Quan Thần

Chương 322: Thế cục tỉnh cũng không trong sáng




Cũng lạ, sau dịp lễ Quốc khánh được vài ngày, tình hình tại thành phố Yến ngược lại, tất cả đều gió êm sóng lặng, dường như không có phát sinh cái gì, cũng sẽ không phát sinh cái gì. Vụ án của Lệ Triều Sinh có lẽ tạm thời không có tiến triển, nghe nói Du Lệ cũng không bị bắt, bị mất tung tích. Từ Đức Tuyền cả ngày không có việc gì, vẫn bận rộn công việc ở Thành ủy, nên dường như tuyệt không lo lắng Lệ Triều Sinh khai ra hắn ta.

Điều Hạ Tưởng đoán không ra chính là : không có một chút động tĩnh gì trên tỉnh, chẳng những không có dấu hiệu bị hạ bệ, mà dường như Cao Thành Tùng vẫn còn nắm quyền, liên tục mời dự họp vài lần trong các hội nghị quan trọng thảo luận về vấn đề nhân sự và phương hướng phát triển trong tương lai của tỉnh Yến. Đúng là chuyện lạ, chẳng lẽ sau khi hắn tái sinh, tiến trình lịch sử rơi đài của Cao gia không những không hề nhanh lên mà còn bị chậm lại hay sao?

Hiện giờ Hạ Tưởng muốn liên lạc với Tống Triêu Độ, nhưng Tống Triêu Độ không chủ động liên hệ trước khiến hắn vẫn chần chừ, không dám gọi điện cho Tống Triêu Độ.

Tuy nhiên, trong phần lớn sự việc rối rắm không rõ ràng phía trước, có một việc vẫn khiến hắn thoáng vui mừng, đó là Cao Kiến Viễn nhờ Nghiêm Tiểu Thì chuyển tới hắn lời nhắn: muốn đưa ra thời gian gặp mặt để nói chuyện cụ thể.

Tốt lắm, nếu y yêu cầu muốn gặp mặt nói chuyện, có thể thấy được y tạm thời cũng đã không còn suy nghĩ trốn ra nước ngoài nữa. Hạ Tưởng liền báo với Nghiêm Tiểu Thì chờ hắn liên hệ với công ty bất động sản xong xuôi sẽ có tin tức chính xác, thực hiện tốt nhiệm vụ trước đã, gặp mặt Cao Kiến Viễn sau cũng không muộn. Nghe Hạ Tưởng nói xong, với dáng điệu đầy tin tưởng, hắn nhờ Nghiêm Tiểu Thì khi gặp Cao Kiến Viễn tiện thể báo luôn cho y biết dự án biệt thự Tây Thủy có rất nhiều hy vọng hồi sinh.

Hạ Tưởng đã để Tiêu Ngũ đến thành phố Yến tìm Tôn Hiện Vĩ, chính thức bắt tay tìm cách thực hiện việc lớn là thành lập bất động sản Giang Sơn. Hắn tính toán sau khi thành lập bất động sản Giang Sơn, gặp lại Cao Kiến Viễn, lúc này sẽ lợi dụng thời cơ mà lôi kéo y, khiến y nóng ruột một chút cũng tốt. Y không phải là ra vẻ sĩ diện sao? Sĩ diện thì cần phải có tác phong kiên nhẫn mới được.

Hạ Tưởng trước tiên bỏ qua tất cả các việc vặt vãnh, gọi điện cho Thẩm Lập Xuân, mời hắn ta đến huyện An, bàn bạc việc khởi công làng du lịch.

Thẩm Lập Xuân nghe thấy Hạ Tưởng muốn gặp, không nói hai lời, bỏ lại mọi việc, lập tức đi ô tô tới huyện An.

Trải qua một thời gian thỏa hiệp, cuối cùng cũng đạt được sự nhất trí: Khâu Tự Phong – đại biểu Ủy ban nhân dân huyện chính thức ký kết hiệp ước đầu tư với Tập đoàn Đạt Tài. Vài ngày sau, khoản tiền đầu tiên đã về tài khoản, Lý Đinh Sơn, Khâu Tự Phong, Thịnh Đại và Hạ Tưởng tham dự nghi thức đặt móng, đánh dấu việc huyện An chính thức khởi công làng du lịch.

