Nô từng là cận thị của Khương công tử, thường xuyên ra vào nhà các thế gia, nhiều việc nhỏ đều là nàng thay Khương công tử lo liệu, giống như là nửa quản gia, người ngoài tặng lễ cũng đều là nàng nhận, nên nhận ra đồ này..



Cổ Trúc Đình vẫn không tin, trái lại cười a Nô nói:



- Ai nói đây là hổ tiên, đây là rắn khô, a Lang nói vậy.



A Nô vừa nghe liền hiểu ngay, Cổ sư là khuê nư chưa lấy chồng, nếu nàng hỏi, lang quân bảo với nàng thứ này là “cái ấy” của con hổ, nói không chừng lúc đó nàng sẽ rất xấu hổ, lang quân đương nhiên chỉ có thể nói cho có lệ, nghĩ thông nguyên do trong đó, a Nô không khỏi cười rộ lên.



Cổ Trúc Đình biết rõ ngọn nguồn, khuôn mặt xinh đẹp lập tức xấu hổ mà đỏ thẫm lại, vừa thấy trong tay mình còn nắm hổ tiên, lại giống như bị rắn cắn, lập tức vứt nó xuống, vừa giận vừa ngại. A Nô càng buồn cười, kết quả là cười tới kịch liệt, làm động thai.



Dương Phàm nghe a Nô nói rõ mọi điều, nhất thời cũng không biết là đáng giận hay đáng cười. A Nô nói :



- Thiếp thật không sao, làm cho nhà không yên, thiếp thấy trong lòng bất an.



Dương Phàm cười nói:



- Đừng để ý, chỉ cần nàng không sao là tốt rồi, nhưng không thể giải thích cho các a hoàn, cứ để họ sợ cũng được. Họ đều muốn nịnh bợ chủ nhà, tỏ lòng trung thành, gây sức ép bọn họ, ta còn có thể nói với bọn họ, sau này chủ nhân có chút việc gì, càng phải để tâm hơn.



Dương Phàm kéo bàn tay tiểu Man, nhẹ nhàng đặt vào lòng bàn tay mình, đôi mắt bỡn cợt nhìn về phía nàng, nói với A Nô:





- Tiểu Man là người làm mẹ. Tình huống của nàng quả thật không cần lo, nghĩ vậy nàng cũng nhìn ra được, nhưng nếu nàng đã đến thấy, không sao cứ nói một tiếng “không có gì quan trọng, mọi người đều giải tán đi”. Trong lòng nàng sẽ thoải mái? Thân phận lập trường khác nhau, có một số việc à, đâu sợ thoạt nhìn thấy thừa, nên làm cũng phải làm.



Tiểu Man bị hắn nói tới khuôn mặt đỏ lên, có chút xấu hổ liếc nhìn a Nô, khi nàng nghe nói quả thật rất lo lắng, nhưng sau khi nhìn tình cảnh của A Nô liền cảm thấy các gia bộc có chút vất chuyện bé xé ra to rồi, nhưng tình hình lúc đó, nàng quả thật không tiện nói một câu không sao, còn ra vẻ lo lắng, thân thiết. Hiện giờ Dương Phàm một câu châm chọc, Tiểu Man có chút xấu hổ.



A Nô nghe xong khẽ “a” lên một tiếng, lộ ra vẻ giật mình, nói:



- Hóa ra là vậy, thiếp đang nghĩ sao thần sắc Cổ sư lại khó chịu vậy. Thiếp còn tưởng, tỷ tỷ lúc đầu chính là do Cổ sư đỡ đẻ cơ, nên hẳn không nhìn ra tình hình của ta. Nghĩ phải là bộ dạng khẩn trương trong phủ khiến tỷ ấy bất an, Lang quân đi thăm Cổ sư đi, chớ để Cổ sư thấy áy náy trong lòng.



Dương Phàm gật đầu, nói với Tiểu Man:



- Hai người nói chuyện đi, ta đi xem xem.



Dương Phàm ra khỏi phòng, thấy mấy nha hoàn đều đang đứng trong sân, lại không thấy Cổ Trúc Đình đâu, liền hỏi Tam tỷ nhi:



- Cổ cô nương đâu?



Tam tỷ nói:



- Cổ cô nương đang ở bờ ao, hình như đang nói chuyện với Cổ Lão trượng.



