Hạ Tưởng không biết người này là ai, nhưng Hứa Quan Hoa biết, đám đại tá, thiếu tướng cùng đi với Hứa Quan Hoa cũng biết.
Ngô Công Tử, họ Ngô, tên Công Tử, một trí thức tỉnh Sở, hiện tại làm nghề mua bán vàng bạc trang sức tại Bắc Kinh. Nghe nói rất có thế lực, chủ yếu buôn bán ngọc trai và vàng, có thể nói gần như làm chủ thị trường Đông Châu và Nam Châu ở Bắc Kinh này.
Nếu Ngô Công Tử chỉ với tư cách thương nhân buôn bán vàng bạc đá quý, đừng nói là hoành hành ở đất Bắc Kinh, chỉ cần ra khỏi Bắc Kinh là bị thanh trừng rồi, giờ lại đâm vào xe đưa dâu của nhà Hứa Quan Hoa mà vẫn bình tĩnh đến kì lạ, không chút lo sợ hoang mang; thì không cần nói, cũng đủ hiểu y nhất định có lai lịch đặc biệt.
Đúng vậy, Ngô Công Tử bề ngoài là một thương nhân, tài sản không vượt quá vài trăm triệu. Tại đất Bắc Kinh nhiều giới quan chức quyền cao chức trọng, dường như không đáng nhắc tới. Nhưng cái tên Ngô Công Tử không hề đặt sai, trong 20 năm từ sau khi y ra đời, cha y – Ngô Hiểu Dương không ngừng thăng quan tiến chức, từ một thiếu tá lên đến thiếu tướng, trung tướng, và giờ là tư lệnh quân khu Dương Thành.
Ông cụ thân sinh địa vị cao như vậy, cái tên Công Tử của Ngô Công Tử - công tử này, là công tử trong công hầu chi tử (con trai của quan lớn) - quả thật không hổ danh.
Hứa Quan Hoa và Ngô Hiểu Dương không cùng phe cánh, thậm chí có thể nói Ngô Hiểu Dương trong quân đội không cùng cánh với Lão Cổ, là thế lực đối lập lớn nhất với cánh Lão Cổ. Hứa Quan Hoa kết hôn lần hai, người khác không dám nói sao, Ngô Công Tử cố tình đâm xe, lời lẽ lại đầy ý thách thức, khiến Hứa Quan Hoa giận tím mặt.
Trong quân đội, Hứa Quan Hoa và Ngô Hiểu Dương chưa từng va chạm, 2 bên cũng chẳng có qua lại, ai giữ địa vị của mình. Gần đây 2 bên đang chạy đua vì chức Phó chỉ huy quân khu Dương Thành, đã đến giai đoạn căng thẳng. Trong lúc "màn kịch chạy đua" đang ở hồi gay cấn nhất, ngày hôm nay đoàn xe đưa dâu nhà Ngô Công Tử va chạm với nhà Hứa Quan Hoa, rõ ràng có ý khiêu khích.
Hứa Quan Hoa không giận mới là lạ!
Hứa Quan Hoa vừa tỏ vẻ tức giận, những kẻ theo anh ta "đánh hơi" thấy, liền âm thầm bao vây Ngô Công Tử. Ngô Công Tử cũng không bỏ công mang theo nhiều lính, lập tức bao vây lại người của Hứa Quan Hoa.
Tình thế hết sức căng thẳng, chỉ cần một que diêm có thể thổi bùng lên ngọn lửa.
Dù Ngô Công Tử sai trước, nhưng không hề nhận lỗi, còn thản nhiên nói:
- Anh Quan Hoa, tôi cũng không so đo gì với anh. Anh cứ giao kẻ đánh người ra đây. Sự việc ngày hôm nay sẽ coi như xong.
Hứa Quan Hoa gần như bộc phát cơn giận:
- Ngô Công Tử, anh phải hiểu điều này. Hôm nay bên anh gây sự trước, là xe đưa dâu bên anh vượt đèn đỏ, còn đâm vào xe bên tôi. Người của tôi chỉ tự vệ, đánh bị thương kẻ kia còn là nhẹ. Đáng lẽ phải đánh cho tàn phế mới đúng.
Công tử Ngô cười đầy vẻ khinh thường:
- Anh Quan Hoa, vậy là anh không định giao người. Anh không giao, chúng tôi cứ đứng ở đây, xem ai nhiều thời gian hơn.