Toàn bộ làng du lịch chiếm mảnh đất rộng hơn 100 mẫu, nằm giữa sườn núi khu du lịch Tam Thạch. Đồng thời với việc khởi công xây dựng làng du lịch, Ủy ban nhân dân huyện đã tự trù tài chính cho việc lắp đặt cáp treo. Xe cộ tới lui không ngừng, vận chuyển vô số vật liệu xây dựng lên núi, tạo thành một cảnh tượng bận rộn, khiến cho khu du lịch thêm phần sức sống. Nhóm du khách nhìn khu du lịch được xây dựng to thêm cảm thấy hứng thú, liền chỉ trỏ, bàn luận rằng: khu du lịch Tam Thạch gần nửa năm qua vẫn vậy, vậy mà chỉ sau có một ngày đêm đã thay đổi, càng ngày càng có sức hấp dẫn.

Nghe thấy nhóm du khách khen ngợi thật lòng vậy, đang lẫn giữa đám đông, Hạ Tưởng có một cảm giác tự hào và thỏa mãn. Từ khi hắn công tác ở Huyện An cho đến nay, xem như đã thực sự làm được một ít, tuy không phải là lớn, nhưng cứ bắt đầu rồi thúc đẩy phát triển kinh tế sau.

Ví dụ như gợi ý tạo thêm các hạng mục cho khu du lịch Tam Thạch gia tăng lượng du khách. Ví dụ như về quang cảnh Tam Thạch, cho xây dựng thêm công trình khoảng hơn năm triệu tiền vốn, dựng lên năm ba điểm thưởng ngoạn khiến cho diện tích khu du lịch Tam Thạch mở rộng thêm một phần ba. Lại ví dụ như cải thiện môi trường giáo dục. Hưởng ứng lời kêu gọi của Phùng Húc Quang, không ít doanh nghiệp đều đến huyện An để khảo sát, quyên góp xây dựng thêm bảy, tám trường tiểu học hy vọng, giải quyết được vấn đề trường học cho mấy trăm em nhỏ. Hàng năm từ siêu thị Giai Gia của Phùng Húc Quang đóng góp cũng khoảng hơn ba triệu nữa, có thể xây thêm ba trường tiểu học hy vọng nữa.

Nhìn khí thế công trường thi công ngất trời trước mắt, hạng mục làng du lịch là hạng mục đầu tư mà hắn đề xuất lớn nhất, vốn đầu tư ban đầu là hơn hai mươi triệu, kế tiếp cũng ít nhất lên tới 10 triệu. Trong lúc xây dựng có thể giải quyết vấn đề việc làm của hơn một ngàn nhân lực lao động địa phương, còn có thể thúc đẩy đủ loại ngành sản xuất khác phát triển, ví dụ như thép, xi măng và gạch đá. Đã có những doanh nhân khôn ngoan tại Huyện An xin nhận thầu một chỗ tại núi hoang với tốc độ nhanh nhất, mua đá vụn ở đây để kinh doanh đá.

Sau khi làng du lịch khánh thành, cần thông báo tuyển dụng một lượng lớn nhân viên, có khả năng cung cấp không ít các vị trí công tác. Chờ sau này làng du lịch đã phát triển thịnh vượng, lúc đó những người nghỉ phép, nghỉ hưu có thể đi du lịch kéo theo sự phát triển dịch vụ. Còn nữa, nếu khu này có triển vọng tốt, sẽ rất nhiều người dân thành thị đến đây xây dựng nhà ở hoặc biệt thự cho mình, thời điểm bình thường là túm năm tụm ba sẽ tiến tới việc định cư ở đây, các loại phí dịch vụ cũng sẽ chảy vào tay dân chúng Huyện An, đây cũng là một loại xúc tiến kích thích sự phát triển kinh tế.

Cùng lúc đó, Lý Đinh Sơn cùng lãnh đạo phòng Nông nghiệp cùng nhau vào khảo sát tại núi hoang, đưa ra kết luận cuối cùng rằng: quả thật có thể mở mang được khu ruộng tốt. Ông ta lại liên hệ với chuyên gia nông lâm nghiệp ở thành phố, đặc biệt đến xã Đán Bảo để bồi dưỡng kỹ thuật, chuẩn bị đem hơn một ngàn mẫu đất trồng cây ăn quả, chi phí toàn bộ từ Huyện ủy và Ủy ban nhân dân, đồng thời thực hiện mọi lời hứa để các hộ dân tiếp tục được trồng cây ăn quả, giảm miễn các loại phí thu, cung cấp miễn phí các loại kỹ thuật ủng hộ. Chính sách vừa nêu ra liền được giải quyết xong xuôi mà dân chúng đều nhất trí khen ngợi.

