Say Mộng Giang Sơn

Chương 231: Bị tập kích bất ngờ




Dương Phàm cất bước đi tới, đứng ở bên cạnh Thẩm Mộc. Mặc dù không quay đầu lại nhưng Thẩm Mộc đã biết hắn tới đây. Thẩm Mộc chỉ chỉ dãy núi đen kìm kịt hai bên trong bóng đêm nói:



- Hai dãy núi sừng sững kẹp hai bên, một con đường nhỏ cô độc nguy hiểm hai nghìn dặm. Phía Tây khống chế Tây Vực, phía nam ngăn chặn Khương Khung, phía bắc che chắn giặc Hồ, tiến lên thì có thể khống chế Tây Vực, lui về thì có thể bảo vệ Quan Lũng. Chỗ này đúng là vị trí yết hầu của Trung Nguyên ta.



Dương Phàm tán thành mà nói:



- Trên đường đi tới, chứng kiến thấy nơi này quả thật là hiểm yếu. Hai mặt bị chặn bởi những dãy núi sừng sững, qua các triều đại xây dựng tường thành dựa theo địa hình địa lý những nơi hiểm yếu chưa đầy đủ để biến nó thành một bình phong che chắn cho vùng trọng yếu của Trung Nguyên. Khi một quốc gia hùng mạnh thì từ đây mà tiến vào có thể khống chế Tây Vực, khi thực lực của suy yếu, với vùng địa yếu này cũng có thể phòng ngự giảm thương vong xuống mức thấp nhất.



Thẩm Mộc nói:



- Đúng vậy a, cho nên chúng ta mới cố gắng giữ chặt nó trong tay.



Dương Phàm nhíu mày nói:



- Nhưng nơi này vốn đã bị chúng ta nắm giữ trong tay rồi, vì sao lại mất đi? An Tây tứ thành được rồi lại mất, mất rồi lại được. Chuyện này đã hơn một lần rồi.



Thẩm Mộc nói:



- Nguyên nhân là vì quân địch cũng như chúng ta không thua kém! Quan trọng nhất vẫn là lòng người, phản đối hay ủng hộ, chiếm được một chỗ dễ dàng, lấy được lòng người ở chỗ đó lại khó. Từ triều Hán tới nay, Trung Nguyên ta đã đánh mất Tây Vực lâu rồi, muốn lôi kéo được lòng người trở lại cũng không phải là trong chốc lát, ngày một ngày hai mà được.



Dương Phàm nói:



- Nói như thế, được cũng không dễ, mất cũng không dễ, phòng thủ cũng không dễ, không phòng thủ cũng dễ. Phải làm sao là suy nghĩ ra cách vĩnh viễn không để lại hậu họa về sau mới được.



Thẩm Mộc cười nói:





- Ngươi lại đang hy vọng hão huyền rồi. Trên thế gian này là gì có chuyện không có hậu họa. Các triều đại thay đổi, những Hoàng đế lập quốc ai cũng anh minh thần võ, ai cũng vì người kế vị của mình mà dốc hết tâm huyết. Nhưng mà gặp phải thế hệ con cháu bất tài, cho dù là thần phật đầy trời phù hộ thì cũng vẫn bị diệt vong mất. Chúng ta làm việc, chỉ cầu mong phóng túng trên cuộc đời, vui sướng kiếp này là đủ rồi. Nghìn đời vạn kiếp sao? Tần Thủy Hoàng sớm đã cho người thấy rồi, đó là một chuyện cười lớn. Người đời sau thì cứ giao cho chính người đời sau quan tâm đi!



Dương Phàm cười nói:



- Thẩm huynh trí tuệ rộng lớn, phong thái tự nhiên, quả thực khiến người ta khâm phục. Tuy nhiên Thẩm huynh có ý gọi tiểu đệ đến đây, là vì những cảm xúc này sao?



Thẩm Mộc lắc đầu, chỉ chỉ bóng đen phía bên sườn núi Ô Sao nói:




- Chúng ta đi dọc theo dãy núi tuyết lớn này , đi xa hơn ba ngày nữa là có thể tới Đại Đấu Bạt Cốc. Đến lúc đó, ta dẫn người đến gặp một người.



Dương Phàm hỏi



- Người nào?



Thẩm Mộc ánh mắt hơi chớp động nói:



- Một người có thể trở thành Khả Hãn.



Hắn chậm rãi xoay người mỉm cười nói với Dương Phàm:



- Nếu có một vị Khả Hãn tài năng được chúng ta chấp nhận trở thành quân chủ một phương, ngươi nói xem khi đó cảm giác của chúng ta sẽ như thế nào?



