Chương 172: Bộ Kinh Vân Quyết Chiến Thích Thiếu Thương 2
Nhất Kiếm Tàng Phong là tuyệt học kiếm pháp thượng thừa của Liên Vân Trại Chủ Thích Thiếu Thương.
Một chiêu kiếm xuất ra chia thành 10 thức kiếm khác nhau. Mỗi thức là một loại kiếm pháp của mười môn phái kiếm đạo trên giang hồ. Vị trí t·ấn c·ông của chiêu này cực kỳ lợi hại, có thể đâm, chém, cắt xéo đủ các phương vị. Nếu là người bình thường thì sẽ không thể nào né tránh nổi, vì đối thủ lần này là võ lâm thần thoại Bộ Kinh Vân, cho nên Thích Thiếu Thương hiểu rằng bản không thể nào bảo lưu được.
Thích Thiếu Thương là ngươi túc trí đa mưu, làm việc luôn có nguyên tắc và sự cẩn trọng nhất định. Ngay từ khi Bộ Kinh Vân đến Đại Mạc người của Liên Vân Trại đã luôn âm thầm theo sát mọi động tĩnh của ông ta.
Bất Khốc Tử Thần nổi danh thiên hạ cả không chỉ ở Trung Nguyên, ngay cả võ sĩ đạo Đông Doanh cũng không lạ gì ông ta nữa, vì thế không có lý gì võ lâm Đại Mạc lại không biết.
Ngoài là một cao thủ chưởng pháp điêu luyện ra thì Bộ Kinh Vân cũng là một hảo kiếm thủ. Kiếm khách trong thiên hạ đều muốn được giao thủ với ông ta, Thích Thiếu Thương cũng không phải là ngoại lệ.
Thích Thiếu Thương kiếm pháp trác tuyệt, Nhất Tự Kiếm Pháp từ lâu ở Đại Mạc đã không có đối thủ. Nay Bộ Kinh Vân vì tìm cháu mà tới, đối với Thích Thiếu Thương mà nói đây đúng là một cơ hội ngàn năm khó có.
Nhưng Thích Thiếu Thương hiểu rõ một điều là công lực của Bộ Kinh Vân với sức mạnh chân nguyên rồng là cực kỳ thâm hậu. Kiếm pháp cao siêu nhưng nội lực thua sút thì có đâm trúng địch nhân cũng vô dụng. Nên Thích Thiếu Thương bằng trí tuệ tuyệt đỉnh của mình đã nghĩ ra một cách bù đắp cho chỗ thiếu xót về nội lực của mình.
Cứ mỗi buổi chiều gã đều đến dãy Bạo Phong để nghiên cứu các luồng gió ở đây. Dựa vào sức của bạo phong kết hợp với kiếm chiêu xảo diệu của mình, Thích Thiếu Thương đã sáng tạo ra tuyệt thế kỳ chiêu Nhất Kiếm Tàng Phong.
Kiếm chiêu lợi dụng sức mạnh của bạo phong sẽ gia tăng uy lực và tốc độ của bản thân y lên gấp mười lần. Nguồn sức mạnh hậu thuẫn từ tự nhiên này sẽ bù đắp chỗ thiếu hụt về nội lực của Thích Thiếu Thương trước Bộ Kinh Vân. Hắn đã suy tính cực kỳ chu đáo cho trận chiến này, xem ra họ Thích rất mực tin rằng mình sẽ có cơ sở để chiến thắng.
Bộ Kinh Vân muốn rời khỏi Lam Nguyệt Mê Thành để trở về Trung Nguyên, để làm được việc đó ông ta nhất định phải đi qua dãy Bạo Phong này. Thích Thiếu Thương đã đợi sẵn ở đây từ lâu, dựa vào các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, gã có lòng tin sẽ đánh bại Bộ Kinh Vân để nâng cao cảnh giới kiếm đạo của bản thân mình.
Nhất Kiếm Tàng Phong gồm có một chiêu mười thức lại có sự trợ lực của bạo phong, nâng uy lực tuyệt đại lên gấp bội. Kiếm chiêu từ bốn phương tám hướng, đâm, chém, cắt, phá khắp mặt đất, khiến Bộ Kinh Vân ngay cả cơ hội rút lui cũng không có nữa.
Trước kiếm chiêu ngút trời này Bộ Kinh Vân vẫn đứng yên bất động, tử thần như một bức tường thành hiên ngang bất đảo trước giông bão đang ập tới.
Kiếm chiêu dày đặc như Châu Chấu che mặt trời, Bộ Kinh Vân cũng không ngờ ở nơi hẻo lánh thế này cũng có kiếm thủ siêu phàm đến mức đó.
