Phản Diện, Tôi Là Mẹ Cậu

Chương 118




Ở đây các bạn học đều kinh ngạc, mặc dù Tống Đình Thâm hiện tại rất hoàn hảo, nhìn qua rất trưởng thành, chững chạc, cảm giác cơ thể chẳng có chút mỡ thừa nào, đứng cùng Nguyễn Hạ nhìn rất xứng đôi nhưng thực sự không ai tin rằng một người lạnh lùng chỉ biết học lại như anh thích một người như vậy.

Không phải nói Nguyễn Hạ không tốt mà do tuổi của cô còn quá trẻ và đẹp, thường mọi người sẽ bỏ qua các ưu điểm khác của cô vì nhan sắc này.

Người đời phần lớn đều không biết, nhất là đối với đôi vợ chồng như vậy, mọi người sẽ vô ý cảm thấy Tống Đình Thâm hoá ra cũng là người chú trọng vẻ bề ngoài…

Cho dù Nguyễn Hạ là vợ của Tống Đình Thâm, con của họ cũng đã bốn tuổi nhưng bọn họ không thể nào đối xử với cô như người bằng tuổi. Cô nhỏ hơn bọn họ những mười tuổi! Nếu Nguyễn Hạ trẻ lại mấy tuổi gọi họ là cô chú cũng là chuyện bình thường.

Dù sao hai người cũng là vợ chồng hợp pháp, có trêu chọc thì cũng nên có chừng có mực. Khi mọi người đang kể lại những câu truyện ngày xưa thì thầy Vương tới.

Nguyễn Hạ đánh giá người đàn ông sáu mươi tuổi kia.

Ông mặc quần đen với áo sơmi trắng, tóc cũng có chút bạc nhưng lưng vẫn rất thẳng mặc dù vết tích của thời gian đã lưu trên người ông, cũng có thể nhìn ra được lúc trẻ ông chắc chắn là một nam thần.

Tất cả các moi người vây quanh để ông ngồi xuống, trí nhớ của thầy Vương cũng không tệ, nhớ kỹ từng người một. Khi nhìn đến Tống Đình Thâm lại càng ngạc nhiên nói: “Sao hôm nay em lại về?”

Nghe giọng điệu vô cùng thân mật cũng biết là họ rất thân thiết với nhau. Có lẽ cặp thầy trò này vẫn duy trì liên lạc cho đến tận bây giờ.

Tống Đình Thâm nắm tay Vượng Tử cùng Nguyễn Hạ đi đến trước mặt thầy Vương nói: “Lần này em trở về là muốn tu sửa lại phần mộ của cha mẹ. Lúc đầu cũng có dự định là đến thăm thầy nhưng khôg nghĩ các bạn cũng quan tâm, biết để chuẩn bị tiệc mừng thọ cho thầy.” Anh dừng lại một chút nói: “Thầy, đây là vợ em, Nguyễn Hạ, còn đây là con trai em, Tống Thư Ngôn. Tên của thằng bé là do thầy đặt đấy ạ.”

Nguyễn Hạ vội vã gập nửa người trước mặt thầy Vương rất lễ pháp nói: “Chào thầy.”

Đối với người đàn ông như vậy cô cảm thấy thật khâm phục.

Thân là đàn ông vậy mà ông có thể chải qua mấy chục năm, giữ nguyên lời hứa cuả mình. Cái này thực sự rất giỏi!

Thân là thầy giáo mà ông có thể nghĩ cho học sinh như vậy cũng thật hiếm có.

Quan trọng nhất là ông là một người rất nhân ái, từ đầu đến cuối ông luôn thương những người nghèo khổ, dốc hết sức giúp đỡ bọn họ. Điều này làm Nguyễn Hạ cảm thấy trên thế giới này cũng có thật nhiều người tốt.

Thầy Vương nhìn Nguyễn Hạ một chút, trong ánh mắt của ông đều là sự tán thưởng: “Chào cô, chào cô.”

Ông ôm lấy Vượng Tử mặt đầy yêu thương nói: “Trước đây chỉ được nhìn qua ảnh, không nghĩ rằng chỉ chớp mắt cái thằng bé đã lớn nhanh như vậy. Tên ở nhà gọi Vượng Tử đúng không? Rất tốt, nhìn thằng bé như vậy thầy thấy rất may mắn đấy.”

Vượng Tử đã quen với việc này, lúc ôm bả vai thầy Vương, không cần Tống Đình Thâm phải dạy, cậu liền nói to: “Con chào ông ạ.”

Thầy Vương bị cậu làm cho cười tít cả mắt lại, trực tiếp để Vượng Tử ngồi lên đùi của ông: “Nam nay bốn tuổi rồi sao? Thế đã đi nhà trẻ chưa?”

Vượng Tử gật đầu trả lời: “Dạ đi rồi ạ, mỗi ngày con đều đi nhà trẻ ạ.”

“Vậy con có thích đi không?”

Vượng Tử nhìn ba một chút, rồi lại nhìn mẹ thành thật trả lời: “Có lúc thích, đôi khi lại không thích nhưng những lúc không thích nhiều hơn.”

Cậu năm nay mới bốn tuổi, khả năng biểu đạt đã giỏi như vậy làm cho thầy Vương rất vui mừng nói: “Xem ra so với ba của con, con rất thông minh, về sau con muốn thông minh giống ba con thì con phải cố gắng nhiều.”

“Con không thông mình bằng ba con.” Vượng Tử nghiêm túc sửa lại: “Con không hiểu chuyện, ba đều biết tất cả, ba giỏi nhất.”

Một người bạn học cùng xúc động nói: “Không hổ danh là con của học trưởng…”

“Ba của con trước đây đi học, mỗi khi trời tối ký túc xá tắt điện còn cầm đèn pin chiều vào để đọc sách.” Thầy Vương chậm rãi nói: “Mặc kệ là mùa hè hay mùa đông, ba con luôn luôn là người đến lớp học sớm nhất.”

Vượng Tử bây giờ căn bản nghe cũng không hiểu gì, cậu chỉ hỏi: “Đèn pin, tại sao ba không bật đèn lên? Trong nhà của con có rất nhiều đèn.”

Mấy hôm nay Nguyễn Hạ đã được biết thêm về Tống Đình

Thâmthông qua lời kể của những người khác. Thời niên thiếu của Tống Đình Thâm, anh thực sự rất nghèo khổ nhưng với nghị lực siêu phàm anh đã vượt qua tất cả. Dường như người thiếu niên lạnh lùng ngày xưa có thể nhìn thấy trong anh của hiện tại.Càng ngày càng hiểu rõ, càng rõ ràng, để thành công anh đã phải tốn bao nhiêu mồ hôi công sức.