Mặt trời chầm chậm nhú lên từ phía đông. Chẳng biết từ lúc nào một tia nắng mặt trời như mũi tên xuyên qua sắc trời nửa sáng nửa tối rồi ánh sáng tràn ngập trên mặt đất. Thời gian trôi đi, mặt trời cũng dần ló ra khỏi những đám mây.




Trời đã sáng, rốt cuộc đêm dài đằng đẵng cùng những tiếng tru lên trong bóng đêm của bầy sói đã lui bước.



Thiên Ái Nô từ trong túi ngủ chui ra, duỗi cái lưng mỏi, khởi động một chút gân cốt, thu dọn hành trang chuẩn bị rửa mặt.



Đống tro tàn của đám lửa nhóm lên cho bữa tối cách chỗ nàng nghỉ chân rất xa, thịt gà tuyết gặm hết còn lại xương đã bị đống tro tàn kia vùi lấp.



Kinh nghiệm sinh tồn trong cuộc sống hoang dã của nàng vô cùng phong phú. Nàng biết chỉ cần còn dính một chút dầu mỡ thôi sẽ lôi kiến đến, mà kiến đến thì thằn lằn sẽ theo đến, thằn lằn đến sẽ dẫn dụ rắn độc tới. Thảo nguyên Hà Tây có rất nhiều loại rắn độc, những người chăn thả ở đây thường xuyên bị rắn độc cắn chết nhiều gia súc



Mặc dù xung quanh chỗ nghỉ chân của Thiên Ái Nô có đổ bột lưu huỳnh, nhưng vẫn lo có loài rắn độc không sợ mùi này. Dù thế nào thì một thân một mình ở bên ngoài vẫn phải cẩn thận là hơn.



Sau khi đánh răng rửa mặt, lại dịch dung một lần nữa. Xác định không có sơ sót, Thiên Ái Nô cầm thiền trượng lên ngựa, giống như Đường Tam Tạng đi về phía tây thỉnh kinh, lại bắt đầu hành trình của mình.



Khi trời sáng, ánh lửa ở trong từng vòng phòng tuyến lần lượt dập tắt. Mọi người đều chui ra khỏi lều trại, thu xếp hành trang, lạc đà. Tất cả bao tải, hòm xiểng xếp lại lên xe bò, buộc chặt lên lưng lạc đà, làm đồ ăn sáng, sửa sang lại hành lý, tất cả các thứ khác.



Tới khi mọi người thu dọn xong xuôi, ăn xong bữa sáng, ánh nắng đã làm khô những giọt sương sớm trên thảo nguyên. Cả một thương đội to lớn bắt đầu tiếp tục khởi hành. Những người phụ trách tuần tra cảnh giới đêm hôm qua nằm chết dí trên xe ngựa ngủ say.




Hình như tất cả mọi thứ cũng giống như ngày bình thường. Dương Phàm vốn tưởng hôm nay vẫn bình yên mà đi. Nhưng khi đến chính ngọ, thì phụ trách cảnh giới ở trạm canh gác tiền phương đột nhiên phi ngựa như bay trở về, từ xa thổi lên hồi kèn cảnh giới. Sau đó liền vang lên những tiếng vó ngựa dồn dập. Từ nơi đường chân trời trên thảo nguyên bao la xuất hiện một màu xám xịt, rồi nó nhanh chóng biến thành một cơn thủy triều cuồn cuộn mãnh liệt xông đến.



- Chuẩn bị á! Các con!



“Tiểu Phi Tướng” Trương Nghĩa bừng bừng phấn khích kêu to, không thèm quan tâm đến những tiếng vó ngựa đang rầm rập trên mặt đất. Đây là một đội có vô số kỵ binh đang thúc ngựa chạy nhanh mới có thể tạo ra tiếng vó ngựa như thế.



Cao Xá Kê và Hùng Khai Sơn khẩn trương nắm chặt lấy cán đao đang đeo bên người. Binh khí của Cao Xá Kê dùng là một đao dài hẹp. Còn với thân hình cao lớn cường tráng của mình, Hùng Khai Sơn thì lại dùng một Đại Khảm Đao, sống đao thật dày, nặng đến hơn mười lăm cân. Chả cần nói đến chém người mà dùng để đánh người cũng dư sức. Lưỡi đao sáng loáng, chuôi đao bằng một cây gỗ.




Hai người mới nắm chặt đao thép, vừa vặn chuẩn bị chiến đấu xong, thì thấy một cảnh tượng khiến bọn hắn trợn mắt há hốc mồm.



Người của “Tiểu Phi Tướng” Trương Nghĩa cũng đang chuẩn bị. Bọn họ lấy từ trên lưng ngựa, trong xe bò móc ra từng cây cung dài, nỏ cứng. Tất cả đều là quân cung và quân nỏ.



