Ông Xã, Chúng Ta Cùng Nhau Làm Ruộng Đi

Chương 21: Ngày đính hôn chính thức




Phù rể của tiểu Tô không nhờ người trong thôn mà là chọn lấy hai người từ trong những quân nhân kia. Hai người này cũng không phải là được chọn bừa mà phải trải qua một cuộc tỷ thí so sánh xem ai có tửu lượng lớn nhất để trở thành người chắn rượu. Đương nhiên, những người quân nhân này đã làm tốt công tác chuẩn bị, một khi nhập tiệc thì sẽ xông ra trước, sau đó khi hai người kia ra hiệu, các thành viên dự khuyết sẽ tùy cơ ứng biến, cam đoan không cho tiểu Tô say!

Hôm nay bà Hảo cũng mặc khác thường ngày để hòa vào không khí vui mừng, nổi bật nhất là chiếc áo in bông màu tím đỏ, trên mái tóc hoa râm còn cài một bông hoa cũng màu đỏ, nhìn trẻ trung hơn hẳn. Bà đứng ở trong sân chỉ huy xem bàn này nên xếp thế nào, đồ ăn kia nên đưa đến đâu, còn cả hạt dưa đãi khách phải bày ra sao.

Nhà tiểu Tú và tiểu Tô vốn chỉ cách nhau một cái hàng rào, bây giờ hai người đã đính ước, cho nên trước buổi đính hôn một ngày tiểu Tô phá bỏ cái hàng rào kia đi, như vậy đường tiểu Tú đến Tô giacàng gần, cũng không cần phải đi vòng qua cửa lớn như hồi trước.

Hôm nay làm việc vui, hàng xóm láng giềng cách vách đều tự nguyện đến giúpđỡ. Vợ của chú Lưu cũng tới, điều đầu tiên làm là trêu ghẹo bà Hảo: "Con nói này thím, tầm vài ngày trước thím còn lo lắng tiểu Tú sẽ không tìmthấy người tốt, kết quả chớp mắt một cái thì đối tượng đã tới rồi. Thậtlà may mắn." Bà Hảo cười hì hì lấy nắm lạc đưa cho thím Thất.

"Tất cả đều là duyên trời định, lúc vừa mới bắt đầu tôi cũng không nghĩ tớichuyện hai đứa chúng nó nhìn trúng nhau, nếu người trẻ tuổi đã đồng ý,vậy thì thành đi, bà Hảo tôi cũng không phải người cổ hủ. Chỉ cần haingười trẻ tuổi sống tốt là được!" Bà Hảo càng nhìn càng vừa ý với tiểuTô, vốn do chính mình nhìn nó lớn lên, chăm sóc từ khi ba tuổi, tiểu Tôđã ngoan ngoãn từ nhỏ, tương lai cũng sẽ tốt!

Nói cho cùngbà Hảo cũng là có ý riêng. Người ta nói, gả con gái ra ngoài như bátnước bị hắt đi. Mặc dù tiểu Tú có khả năng chịu khổ, nhưng chỉ sợ cha mẹ chồng sẽ khó tính. Cha mẹ tiểu Tô mất sớm, tương lai tiểu Tú gả quarồi, thì là đôi vợ chồng son sống với nhau, đến lúc đó chỉ cần đôi vợchồng son không sợ chịu khổ là được rồi.

Tuy nhiên, bà Hảovẫn cảm thấy càng nhiều con càng có phúc, tiểu Tô và tiểu Tú đều là conmột, đến lúc đó chỉ sợ phải cố gắng một chút, bởi vì không có họ hàng để nhờ vả. Dù sao thì đó cũng không phải điều gì quan trọng, chủ yếu làtiểu Tú và tiểu Tô tốt là được! Đến lúc đó kêu tiểu Tú sinh nhiều mộtchút, nhất định sẽ đông vui hơn.

Sáng sớm tới, phần lớn làbà con xa đến giúp đỡ, bày bàn khiêng ghế, bưng đồ ăn, kiểm đồ ăn, rửarau, mọi người vừa làm việc vừa đùa giỡn, trong sân hoà hợp êm thấm.Tiểu Tú ngồi ở trong phòng trang điểm, nghe được tiếng ồn ào ngoài sân,cảm thấy hoảng hốt một chút, không khí như vậy trước kia rất ít thấy,người ở thành phố thường có thói quen xây nhà mình theo phong cáchchuồng chim bồ câu, kín mít bốn bề, nếu có náo nhiệt ồn ào thì cũng chỉtrong các tiệm ăn mà thôi, làm gì có không khí như bây giờ? Nghe tiếngmọi người cùng nhau cười đùa, tiểu Tú cũng cười theo.