Khâu Tự Phong cũng dồn sức lực đầu tư cải tạo mỏ quặng. Y sử dụng các mối quan hệ, nhờ Mai Hiểu Lâm hỗ trợ phía sau, cuối cùng liên hệ được một nhà máy xi măng vùng ven Bắc Kinh để cùng đàm phán thỏa thuận về giá cả vì bọn họ vận chuyển khoáng thạch. Ban đầu giữ lại toàn bộ công nhân khai thác mỏ quặng cho Lệ Triều Sinh, đồng thời lại tuyển dụng một ít nhân viên kỹ thuật và nhân viên quản lý, bổ nhiệm giám đốc mỏ quặng, thực hiện chuẩn hóa quản lý và kinh doanh.

Có thể nói, từ trước tới giờ, huyện An chưa có thời kỳ nào phát triển như thế. Hạ Tưởng và Khâu Tự Phong cùng hợp tác cũng là tốt đẹp một cách bất thường rồi. Hai người ít nhất đã làm được việc chung sống hòa bình mặt ngoài, còn có thể khiêm tốn nhường nhịn nhau, cũng khiến lãnh đạo lớn nhỏ ở huyện An kinh ngạc vạn phần. Trước kia, Chủ tịch huyện Khâu bất hòa với Bí thư Lý, đối phó với Phó chủ tịch huyện Hạ, trong lòng tất cả mọi người đều biết, tại sao đột nhiên lúc này, Chủ tịch huyện Khâu, Bí thư Lý và Phó chủ tịch huyện Hạ trở nên có quan hệ tốt đẹp như vậy?

Tất cả mọi người đều đoán không ra, cuối cùng đều đồng ý kết luận rằng: suy nghĩ của nhóm lãnh đạo cấp dưới đoán không ra, bọn họ thường có hành động ngoài dự đoán của mọi người vì bọn họ có tầm nhìn xa trông rộng.

Huyện An đang bước vào thời kỳ chính trị hòa bình, kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, chức Bí thư Đảng ủy xã Đán Bảo tạm thời do Chủ tịch xã Phòng Ngọc Huy kiêm nhiệm. Su khi Lệ Triều Sinh mất chức còn trống ghế ủy viên thường vụ, thành phố vẫn chưa có ý kiến rõ ràng, bởi vậy khi Lý Đinh Sơn xin chỉ thị ở thành phố chỉ nhận được câu trả lời là: đang nghiên cứu.

Một câu nghiên cứu có ý nghĩa sâu xa. Lý Đinh Sơn liền khuyên Hạ Tưởng đi vận động. Hạ Tưởng ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời:

- Bí thư Lý không cần sốt ruột, chắc chắn ở thành phố cũng đang thảo luận vấn đề này, hiện tại không có kết quả là bởi vì còn chưa thống nhất được ý kiến.

Hạ Tưởng đoán đúng, về vấn đề ủy viên thường vụ huyện An, Thành ủy nảy sinh bất đồng nghiêm trọng.

Trần Phong đầu tiên đề xuất, xét thấy đồng chí Hạ Tưởng có năng lực cá nhân nổi bật, đã có cống hiến lớn vì sự phát triển kinh tế của huyện An, lại bởi vì lúc trước có một khoảng thời gian chịu oan ức, về công về tư đều xứng đáng là ủy viên thường vụ.

Theo lý thì Trần Phong đề nghị quả thật cũng hợp tình hợp lý, nhưng Thôi Hướng lại kiên quyết phản đối.

Hắn ta phản đối có hai lý do: một là Hạ Tưởng tuổi còn rất trẻ, 25 tuổi đã là ủy viên thường vụ, vậy sẽ rước lấy sự chỉ trích. Hai là cậu ta chỉ là Phó chủ tịch huyện, bộ máy chính phủ không có khả năng lại thêm một gã ủy viên thường vụ được.