Cô gia hiện giờ có một tòa nhà riêng của mình, trong nhà người am hiểu võ nghệ đều lần lượt được cắt cử ở lại đây canh giữ Dương gia, nên Dương Phàm cũng không thấy kỳ quái đối với sự xuất hiện của Cổ Lão trượng. Hắn gật đầu, ra sân nhìn ra hướng xa xa, liền thấy cây cầu nhỏ uốn lượn như rắn, trong hồ có một chỗ là giả sơn, cây tử đằng thấp thoáng rũ xuống, một chiếc áo nguyệt sắc ẩn vào trong đó, Dương Phàm liền bước tới.



Tới gần, liền nghe giọng nói ủy khuất của Cổ cô nương mơ hồ truyền tới:



- Nữ nhi sao biết...sao biết đó là cái gì, A Nô cười nữ nhi thì biết làm sao?



Giọng nói của Cổ Lão trượng rất nghiêm khắc:



- Còn dám mạnh miệng? Nếu hàng ngày ngươi không thường xuyên lui tới phòng của Nhị nương Tử, không chạm phải việc nhà của a lang, sẽ có chuyện như ngày hôm nay sao? Cho dù ngươi có không sai gì, nếu Nhị nương tử và đứa nhỏ thực sự có chuyện xấu, lúc đó ngươi tự xử lý thế nào? Ngươi thân là nữ tẻ nên giữ ở lại hậu trạch, ngươi chỉ cần quan tâm tới việc ở hậu trạch mà thôi, việc bên ngoài, ít tham gia đi.



Mắt thấy thần sắc vô cùng ủy khuất của nữ nhi, Cổ Lão Văn lại giảm giọng, khuyên nói:



- Con gái à, con và ta chỉ là một hộ viện trong phủ của a lang, phải ghi nhớ thân phận của mình, hãy làm tròn bổn phận của mình. Mắt thấy [nữ nhân/nữ nhi/con gái] [ủy khuất/tủi thân/oan ức/uất ức/làm oan/uy khuất/đều là cái ý uyển chuyển thuận tòng cả] [vạn phần/muôn phần/hết sức/vô cùng] [/đích] [thần sắc/vẻ/vẻ mặt], [từ xưa/cổ xưa/cổ kính/cũ xưa] trượng [lại/hựu/vừa] hòa hoãn [giọng điệu/ngữ khí/khẩu khí/giọng nói], khuyên nhủ: "[Nữ nhân/nữ nhi/con gái] [a/hả/a.../quá/nhỉ], [ta và ngươi/ta ngươi] [chỉ có điều/chính là/chỉ là/chẳng qua là/chỉ/nhưng/nhưng mà] a [lang/đám/chúng] phủ một cái đằng trước hộ viện, phải nhớ [được/phải/đắc] thân phận của mình, [bảo vệ cho/giữ vững vị trí/bảo vệ] phần của mình [a/hả/a.../quá/nhỉ]!"



Lời nói này của Cổ Lão Trượng là thương con gái, nhưng ý ngoài lời nói nghe trong tai Cổ Trúc Đình, lại không giống như là một sự nhục nhã, cái gì mà phải nhớ thân phận của mình giữ thân phận của mình? Lẽ nào nói nàng là muốn tiếp cận a lang, không biết liêm sĩ là gì sao?



Nàng mặc dù thường tới chỗ A Nô, chỉ là vì trong hậu trạch thân thuộc với A Nô nhất, hơn nữa từ sân nhà của A Nô, có thể nhìn trái phải. Lời nói này của phụ thân như thấy nói nàng thường xuyên ở lại chỗ A Nô là vì rắp tâm bất lương, là muốn tạo ra cơ hội tiếp cận nam chủ nhân, vọng tưởng làm phượng hoàng đậu trên cành cao vậy.




Có trời chứng giám, nàng chưa từng có tâm địa ấy, chưa từng có dự định như vậy? Nếu nàng chưa từng có tình ý với Dương Phàm, sẽ không mẫn cảm với câu nói này như vậy, nhưng nàng quả thật đã thích Dương Phàm, câu nói như vậy thực sẽ không thể cãi lại.



Gương mặt của Cổ Trúc Đình đỏ lên, trong lòng chỉ nghĩ:



- Người trong phủ đều xem ta như vậy sao? A Lang, đại nương tử, các nha hoàn....