Cung nỏ được làm chủ yếu là binh khí tấn công cự ly xa, trang bị chủ yếu cho quân đội Đại Đường. Cung được trang bị cho một trăm phần trăm, nỏ trang bị cho một phần năm. Ở xung quanh Trung Quốc từ trước đến nay đều là các dân tộc du mục hùng mạnh. Nhưng từ trước tới nay chưa từng thấy bọn họ trang bị cho kỵ binh trở thành binh chủng chủ lực. Cái này không phải ngẫu nhiên, dân tộc Trung Hoa từ thời Chiến Quốc đã phát minh ra nỏ là thứ binh khí có lực sát thương mạnh mẽ. Nếu cung và nỏ hùng mạnh như vậy được trang bị trong chiến đấu thì đám kỵ binh quả thật sẽ trở thành các mục tiêu sống.



Nhưng mà, chuyện đó là ở trong quân đội a, lúc này đám người kia…



Cao Xá Kê và Hùng Khai Sơn trơ mắt nhìn từng cái cung nỏ một đang được những người đó thành thạo cài tên lên dây cung. Cung thì có trường cung và giác cung. Trường cung dùng cho bộ binh, giác cung dùng cho kỵ binh, còn lại là nỏ trên cánh tay, một loại nỏ nhỏ, nhẹ sử dụng một mình.



Vừa thấy trang bị như thế này, Cao Xá Kê và Hùng Khai Sơn nhất thời thở phào nhẹ nhõm. Tuy bọn họ là thám báo, nhưng không phải là không biết chiến thuật trong quân. Số lượng người ở đây khoảng bảy trăm người mà kẻ thù ở xa xa cuồn cuộn xông đến ước chừng trên dưới hai nghìn người . Nơi này là thuộc vùng khống chế của Thổ Phiên. Ở đây bỗng xuất hiện đám kỵ binh này tất nhiên là người của bộ lạc Thổ Phiên hoặc là bọn cướp người Thổ Phiên, mà người Thổ Phiên không thiên về sở trường bắn cung.



Cung nỏ chịu ảnh hưởng bởi cự ly bắn, đòi hỏi kỵ binh địch xông tới trong vòng một trăm năm mươi bước mới có thể bắn ra. Với khoảng cách ngắn như vậy, căn cứ vào tốc độ lắp cung nỏ thì tới lúc kỵ binh địch vọt tới trước mặt đánh giáp lá cà cũng chỉ đủ để ngươi bắn ra ba lượt tên, cho nên có câu “Lâm trận không quá ba mũi tên”, nhưng đây chẳng qua chỉ là nói trên lý thuyết.



Trên thực tế, từ thời Chiến Quốc, đến giai đoạn đầu thời kỳ Tần Hán, cung nỏ trên chiến trường Trung Quốc phát huy tác dụng quan trọng. Trong bao nhiêu năm qua, các tướng lĩnh trong các trận chiến đều đã nghĩ ra cách xử lý để bù đắp chỗ thiếu sót này. Một là bắn theo nhóm, hai là bắn chính diện, hoặc từ sườn bắn thẳng đến. Ngoài ra còn có thể lợi dụng địa hình, và chướng ngại do con người thiết lập ra để làm cản trở, giảm tốc độ của kẻ thù.



Dưới tình huống như thế cũng chỉ có trang bị khiên sắt che chắn thì kỵ binh mới có thể gắng gượng ở trong màn mưa tên dầy đặc vọt tới trước mặt đối phương được. Nhưng mà đối phương cũng không chỉ có cung nỏ thủ. Hiện giờ Cao Xá Kê và Hùng Khai Sơn đang nhìn những người này sau khi chuẩn bị cung nỏ, lại từ trong xe bò rút ta từng cây trường thương sắc bén có thể ngăn kỵ binh.



Trong tình huống như vậy mặc dù đối phương tuy số người đông nhưng cũng không thể chiếm được thế thượng phong. Nếu thật sự tình thế bất lợi, chỉ cần thạm thời vứt bỏ đồ quân nhu, đổi sang phương pháp Lý Lăng cưỡi ngựa bắn tên di động chiến đấu thì hai ngàn quân địch cơ bản là không có gì quá sức.



Năm đó tướng Hán, Lý Lăng dẫn năm ngàn quân nghênh chiến ba vạn kỵ binh Hung Nô, bắn chết mấy nghìn người, vừa đánh vừa lui. Thiền Vu Hung Nô kinh hãi, lại điều hơn tám vạn kỵ binh đuổi giết. Năm ngàn quân này dựa vào dựa vào kình nỏ bắn xa vượt trội hơn đối phương mà vừa chiến đấu vừa chạy. Mỗi một lượt giao chiến vật lộn nhất định bắn chết mấy nghìn quân địch, cho đến tận lúc tên hết mới bại trận.