Trangđiểm xong tiểu Tú cũng không ngồi trong phòng mà thẹn thùng. Theo phongtục, tiệc đính hôn sẽ ở nhà gái ăn cơm trưa, sau đó lại đến nhà trai ăncơm chiều. Đây là một cách biểu hiện sự tôn trọng. Lúc làm lễ đính hôn,giữa trưa nhà trai sẽ cử vài người sang nhà gái, một người là bà mối,tiếp theo là phù rể, cuối cùng là chú rể, mang theo tín vật đính hôn,sau đó bắt đầu làm nhiệm vụ. Tuy nhiên phù rể cũng có số lượng quy định, tính thêm cả chú rể là tổng cộng tám người!

Mà nhà gái đếnnhà trai cũng có quy định giống như vậy, một bà mối, ngay tính thêm cảcô dâu và phù dâu là tám, còn có lễ vật nhà gái tặng nhà trai. Tiểu Tôvốn chỉ chuẩn bị hai phù rể, vì thế đành phải điều động thêm năm, nhưvậy tính cả anh là được tám. Thời gian chú rể đến nhà cô dâu cũng khôngđược quá sớm, bình thường khoảng 10 giờ là đẹp.

Bởi vì làđính hôn, nên tiểu Tú cũng không quá để ý, có thể thì sẽ giúp một tay,mãi cho đến lúc sắp mười giờ, mới đi rửa tay, sửa sang lại quần áonghiêm chỉnh, sau đó cùng bà Hảo đứng ở trong sân chờ tiểu Tô đến.

Quả nhiên qua mười giờ một chút, đoàn người bên tiểu Tô đã tới. Mặc dù tiểu Tú và tiểu Tô là tự mình vừa ý nhau, nhưng trường hợp như vậy vẫn phảimời một bà mối. Mà bà mối hôm nay cũng là do người ta nguyện ý giúp,phải biết rằng nếu bà mối se duyên thành công một đôi, đến lúc đó phảimời bà ấy ăn ba mươi sáu bữa cơm, còn phải gửi tặng một bắp đùi heo nữa.

Bà mối dẫn tiểu Tô vào cửa, phân phát bánh kẹo cưới, đưa tiểu Tô đến trước mặt bà Hảo để ra mắt. Tuy rằng bà mối không nói, nhưng phong tục nhưvậy tiểu Tô vẫn biết, vì thế cung kính kêu một tiếng: "Bà Hảo!" Bà Hảomừng rỡ cười híp cả mắt: "Tốt! Tốt!" Vừa nói vừa rút trong túi ra mộtphong lì xì lớn bỏ vào tay tiểu Tô. Đây là phí đổi cách xưng hô, trưởngbối cho nhất định phải nhận. Từ nay về sau, tiểu Tô sẽ giống tiểu Túcùng nhau gọi là bà Hảo.

Lúc tiểu Tô đến, những người cóthân phận khác cũng đã tề tựu đông đủ, vì thế sau khi ra mắt bà Hảo, bàmối liền mang tiểu Tô đi dạo qua một vòng, chỉ vào người này bảo tiểu Tô gọi dì, chỉ vào người kia bảo tiểu Tô gọi chú. Vừa rồi tiểu Tú đã giúpbà mối giải thích với tiểu Tô, cho nên anh mới hiểu được, vì thế bà mốicứ liên tục kéo người ra giới thiệu, để tiểu Tô chào hỏi.

Chờ tiểu Tô quay xong một vòng thì đầu đã đầy mồ hôi lạnh, tuy rằng ngườithân gần nhất chỉ có bà Hảo, nhưng cũng không chịu nổi cảnh họ hàng cách xa vài dặm cũng tới. Phải biết rằng khi mời một người đến, họ sẽ luônmang theo một ít họ hàng gần đó đến nữa, dù sao thì tiểu Tô cũng khôngchịu thiệt, chỉ cần được tiểu Tô gọi một tiếng, đều phải chìa ra mộtkhoản phí sửa cách xưng hô. Tất nhiên những khoản này đều do tiểu Tômang về.