Thế gian lắm kẻ vừa kiêu ngạo vừa ngông cuồng. Ngô Công Tử kia lộ rõ bộ mặt của kẻ vô lại. Hôm nay cũng là ngày đại hỉ của y, không hiểu sao lại nhất định muốn gây phiền phức cho người khác, hoá ra cũng chỉ là tỏ vẻ: "giỏi thì đừng có chạy".
Thật xấu xa, thật tuyệt tình, chẳng qua cũng chỉ ý thách thức: dù gì Quan Hoa mày dám làm gì tao, giỏi thì đánh tao đi!
Hứa Quan Hoa đã thực sự tức giận. Ngày đại hỉ của anh ta lại có kẻ tìm anh ta gây chuyện, thật không coi anh ta ra gì, còn dám bảo anh ta giao người ư? Còn lâu anh ta mới giao, đừng nói là Hạ Tưởng, kể cả đó là người khác, anh ta cũng không bao giờ giao.
Giao người chẳng hoá ra nhận thua rồi
Hứa Quan Hoa cười lạnh lùng, rút điện thoại, nói:
- Tôi phải thỉnh giáo tư lệnh Ngô. Nếu hôm nay tư lệnh Ngô không ra mặt dạy dỗ anh, thì chính tôi sẽ thay ngài dạy bảo.
Ngô Công Tử đưa tay ngăn Hứa Quan Hoa lại:
- Anh Quan Hoa, trẻ con vừa ra ngoài gây chuyện lại tìm người lớn giải quyết, không hợp lí mà cũng không khả thi chút nào. Cha em giờ đang bận, không có thì giờ nghe điện thoại đâu. Chuyện giữa 2 người chúng ta, chúng ta tự giải quyết với nhau là được rồi, đâu cần phải kinh động đến ông ấy?
Hứa Quan Hoa cũng không định gọi điện thoại nữa:
- Được thôi, tôi cũng chỉ có một câu. Cậu nhường đường cho tôi, mọi chuyện sau này tính tiếp. Qua ngày đại hỉ có nhiểu thời gian hơn.
- Không được, hôm nay nhất định phải tính món nợ này.
Ngô Công Tử hôm nay quyết tâm phải cứng rắn đến cùng.
- Cậu muốn tìm người đánh người của cậu? Tôi đến rồi đây, có giỏi thì cậu giải tôi đi.
Hạ Tưởng xuất hiện, hắn rẽ đám người bước đến trước Ngô Công Tử, lần đầu tiên trong đời hắn dám nói với một giọng điệu cao ngạo:
- Đừng nói là cậu, ngay cả cha cậu có mặt ở đây, cũng không dám giải tôi đi.
Bình thường Hạ Tưởng rất ôn hoà, khiêm tốn; hôm nay cũng bị Ngô Công Tử kia làm cho tức điên người, khó tránh khỏi có phần cao ngạo.
Ngô Công Tử nhìn kĩ Hạ Tưởng từ đầu đến chân:
- A, khẩu khí khá thật, anh biết bố tôi là ai không? Bố tôi không dám giải anh đi ư? Anh là cái thá gì? Hôm nay bố tôi có đánh què anh trên phố, anh cũng không có chỗ nào cãi lí đâu con.
- Ha ha ha!
Hạ Tưởng cười lớn:
- Bố cậu là ai? Cậu mời ông ấy tới. Ông ấy dám động vào một ngón tay của tôi, tôi sẵn sàng đấm gãy răng già ông ta.
Hạ Tưởng vừa dứt lời, đám người vây quanh liền vang lên tiếng vỗ tay nhiệt liệt. Cũng đúng thật, Ngô Hiểu Dương mà đọ sức với Hạ Tưởng, quả thật họ Ngô kia đã già (*).
(*): ở đây tác giả chỉ so về mặt thể lực, không so về mặt quyền lực, làm nổi bật sự to gan lớn mật của Hạ Tưởng.
Và cũng là bởi lời lẽ của Hạ Tưởng nói cho thoả cơn tức giận; cũng là bởi đám người xung quanh bình thường rất kiêng nể thế lực của cha Ngô Công Tử tức Ngô Hiểu Dương trong quân đội, nên không dám động chạm gì đến y, vì nghe nói năm sau Ngô Hiểu Dương có cơ hội thăng chức đến cấp thượng tướng.
Ngô Công Tử tức đến tím tái mặt mày, nhưng từ trước đến giờ vốn vẫn tự nhận mình là người văn minh, không động chân động tay bao giờ, vì thế y gắng kìm cơn giận, còn cười nói:
- Anh phải đi với tôi, không thì chuyện hôm nay khó lòng giải quyết.