Vừa nghĩ tới đây, mặt của Cổ Trúc Đình nóng lên, có cảm giác tự xấu hổ.



Hai bàn tay của nàng từ từ khít lại, móng tay ấn sâu vào lòng bàn tay, nhưng sự xấu hổ đau đớn trong lòng còn đau gấp trăm ngàn lần so với lòng bàn tay. Nàng cố mở to mắt, kìm nén không để nước mắt chảy xuống, dừng lại trước gương mặt già nua của phụ thân. Nàng từng chữ nói:



- Nữ nhi, nhớ kỹ.



Cổ Lão Trượng còn muốn nói nàng vài câu, nhưng nhìn gương mặt thảm thiết của con gái, lời đến miệng lại nuốt vào trong. Ánh mắt đó là bi thương hay là xấu hổ giận dữ? Sự tôn nghiêm của một người con gái, kiêu ngạo và đức tính, bị người máu chảy đầm đìa dẫm lên liền khiến nàng không thể biện bạch, có lẽ đó là sự tuyệt vọng bi thương tới chết.



Cổ Lão Trượng không nói thêm gì nữa, cũng không giải thích ý của mình, con gái hiểu lầm thì cứ hiểu lầm đi, thà đau ngắn còn hơn đau dài



Dương Phàm sau khi nấp sau núi giả. Im lặng rất lâu, từ từ lui lại phía sau.



Tình cảm mông lung mà Cổ cô nương dành cho hắn, hắn cảm nhận được, nghe thấy giọng nói run rẩy mà tuyệt vọng của Cổ cô nương nói ra “Nữ nhi, nhớ kỹ.” Cảm nhận được sự nhục nhã và bi ai từ tận đáy lòng nàng, trong lòng Dương Phàm tràn đầy thương tiếc, không đánh lòng và một cảm giác khó nói.



Nhưng hắn không biết mình nên làm thế nào, đặc biệt là bây giờ, Cổ cô nương lúc này e là người nàng không muốn gặp nhất là hắn, nếu bị nàng biết lúc này mình đang đứng bên cạnh, tận tai nghe thấy cuộc nói chuyện giữa hai cha con nàng, biết được tâm sự của nàng, chỉ e nàng sẽ xấu hổ muốn chết.



Dương Phàm chỉ có thể lui lại, chậm rãi bước chân, lặng lẽ rời khỏi.



Ở một thời gian và địa điểm không thích hợp, lời nói có đúng cũng là sai.




Có lẽ, tìm thời điểm thích hợp, hắn sẽ nói chuyện với Cổ cô nương.



***********



Các y sĩ bị người nhà Dương phủ mời tới, có người đang ở tiệm thuốc, bắt mạch cho bệnh nhân, cũng bị người nhà Dương phủ kéo lên xe.



Dương gia hiện giờ ở Lạc Dương cũng được coi là có danh có tiếng, tài lực không cần nói nhiều, quyền thế cũng là thông thiên, ai dám bất kính?



Có một vị tinh thông kỳ vàng, bị bệnh hoạn thay vì tay nắm hồi sinh, họ Triệu. Tên là Triệu Hồi Sinh; có một vị thần y họ nghiêm chỉ cần ba đầu ngón tay là bắt được mạch, tên là Nghiêm Tam Điểm; còn có một vị thần y trong bóng tối không cần ánh sáng cũng có thể định huyệt tiến châm, họ Hoàng, tên là Hồng Dạ Thần.



Những người khác như là “Bảo anh quốc thủ”, “chu Bán tiên”, “lão thần tiên”, Thần tiên sống”, Thần châm diệp”, “Tam tề lưu”, thấy Dương Phàm đều nhíu mày.




Những người này biết tài thế và quyền thế của Dương gia, không dám khinh mạn, một người từng bắt mạch cho A Nô, rõ ràng không vấn đề gì, nhưng cũng trịnh trọng đưa ra đơn thuốc, may mắn đều là y sĩ nổi danh, không dám đưa ra phương thuốc linh tinh hại người, thuốc đưa ra đều là trung tính và có công dụng giữ thai lợi mẹ, không uống cũng không có trở ngại gì lớn, uống cũng có ích mà vô hại.