Sau khi hoàn thành việc gặp mặt họ hàng, vốn là hôm nay tiểu Tô chỉ cần đến ra mắt, sau đó đến giờ dùng cơm thì đi mời rượu là được rồi nhưng tiểu Tô vẫn còn một chuyện quan trọng phải làm.

Tiểu Tô mời bà Hảo vào phòng, để bà Hảo ngồi xong, dưới sự chứng kiến của bà mối, tiểu Tô lấy từ bên hông ra một chiếc túi gấm màu đỏ, đổ ra haivật. Đúng, đây chính là đôi vòng ngọc và đôi khuyên tai tiểu Tô lấy từtrong tủ quần áo ra. Ngoại trừ hai vật đó, tiểu Tô còn lấy tiếp ra mộtcái gói giấy màu hồng, trong gói giấy là toàn bộ gia sản gồm ba trămđồng của tiểu Tô.

Bà Hảo nhìn tiểu Tô bày đồ trên bàn, trong lòng có chút chua xót. Vòng ngọc và khuyên tai bà Hảo đã từng thấy qua, là do bà nội của tiểu Tô truyền lại cho mẹ của anh, bây giờ tiểu Tô lại đem thứ này xem như sính lễ đưa tới. Nhìn đến chúng, bà Hảo lại nhớ tới bà nội và mẹ của tiểu Tô. Đều là người tốt, chỉ có thể cảm thấy thươngxót khi người tốt lại không sống được lâu, một người chỉ kịp nhìn thấytiểu Tô trong tã lót, một người khác thì sau khi sinh hạ tiểu Tô đượcmấy năm thì cũng ra đi. Thật là đáng tiếc.

Lại nhìn đến batrăm đồng kia, bà Hảo thật sự thật không ngờ tiểu Tô có thể lấy ra nhiều tiền như vậy. Ngẩng đầu, bà Hảo nghiêm mặt trao đổi với tiểu Tô: "TiểuTô, bà Hảo không phải là người tham tiền, ba trăm đồng này bà sẽ để lạicho tiểu Tú sau khi mất. Bà Hảo không cần gì nhiều, không mong con cóthể cho tiểu Tú mặc vàng mang bạc, cũng không mong con có thế cho tiểuTú ăn cá ăn thịt suốt ngày, nhưng bà Hảo hi vọng con sẽ thiệt tình vớitiểu Tú."

Bà Hảo nói những lời này rất chậm, tiểu Tô cũng có thể nhìn hiểu ý của bà Hảo, tiểu Tô cũng không vội vã tỏ thái độ, chỉthận trọng gật đầu. Bà Hảo gom hết mọi thứ cất đi, mặc dù đây là thứtốt, nhưng tốt nhất là vẫn không nên lộ ra ngoài. Sau khi khóa kỹ ngăntủ, bà Hảo mới cười hì hì cùng bà mối còn có tiểu Tô đi ra ngoài chàohỏi khách khứa.

Thấy bà Hảo từ trong phòng đi ra, đã cóngười đi đến hỏi tiểu Tô tặng cái gì, đây cũng không tính là phong tục.Lúc nhà trai tặng quà, họ hàng gia đình nhà gái cũng sẽ hỏi một chút ,lúc này cha mẹ nhà gái hoặc người nhà sẽ tỏ vẻ hào phóng khoe đồ chú rểtặng. Tiền bao nhiêu, gồm những vật gì. Mặt khác cũng không thể thiếuchút ganh đua so sánh trong đầu. Nhưng cho dù những người khác gặng hỏinhư thế nào, bà Hảo vẫn không chịu nói cho họ biết lúc nãy tiểu Tô đưagì khiến cho mọi người cảm thấy rất thắc mắc.

Theo bà Hảo ra khỏi phòng xong, tiểu Tô đi tìm tiểu Tú. Phía sau tiểu Tú đang nhàn hạ, tự mình tránh ở phòng bếp, nhìn thấy tiểu Tô đến, nhanh chóng mò trongtúi ra một mớ cà chua tươi cho tiểu Tô ăn, tiểu Tô cảm thấy ngặc nhiên,không ngờ trời lạnh như thế này mà vẫn có cà chua, chia số cà chua kiathành hai, một nửa lớn đưa cho tiểu Tú, một nửa nhỏ thì để mình ăn.