- Cậu mời cha cậu đến. Ông ấy mở lời mời tôi đi, tôi sẽ đi. Nếu không, cùng lắm hôm nay mọi người làm lớn chuyện, xem ai sợ ai.
Hạ Tưởng lâu lắm rồi không nói kiểu một tấc lên giời như vậy, mà chính xác hơn, hắn chưa từng nói qua bao giờ. Ngày hôm nay, hắn phải mạnh mồm mới được.
Ngô Công Tử hết lí lẽ rồi, nhưng vẫn không chịu thua:
- Anh là ai? Lai lịch ra sao?
Hạ Tưởng đáp lời không nể mặt chút nào:
- Cậu quan tâm tôi là ai làm gì. Cậu định nhường đường hay làm tanh bành luôn? Cậu nói thế nào thì làm thế ấy, cho ra dáng nam tử hán vào.
Ngô Công Tử giận giữ, chỉ mặt Hạ Tưởng nói:
- Tên khốn nhà anh tôn trọng chút coi…
Vừa nói chưa dứt lời, đã bị Hạ Tưởng gạt tay. Hạ Tưởng cười lớn:
- Cậu còn động chân động tay, cả cậu tôi cũng cho một trận đấy.
- Giọng điệu ghê gớm thật. Ở chốn Bắc Kinh này, mà đến con trai tôi cũng dám động vào sao.
Cuối cùng, chính chủ cũng đã xuất hiện. Một vị đã lớn tuổi, ánh mắt sáng quắc, bước chân ung dung, uy phong ngút trời rẽ đám người bước tới.
Tuy không mặc quân phục, nhưng với vẻ lạnh lùng và thản nhiên hiện trên khuôn mặt, cũng đủ hiểu đây là người có địa vị cao.
- Là tôi đây ông lão.
Ngày hôm nay Hạ Tưởng tự thể hiện một cách bất thường, còn chủ động thay mặt Hứa Quan Hoa ra mặt giải nguy. Vì hắn biết rằng, trong quân đội, chỉ cần lớn hơn 1 cấp có thể "bóp chết" người cấp dưới. Nhưng chức vụ trong quân đội có cao thế nào chăng nữa, với Hạ Tưởng cũng … vô tác dụng.
- Anh là ai?
Ông này không hài lòng lắm về cách xưng hô của Hạ Tưởng, mặc dù ông thực sự có tuổi rồi.
- Ông là ai thưa ông?
Hạ Tưởng không nhân nhượng, quyết không thua về khí thế. Đọc Truyện Kiếm Hiệp Hay Nhất: http://thegioitruyen.com
Lão già bị chọc tức, chỉ mặt Hạ Tưởng, ra lệnh cho cảnh vệ đi theo:
- Giải hắn đi!
Hạ Tưởng xoè 2 tay ra:
- Ông nghĩ kĩ chưa? Ông thật sự muốn giải tôi đi?
Lão già tuy tức giận nhưng vẫn phải làm mặt cười, nói:
- Giải cậu đi thì đã sao?
- Giải tôi đi rồi, mà ông muốn tiễn chân sẽ khó đấy.
Điều cần bàn ở đây là, bộ dáng Hạ Tưởng lúc này, đừng nói là phó bí thư Tỉnh uỷ, đến cả thị trưởng cũng không giống, chả trách một lão tướng trong quân đội như Ngô Hiểu Dương cũng nhận nhầm.
- Tư lệnh Ngô…
Hứa Quan Hoa thấy sự việc cũng đến lúc ngừng, liền mở lời.
- Anh ta là Hạ Tưởng - Phó bí thư tỉnh Tề.
Lời nói nhẹ nhàng của Hứa Quan Hoa, lại có tác dụng bất ngờ. Ngay cả kẻ như Ngô Hiểu Dương luôn tự nhận đã ngồi vào cái ghế quan cao đến mức cả thiên hạ phải mở tròn con mắt, không ai dám thách thức bao giờ; hôm nay được biết người đứng trước mặt mình là Hạ Tưởng – một người còn tiếng tăm lừng lẫy hơn nữa; Ngô Hiểu Dương kinh ngạc lùi một bước.
Cái tên Hạ Tưởng ở quân khu Dương Thành cũng rất có tiếng tăm.
Hơn nữa, Trần Hạo Thiên muốn điều Hạ Tưởng đến Lĩnh Nam, cả quân khu Dương Thành đều biết điều đó.