Lúc này, Khương Sĩ Thuần mới khoan thai tới muộn. Đại quốc thủ này là nổi danh nhất trong số các danh y này, vừa lúc vị chủ nhân Dương Phàm này đã bị một đống danh y thêm thần y chen chúc bên ngoài phòng rồi, không có việc gì hắn liền tự mình đón tiếp.



Khương đại y sĩ đã không nhận ra Dương Phàm rồi. Hàng ngày ông ta phải gặp bao nhiêu là bệnh nhân, đâu còn nhớ được bộ dạng của Dương Phàm, huống hồ dáng vẻ của Dương Phàm tuy thay đổi không nhiều, nhưng khí chất đó lại khác nhiều so với lúc đầu, Khương đại y sĩ đâu thể liên hệ được giữa một tên tiểu phường đinh lúc đầu với cả một Dương phàm tướng quân hiện nay chứ?



Có lẽ để ông ta lột quần của Dương Phàm ra, nhìn lại vật “Nơi này hình như có gì kỳ lạ, đỏ ửng, đầu to như nấm, cao ngất, nhìn màu sắc này, ẩn như quỷ sấp, đột ngột lại như con ếch nhảy vút lên”, xuất phát từ thói quen nghề nghiệp này may ra ông ta có thể liên tưởng được, nhưng hiện giờ bệnh nhân mời ông ta xem lại không phải là Dương Phàm.



Khương đại y sĩ bình thường tới các nhà quyền quý nhiều, gặp các đại nhân vật cũng nhiều, chứ không cẩn thận chặt chẽ giống với các thần y khác, ông ta nhìn, nghe, hỏi A Nô một lần, liền nói với Dương Phàm:



- Tướng quân quá cẩn thận rồi, sức khỏe của tôn phu nhân rất tốt, bào thai trong bụng đập mạnh, cũng rất cường tráng. Hôm nay chỉ là phu nhân cười to, lại sợ bị thương tổn tới thai nhi nên cố ý kìm nén, đến nỗi hơi đau bụng, hiện giờ thì không sao rồi. Nếu tướng quân không yên tâm, có thể để phu nhân yên tĩnh một lát, tu dưỡng, không cần phải thuốc thang gì, cũng không cần dùng tới kim thạch.



May mà lúc này các thần y và danh y đã khám bệnh xong được mời tới khách đường rồi, Tiểu Man đang xem đơn thuốc, gửi lời cảm ơn, nếu không nghe lời này của Khương đại y sĩ, phương thuốc của các danh y liền khó coi rồi.



Khương đại thần y không nhận ra Dương Phàm, Dương Phàm lại nhận ra ông ta, cả đời này Dương Phàm bị đàn ông tụt quần một lần, làm sao không nhớ bộ dạng người này chứ?



Thấy Khương đại y sĩ này nói lời sảng khoái, trí tuệ bình thường, liền có chút thiện cảm với ông ta, nghe lời Khương y sĩ nói ong, Dương Phàm liền cười nói với A Nô:



- Thế nào? Lần này nàng yên tâm rồi chứ, nằm yên tĩnh dưỡng, ta tiễn Khương thần y.



Ngay trước mặt khách, A Nô sẽ không trách móc nói là cả nhà đã quá cẩn thận, chỉ khẽ gật đầu.



Khương Sĩ Thuần để Dương Phàm tiễn ra tới sân, đi lên cầu, cười dài mà nói:



- Còn nhớ mấy tháng trước quý phủ từng sai người tới mời Khương mỗ, lão phu lúc đó đang ở Thành Nam, trị bệnh cho một vị Độc Cô cô nương, sau đó về phủ mới nghe nói, chưa thể kết bạn với tướng quân, thực sự hối tiếc. Không ngờ hôm nay cuối cùng vẫn tới rồi.



Dương Phàm nghe thấy hai chữ Độc Cô, trong lòng liền khẽ động, nói:



- Độc cô? Dương mỗ có một bằng hữu là họ Độc Cô, không biết vị Độc cô cô nương này phương danh là?



Khương Sĩ Thuần trả lời nói:



- Nghe huynh trưởng của cô ta gọi, hẳn là Ninh Kha.



Dương Phàm đang đi liền dừng lại, bóng dáng phản ngược không ngừng lay động trong nước, nhưng hắn ở trên cầu lại bất động, kinh ngạc nói:



- Lão tiên sinh là nói...vị cô nương đó tên là Độc Cô Ninh Kha?