Gặp nhanh càng nhanh, gặp mạnh càng mạnh, Bộ Kinh Vân trước giờ không hề kinh hoảng trước những kỳ chiêu đáng sợ. Lúc này cũng vậy, gió cát mịt mù che khuất cả tầm nhìn, Bộ Kinh Vân đưa tay lấy vải áo của mình để che mặt cho Thiên Khôi, còn bản thân nhắm mắt ngưng thần cảm nhận chiêu ý của đối phương. Lúc người thường hoảng loạn nhất thì đối với Bộ Kinh Vân lại là lúc bình tĩnh nhất.
Cũng vì cái phong thái trầm mặc này mà Bộ Kinh Vân có thể từ trong tuyệt lộ, tìm thấy được sinh cơ không chỉ một lần. Ngay khi kiếm chiêu bủa vây như thiên la địa võng chụp xuống đầu, Bộ Kinh Vân rốt cuộc đã xuất chiêu, dùng chưởng thay kiếm ông ta sử ra tuyệt chiêu học lén năm xưa của Vô Danh.
Một chiêu kiếm nếu như không phải lâm vào hiểm cảnh Bộ Kinh Vân sẽ không đem ra sử dụng, cũng là một chiêu kiếm thể hiện sự tôn trọng của tử thần đối với tuyệt chiêu tự thân sở sáng của đối phương.
- Bi Thống Mạc Danh trong Mạc Danh Kiếm Pháp!
Chiêu này không phải là kiếm chiêu bình thường, là chiêu nhưng cũng không phải chiêu. Bi Thống Mạc Danh vốn không có phương pháp xuất kiếm cơ bản. Chiêu này dùng ý xuất kiếm mới là mạnh mẽ nhất, kiếm hình có thể giống nhau nhưng yếu tố quyết định của chiêu Bi Thống Mạc Danh này là ở Ý.
Nghĩa của chiêu kiếm này là nỗi đau không tên, biến sự đau thương cùng quẫn trong lòng thành kiếm ý sát địch. Lòng người thì nông sâu khó đoán, người nỗi lòng càng nhiều thì bi thống càng lớn, Bộ Kinh Vân cả đời nếm trải không ít đau thương, thì nỗi bi thống trong người đương nhiên cũng phải lớn hơn người thường rất nhiều.
Bi thống trong tâm hoá thành kiếm chiêu dày đặc như tơ vò, mang theo những sầu khổ căm hận của Bộ Kinh Vân nhiều năm qua trong lòng trút hết ra ngoài. Cuộc đời Bộ Kinh Vân như một bản nhạc buồn, bao nhiêu bi thống trong tâm được chuyển hoá thành kiếm ý, thật ra là nhiều đến mức không tưởng tượng được.
Kiếm ý như tơ nhện cứ thế bện chặt Nhất Tự Kiếm Pháp của Thích Thiếu Thương, cả mười thức kiếm tuy nhanh mạnh hiểm ác. Nhưng từng sợi bi thống cứ bám miết không buông, lại còn dính chặt vào nhau khiến cho Thích Thiếu Thương khó công lên được.
Thích Thiếu Thương là hảo thủ dùng kiếm nhưng nếu luật về dùng tâm cảm kiếm, dùng ý ngộ kiếm thì so với Bộ Kinh Vân ắt còn kém hơn một bậc.
Chỉ nghe trong tiếng gió cát vù vù, tiếng v·a c·hạm nhau của Nhất Kiếm Tàng Phong và Bi Thống Mạc Danh vang lên không ngớt. Từng luồng kiếm khí bắn ra xung quanh cắt phá thành các luồng kiếm ngấn sâu trên vách núi.
Uy lực xung kích của hai tuyệt thế kỳ chiêu đúng là không gì sánh nổi, từ bên ngoài nhìn vào chỉ thấy có ánh sáng loé lên liên hồi bên trong cột bão.
Chỉ đến khi bạo phong đi qua thì tiếng xung kích kia mới dừng lại, bụi cát cũng theo cuồng phong quấn hết đi về nơi xa, lộ ra hai bóng người đang đứng yên bất động. Vậy là trận chiến đã ngã ngũ, thắng thua cũng đã rõ, kiếm của Thích Thiếu Thương đã kề ngang cổ của Bộ Kinh Vân.
Nhưng chưởng của Bộ Kinh Vân cũng đã trực chỉ mạng sườn của Thích Thiếu Thương. Kết cục cuối cùng có thể xem hai người đấu hòa, nhưng xét về ưu thế Thích Thiếu Thương đã có nhiều hơn về tiện nghi.