Trần Phong không đồng ý với cách nói của Thôi Hướng: Text được lấy tại http://thegioitruyen.com

- Tuổi trẻ không thành vấn đề, Hạ Tưởng có năng lực thực sự muốn đảm nhiệm, chúng ta càng nên khiến cho đồng chí có tinh thần tiến thủ hướng tới cương vị công tác quan trọng. Bộ máy chính phủ lại có thêm một gã ủy viên thường vụ cũng không có gì phải tính cả, xem đây là trường hợp đặc biệt luôn có phải hay không? Tư tưởng của chúng ta càng ngày càng phải tiến bộ hơn. Chỉ cần có thể xây dựng được nền kinh tế huyện An, thêm một gã Phó chủ tịch huyện làm ủy viên thường vụ thì có gì mà không thể chứ? Tất cả đều không phải là Đảng lãnh đạo để tạo ra thành tích hay sao? Chẳng lẽ đồng chí Hạ Tưởng không phải là đảng viên sao?

Nhưng Thôi Hướng kiên quyết không chịu:

- Cho dù tuổi tác không là vấn đề, nhưng nến bộ máy chính phủ huyện An có tới bốn gã ủy viên thường vụ, tỉnh sẽ thấy thế nào? Nếu chẳng may chuyện này Bắc Kinh nắm được, có thể nói chúng ta đã rất liều lĩnh hay không chứ? Đồng chí Trần Phong à, chủ nghĩa cấp tiến không được, phải vững bước đi lên, cùng với Bắc Kinh duy trì sự đồng thuận cao nhất mới được. Chuyện này tôi không thể đồng ý, tạm thời cứ để đấy đã.

Thôi Hướng cứng rắn, mạnh mẽ áp đặt.

Thiếu chút nữa thì Thôi Hướng vận dụng quyền phủ quyết của bí thư. Trần Phong cũng kiên quyết bảo vệ ý kiến, kết quả là huyện An vẫn còn thiếu một gã ủy viên thường vụ, tạm thời không sử dụng tới, dường như bị người ta lãng quên. Người ở thành phố đều biết tính tình Trần Phong, lại biết Trần Phong sẽ tiếp nhận chức Bí thư, ai còn dám tự làm mất mặt mà đề cử người khác nữa chứ? Ngay cả Từ Đức Tuyền vốn định đề cử một người nhà vào, nhưng thấy thế không đúng nên không dám há mồm.

Thôi Hướng ép buộc đề nghị của Trần Phong, cũng xem xét thận trọng, không phải hoàn toàn là nhằm vào Hạ Tưởng.

Vốn trước dịp lễ Quốc Khánh còn có tin đồn Cao Thành Tùng sắp sửa bị điều đi hoặc bị mất chức. Sau lễ quốc khánh đột nhiên gió êm sóng lặng, khiến ông ta cũng không hiểu ra sao cả. Lúc này đúng là thời kỳ mấu chốt, tuyệt đối không thể mắc phải sai lầm, không thể bị Cao Thành Tùng tóm được nhược điểm, mặc dù bình tĩnh mà xem xét, ông ta cũng không hy vọng Hạ Tưởng được lên chức quá nhanh bởi vì bản chất ông ta có lẽ không thích Hạ Tưởng. Nhưng ông ta không có cố ý chèn ép Hạ Tưởng, hơn nữa còn xem chức vụ của Hạ Tưởng cũng không đáng để ông ta quan tâm.

Chiều hướng chính trị tại tỉnh Yến luôn theo hướng bảo thủ, theo sát chính sách của Bắc Kinh. Dù sao cũng rất gần Bắc Kinh cho nên tới nay, tại tỉnh Yến nghĩ ra chiến tích lớn cũng rất khó, nhưng chỉ cần theo đúng phương hướng và duy trì sự đồng thuận với Bắc Kinh cũng có thể tạm ổn. Người làm quan, cầu ổn là việc chính, hơn nữa Thôi Hướng đã tới tuổi này rồi, không thể có chút sơ xuất nào, nếu không sẽ là vực sâu vạn trượng.

Chưa từng có tiền lệ bộ máy chính phủ có tới ba Phó chủ tịch huyện đảm nhiệm ủy viên thường vụ, Thôi Hướng quyết không thể đồng ý, nếu không chẳng may Cao Thành Tùng dùng việc này gây khó dễ, ông ta khó mà thoát khỏi nạn này. Ông ta suy nghĩ không ra chính là: Trần Phong cũng là kỳ cựu trong quan trường, sao lại không lo vấn đề này nhỉ? Cho dù có muốn nâng đỡ Hạ Tưởng đi chăng nữa, cũng đừng nên nóng vội như vậy chứ?

Chẳng lẽ Trần Phong là có mưu tính khác ư?