Nữ Chiến Thần Của Group Hắc Bao

Chương 34: [Quyển 1]: Hiện Trường Nạn Đói Niên Đại Bảy Mươi (34)




Hàn Chiêu là người có tính tình vô cùng kiên định.

Nếu không với diện mạo của anh ta, xuống nông thôn ba năm muốn tìm một cô gái tốt và một nhà vợ có thể giúp đỡ mình ở trong thôn này cũng rất dễ dàng.

Nhưng Hàn Chiêu lại không cho rằng chuyện đó là đúng, anh ta vẫn luôn tin tưởng vững chắc bản thân còn có thể trở về.

Người nhà vẫn còn đợi anh đâu.

Hàn Chiêu hoàn toàn khác với Trương Thiết Quân loại người không được người nhà yêu thương cuối cùng bị xa lánh đẩy xuống nông thôn.

Anh là tự mình chủ động về nông thôn.

Tình huống trong nhà lúc ấy cần phải có một người xuống nông thôn.

Chị hai nhà họ Hàn sống chết muốn đi, chị ấy không đành lòng để em trai em gái mình phải xuống nông thôn chịu khổ.

Nhưng lúc ấy chị hai Hàn đã hai mươi tuổi, về nông thôn rồi biết khi nào mới được trở về.

Chậm trễ việc kết hôn không nói, lúc ấy chị hai Hàn còn đang có việc làm, đó là một công việc ở nhà xưởng. Tuy rằng còn chưa được chuyển sang làm việc chính thức nhưng tiền lương cũng đã được mười mấy đồng rồi.

Hàn Chiêu là anh ba trong nhà, lúc ấy vừa lúc trường học của anh cho nghỉ học, không thể đi học cũng không có chỗ đi làm.

Cho nên anh muốn giành đi về nông thôn nhưng chị hai Hàn lại không đồng ý.

Cuối cùng Hàn Chiêu gạt chị ấy, chỉ nói vài câu với cha mẹ rồi khăn gói rời đi.

Bởi vì chuyện này mà chị hai Hàn đặc biệt áy náy và đau lòng Hàn Chiêu. Thường xuyên gửi chút phiếu và tiền đến, sợ Hàn Chiêu sống ở bên này không được tốt.

Những người khác trong nhà cũng đau lòng anh, đương nhiên cũng chỉ có thể cổ vũ về mặt tinh thần cho anh thôi.

Bảo anh ở nông thôn cũng phải chăm chỉ học tập, sớm ngày giành được cơ hội trở về thành phố.

Trước đó, ít nhất là vào đầu tháng này thì tâm tư của Hàn Chiêu vẫn còn rất kiên định.

Nhưng sau hơn mười ngày ở cùng tổ với Đông Xu, cùng nhau xuống ruộng gieo cấy, lại còn có giấc mộng lúc sau. Hàn Chiêu cảm thấy ý muốn trở về thành phố của mình tựa hồ cũng không có kiên định như vậy.

Hàn Chiêu luôn nghĩ thật kỹ rồi mới làm.

Nếu cảm thấy Đông Xu là một cô gái không tồi để cùng kết hôn thì đương nhiên sẽ tranh thủ vì bản thân.

Anh biết rất nhiều người trong thôn không muốn kết hôn với thanh niên trí thức, họ sợ sau khi thanh niên trí thức được về thành phố sẽ không trở lại nữa.

Mối hôn sự này quá không ổn định, cho nên cũng không thể yên tâm gả cưới được.

Gần đây mỗi ngày Hàn Chiêu làm việc đều không thể nhìn thấy Đông Xu, cho nên chỉ có thể nghĩ cách làm quen với hai vợ chồng nhà họ Khương.

Ngày hôm qua đã dụ dỗ Vương Nguyệt Hoa, hôm nay lại đến lượt Khương Thiết Sinh.

Nhưng Khương Thiết Sinh là người không ưu nói chuyện, Hàn Chiêu cố gắng nửa ngày cũng chỉ chờ được một câu: “Làm tiếp thôi, nếu không lại không tưới kịp hết hai hàng này.”

Hàn Chiêu: …

Lần đầu tiên Đông Xu bán thịt kho rất thành công.



Lúc sau cô lại nghiên cứu mấy món khác.

Ví dụ như bánh đậu xanh ngọt.

Món này đơn giản là chưng đậu xanh sau đó đem đi lọc bỏ xác, rồi cho thêm chút bột mì vào nước đậu xanh đã được lọc trộn đều vào, làm như vậy để gia tăng thêm độ trắng và hương vị cho bánh.

Thế nhưng đầu năm nay bột vẫn được làm rất đơn sơ, hầu hết đều vẫn còn giữ lại màu vàng lúa mạch.

Nên nó sẽ hơi vàng.

Nhưng vẫn có thể gia tăng hương vị thơm ngon cho bánh.

Làm cái này thì cần phải cho nhiều đường.

Đường cũng là thứ rất khan hiếm, phải có tiền và phiếu.

Cũng may Đông Xu đã dùng bốn tấm da thỏ để tạo mối quan hệ tốt với một người bán hàng bên Cung Tiêu Xã.

Cho dù có lúc đường trắng rất đắt khách thì đối phương cũng sẽ để lại nửa cân cho cô.

Hai tháng kế tiếp, một tháng Đông Xu chỉ đi hai lần đến bên nhà xưởng bán thịt kho.

Bởi vì hiệu quả buôn bán rất tốt nên Đông Xu chuẩn bị làm hai bình.

Bán xong ở xưởng sản xuất máy móc nông nghiệp thì lại chạy sang xưởng giày nhựa.

Trên cơ bản vào lúc thời gian bữa trưa kết thúc thì đồ của cô cũng đã bán hết sạch.