Đương nhiên, điều khiến Ngô Hiểu Dương ngạc nhiên chẳng phải mấy lẽ ấy, cũng chẳng vì Hạ Tưởng trẻ tuổi như thế; mà là bởi sự ương ngạnh và mạnh mẽ bất ngờ của hắn.
Chẳng lẽ nguyên nhân là bởi vì Hạ Tưởng vừa mới gặp mặt Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội?
Người khác có lẽ không biết hành tung của Hạ Tưởng ở đất Bắc Kinh này, nhưng Ngô Hiểu Dương nhất định biết rõ đôi phần. Ít nhất lão cũng biết rõ Hạ Tưởng và Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc hội thường xuyên gặp gỡ, cũng rất coi trọng việc Hạ Tưởng được 2 vị trên yêu mến. Lão vẫn mơ hồ về những chuyện Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc hội đàm đạo gì với Hạ Tưởng. Đương nhiên những chuyện cơ mật ấy không phải cỡ cấp bậc như lão có thể biết được.
Dù sao chăng nữa, điều lão rõ nhất, là lão không thể và không có tư cách xử lí Hạ Tưởng.
Lão có thể bắt giữ người đi theo Hứa Quan Hoa, thậm chí có thể giải đi một đại tá; thậm chí cả khi đối phương ra mặt đòi thả người, lão phải lưỡng lự một lúc mới cho thả. Nếu là chuyện giữa người trong quân đội với nhau thì rất dễ xử lí. Nhưng lão không dám làm gì Hạ Tưởng, không phải vì Hạ Tưởng không phải là người trong quân đội, mà vì Hạ Tưởng đường đường là một Phó Bí Thư Tỉnh uỷ.
Tình hình trong nước vốn dĩ là: quan chức địa phương không có quyền can thiệp vào mọi việc trong quân đội, và cũng tương tự, bên quân đội can thiệp vào chuyện của địa phương, là phạm vào việc đại cấm kị. Ngô Hiểu Dương có lá gan to mấy cũng không dám ngang nhiên trên đường phố Bắc Kinh bắt một Phó Bí Thư Tỉnh uỷ giải đi. Hạ Tưởng nói đúng, Ngô Hiểu Dương có thể giải Hạ Tưởng đi, nhưng rồi sẽ phải tiễn chân Hạ Tưởng trở về, thật là một vấn đề nan giải.
Huống hồ, lão đã sớm nghe đồn Hạ Tưởng không những là lực lượng hậu bị của thế lực gia tộc, lại được Tổng Bí Thư yêu mến.
Vẻ mặt Ngô Hiểu Dương trầm ngâm. Giữa lúc ấy, khi lão vẫn chưa kịp có phản ứng gì, thì đám cảnh vệ của lão đã tiến lên trước, 2 gã 2 bên giữ chặt cánh tay của Hạ Tưởng, nào ngờ Hạ Tưởng không hề phản kháng, giơ tay chịu trói như vậy.
Ngô Hiểu Dương còn chưa kịp nói gì, Ngô Công Tử lại lớn tiếng cười ha hả:
- Phó Bí thư Tỉnh uỷ? Thật tài tình làm sao. Đã lâu nghe tiếng phó Bí thư Hạ. Hôm nay được gặp mặt, quả nhiên thân thủ bất phàm.
Hạ Tưởng khiêm tốn nói:
- Cậu quá lời rồi. Nếu lúc trước người lái xe đâm người là cậu, tôi cũng ra tay thế thôi.
Ngô Công Tử không cười nữa:
- Anh giỏi, hôm nay để tôi xem anh kết thúc vụ này như thế nào.
Hạ Tưởng giơ cao 2 tay:
- Cậu không nói cho ra nhẽ, chuyện ngày hôm nay, đừng ai mong sẽ xong.
Ngô Hiểu Dương đột nhiên không kìm nổi nữa, lạnh lùng lên tiếng:
- Phó Bí thư Hạ, đừng được thế không nể người như vậy.
Lão vừa nói dứt lời, Hạ Tưởng tiếp lời luôn:
- Tư lệnh Ngô, tôi vốn định để ông phân xử. Chuyện hôm nay ông tính thế nào?
- Ngô Hiểu Dương, ở địa bàn của tôi mà ông gây chuyện như vậy, ông muốn tôi thông báo đến Bộ chính trị, hay muốn thế nào đây?
Hạ Tưởng chưa nói dứt lời, một giọng nói chậm rãi từ đằng sau cất lên, cả đám người không ai không nghe thấy.
Ngô Hiểu Dương thầm nhủ:
- Sao ông ấy lại ở đây, không xong rồi.