Đương nhiên là tiểu Tú không chịu, thứ này còn rất nhiều mà, không phải làthứ gì hiếm lạ, vì thế liên tục đưa cho tiểu Tô ăn, chờ tiểu Tô ăn đượcnhiều rồi, tiểu Tú lại lấy một chén canh sườn đưa cho tiểu Tô. Lát nữavào bữa ăn sẽ bắt đầu mời rượu, phải làm ít đồ cho tiểu Tô ăn trước nếukhông bụng trống uống rượu sẽ dễ say!

Cho tới bây giờ tiểuTú chưa từng thấy tiểu Tô uống rượu, liền hỏi: "Anh biết uống rượu à?Nếu lát nữa say sẽ không tốt đâu, buổi tối anh còn phải mời nữa đó."

Tiểu Tô bưng bát sườn ăn vui vẻ, thấy tiểu Tú hỏi tửu lượng của mình, liềnbật một ngón cái lên xong hạ xuống, tiểu Tú liền bắt đầu đoán: "Một cân rượu?"

Tiểu Tô lắc đầu, tiểu Tú lại đoán: "Một bình rượu?"Tiểu Tô lại lắc đầu, lần này tiểu Tú không đoán nữa: "Rốt cuộc baonhiêu, anh nói đi." Sau khi quăng một khúc xương cho tiểu Hắc xong, tiểu Tô mới nói một câu: "Một ly rượu!" Tiểu Tú nghe xong cảm thấy muốn xỉu, tửu lượng chỉ một ly rượu thì còn kém hơn cả cô, một mình cô còn có thể uống được hai ba chén. Nhìn vẻ mặt đắc ý của tiểu Tô, tiểu Tú cũng hếtcách, quên đi lát nữa cứ chuẩn bị sẵn canh giải rượu là tốt nhất! Đây là biểu hiện của cái gọi là không ai hoàn mĩ phải không?

Lúcăn cơm trưa, ở gian nhà chính được đặt hai cái bàn vuông, một bàn là đểtiểu Tô và bảy phù rể ngồi, một bàn khác là tiểu Tú và bảy phù dâu. Bấtcứ món ăn gì lên đều phải đưa đến hai bàn này trước. Hơn nữa ở đây còncó một phong tục, đó là đứa nhỏ mang thức ăn lên thường thường sẽ đưacho họ khăn lông, mỗi người một cái, trời lạnh có khăn nóng như vậy rấtthoải mái, nhưng vấn đề là khăn này không phải để dùng không, lúc ngườita lấy khăn lại mình cũng phải cho tiền! Bao nhiều tiền thì tùy mỗingười. Bình thường là một đồng hoặc năm đồng gì đó. Tiền này xem như làtiền trả công đã giúp mang thức ăn lên!

Vấn đề tiếp theo làcần phải lì xì cho một chỗ nữa. Khi đã ăn được một nửa, đầu bếp sẽ bưnglên cho mọi người một con cá, đương nhiên là con cá này còn sống, chỉ là mặt ngoài có bôi một lớp dầu. Món cá sống đột nhiên bị mang lên nàyđương nhiên không thể ăn, cho nên không cần nói cũng biết, chủ nhà phảiđưa hồng bao ra, tiểu Tú đặt vào một hồng bao, tiểu Tô lại để năm hồngbao. Hồng bao này không đưa thẳng đến tay đầu bếp, mà là bỏ hồng bao vào một tờ giấy sau đó đặt ở đuôi cá, lúc sau đầu bếp bưng xuống, thu tiềnrồi sẽ làm cá sau đó đưa lên lại.

Đợi cho đồ ăn bày biện đủrồi, tiểu Tô sẽ ra chiến trường, các bàn của bà con họ hàng thì chỉ cầnkính một chén là được, nhưng nếu gặp trưởng bối thì sẽ là một chọi một.Tiểu Tú định tính xem tiểu Tô trụ được bao nhiêu bàn thì đổ, kết quả các chiến hữu lại giúp anh cản tất cả, cả một buổi trưa nhiều người kínhrượu như vậy nhưng tiểu Tô lại không đụng tới một giọt, cho nên rất sảng khoái quay sang cười với tiểu Tú: "Tú, buổi tối nhớ sang nhà anh sớmmột chút, anh chờ em ăn cơm!" Nói xong những lời này, tiểu Tô mang theođám phù rể đi về.