Đôi khi sẽ dư lại một chút, đến lúc đó thì đem sang chợ đen bên kia lấy giá hai hào đến ba hào một miếng thịt bán lại.

Tuy rằng giá cả ở chợ đen cao nhưng nhu cầu mua sắm lại không lớn.

Cho nên tạm thời Đông Xu không có ý định dời địa điểm buôn bán.

Một tháng bán thịt kho hai lần và bán bánh đậu xanh ngọt hai đến ba lần.

Loại bánh ngọt này cũng xem như là vật phẩm quý giá, người bình thường có thể không ăn nổi.

Cho nên Đông Xu đem bánh đến bán ở nơi cách cổng trường tiểu học năm mươi mét.

Bởi vì lúc học sinh tan học rất nhiều phụ huynh tan làm cũng thuận tiện đến đây đón con mình về nhà.

Trên đường thấy mấy món ăn mới lẹ, con nít sẽ tò mò sau đó sẽ đòi ăn.

Đông Xu bán cũng đắt, một cái bánh tuy rằng chỉ lớn cỡ hai hộp que diêm nhưng chỉ bán giá tám xu.

Không đắt còn có bột và đường trắng bên trong.

Chỉ ngửi thôi cũng thấy rất thơm ngọt.

Người lớn bị đám trẻ nài nỉ cũng không thể làm được gì, chỉ có thể cắn răng mua một cái.

Vả lại không phải mỗi ngày Đông Xu đều sẽ đến, một tháng nhiều nhất cũng chỉ đến ba lần.

Nếm được vị ngon, đôi khi lại đến mua một cái, tám xu tiền đối với những người công nhân có tiền lương mấy chục cũng không xem như quá đắt.



So sánh với Đông Xu thì gần đây Lữ Đào không có thứ gì để bán.

Sau khi vào thị trấn ba lần thì bắp đã bán sạch rồi.

Cũng may tiền lời cũng không tồi.

Sau đó Lữ Đào lại nhắm vào mấy chồi non đầu xuân trên núi.

Mấy cái chồi non hoặc rau dại tươi, chân tay Lữ Đào lanh lẹ còn hái sạch mang đi bán ở chợ đen, chỉ một lát đã bán hết.

Tuy rằng tiền lời đã ít đi rất nhiều.

Nhưng đồ trong không gian vẫn còn phải chờ ít nhất năm tháng nữa mới chín.

Cũng may trước đó bán bắp có được khá nhiều tiền nên cuộc sống của bốn mẹ con Lữ Đào cũng không quá khó khăn.

Thật ra nhà họ Lữ cũng đến gây chuyện với họ vài lần.

Nhưng khoảng thời gian đây Chu Tiểu Thao đã bắt đầu đi theo cánh đàn ông vào rừng làm việc, cũng có thể bởi vì trong nhà không có đàn ông. Nếu bà không đứng lên chống đỡ cái nhà này thì chắc chắn nó sẽ sập mất.

Vì vậy, Chu Tiểu Thảo vốn dĩ luôn cắm đầu làm việc chẳng biết ăn nói gì, gần đây lại trở nên rất lợi hại.

Lúc bác hai gái dẫn theo bà Lữ đến quậy còn bị Chu Tiểu Thảo cầm dao thái rượt chạy ra.

Chân trần không sợ người mang giày, ngang ngược thì lại sợ kẻ liều mạng.

Chu Tiểu Thảo đến mạng cũng dám lấy ra thì còn sợ cái gì?

Việc này đã khiến cả nhà họ Lữ kia cũng không dám làm bậy cái gì nữa.

Ít nhất mãi cho đến tháng năm, trời càng lúc càng nóng, nhà họ Lữ cũng không lại đến quậy.

Nhưng ở bên trong nhà họ Lữ lại đánh nhau một trận, còn đánh rất lớn nữa.

Bởi vì trước đó họ đã nhận tiền lễ hỏi của Mã Nhị Trụ kết quả đến thời hạn lại không đưa người đến, Mã Nhị Trụ phát điên lên.

Mặc kệ thế nào thì mười sáu đồng tiền đó cũng là vàng thật bạc thật, hôn sự không thành thì phải trả lại cho người ta.

Nhưng đồ đã vào tay của bà Lữ sao lại muốn trả lại chứ?

Bác hai gái nói muốn rách môi cũng không khuyên được bà Lữ, cuối cùng tức lên quyết định chửi đánh nhau luôn.

Bà Lữ và bác hai gái, mẹ chồng nàng dâu trực tiếp cắn xé lẫn nhau.

Trong sân nhà họ Lữ.

Ông Lữ vừa hút thuốc lá vừa buồn rầu không nói lời nào, bác hai Lữ luôn chơi bời lêu lổng kiếm công điểm còn thua mấy đứa con gái. Lúc này thấy vợ và mẹ đánh nhau vậy mà chỉ đứng nhìn chứ chẳng thèm can ngăn.

Lữ Nhị Căn vốn định nghĩ thầm đến kéo họ ra nhưng Lữ Thụ đứng một bên lạnh lùng nói một câu: “Bác ba à, bác quản họ làm gì, chuyện của mấy bà phụ nữ thì để họ tự giải quyết đi.”

Anh ta hoàn toàn không quan tâm đến người đang vật lộn trên đất chính là mẹ mình và bà nội mình, anh ta chỉ dùng ánh mắt lạnh nhạt nhìn hai người cấu xé lẫn nhau thỉnh thoảng còn nói vào câu ‘được lắm, được lắm’.

Lữ Nhị Căn vốn luôn thiên vị Lữ Thụ nên lúc này cũng nghe theo lời anh ta nói.