Buổi tối tiểu Tú phải sang Tô gia, theophong tục sẽ là nhà gái tới tặng lễ vật cho cha mẹ chồng tương lai,nhưng cha mẹ tiểu Tô đã mất sớm, vì thế trở thành tiểu Tú mang hoa quảướp lạnh sang Tô gia. Kỳ thật số hoa quả này cũng không phải mua ở bênngoài, tất cả đều là từ ý tưởng của tiểu Tú, năm trước có trồng một câytáo, một cây cam, vừa vặn năm nay đã kết quả, cô hái mười ký cam và mười ký táo, rồi sau đó dẫn một đoàn phù dâu đi sang Tô gia.

Cái gọi là đất tốt sẽ trồng được tinh phẩm chính là số cam mà tiểu Tú mangsang, chúng vừa to vừa tròn, lại ngọt khiến cho mọi người nhanh chóngtiêu diệt sạch sẽ! Tuy nhiên thứ hấp dẫn ánh mắt mọi người nhất vẫn lànhững quả táo. Đối với thời này mà nói, táo vẫn là thứ tương đối hiếmlạ, bình thường không có cơ hội được ăn, bây giờ lại nhìn thấy nhiều táo như vậy, cho nên toàn bộ sự chú ý của mọi người tập trung vào nó. Cóvài đứa nhỏ náo loạn đòi ăn, vì thế tiểu Tô mỉm cười cầm lấy mấy quả táo chia cho bọn nhỏ, mỗi đứa một quả.

Quy trình của bữa tốicũng na ná bữa trưa, nhưng giữa trưa là do tiểu Tô mời rượu, đêm nay lại là do tiểu Tú ra mặt, tiểu Tô cùng đi. Cho dù thế nào thì nhất định làhôm nay tiểu Tô đồng học phải say rồi. Cũng may là trước khi say còn nhớ việc lấy toàn bộ phí sửa cách xưng hô đưa cho bà mối nhờ đưa lại chotiểu Tú. Kỳ thật hôm nay tiểu Tú khá lời, toàn bộ số hồng bao tiểu Tô có được chủ yếu là từ phí sửa cách xưng hô do bên ngoại của tiểu Tú lì xì, bây giờ tất cả đều vào tay tiểu Tú. Hiện tại tiểu Tú đã là một đại gia, còn tiểu Tô thì thuộc loại giai cấp nghèo rớt mùng tơi rồi!

Buổi tối hôm nay mọi người ầm ĩ đến khuya mới về nhà. Bận rộn cả một ngàythu dọn xong, tất cả mọi người đều đi ngủ . Nhưng tiểu Tú lại lật nhưbánh nướng áp chảo trên giường, không ngủ được. Đã hai đêm không ngủđược, tiểu Tú băn khoăn không biết cô có bị bệnh hay không. Vì ngủ không được nên tiểu Tú lại chạy vào vườn nhà mình nhìn tuyết thảo.

Qua vài ngày ngắn ngủi, tuyết thảo đã khác đi rất nhiều, vốn những phiến lá chỉ có chút ánh bạc, bây giờ đã bạc hơn nửa lá. Bây giờ toàn bộ látuyết thảo là một nửa màu bạc, một nửa màu xanh, thoạt nhìn thì thấy rất quái dị. Nhưng tiểu Tú càng nhìn càng thích, tuyết thảo này là linhdược để chữa trị tai cho tiểu Tô nhà cô, làm sao có thể không thích?

Ngày hôm sau thì tiễn chiến hữu của tiểu Tô, sau đó trả lại số bàn ghế đãmượn, lúc trả lại còn phải chia cho họ một ít thịt cá coi như cảm ơn. Cứ như vậy, trải qua một ngày bận rộn, rốt cục thì tiểu Tú cũng đã trởthành vị hôn thê của tiểu Tô. Sau ngày đính hôn đầu tiên, tiểu Tú lại có ý tưởng bất lương, bây giờ người này đã là của cô rồi, có phải chuyệnnày thể hiện việc cô có thể xuống tay chấm mút chút lợi lộc rồi không?

Vì thế tiểu Tô đồng học đáng thương bị rơi vào hang sói . . . . . .sssssssssssssss