Nỗi Đau Của Đom Đóm

Chương 52




Cuộc thí nghiệm vừa kết thúc Quan Kiện và Satiko sánh vai đi về phía cửa của sân sau Trung tâm nghiên cứu.

- Không ngờ đây lại là lần thí nghiệm cuối cùng, em có thấy hơi đột ngột không?

- Có thấy! và cũng có thể nói là không. Satiko nói, anh thì phần lớn thời gian làm ở bệnh viện, em thì thường xuyên ở bên ông Yamaa Yuuzi, thấy gần đây tâm trạng ông ấy khang khác.

Quan Kiện hiểu rằng, sự "khang khác" của ông ta cũng chỉ ở mức bình thường nói chung khó bề nhận ra. "Có lẽ vì cho đến nay thí nghiệm chưa có kết quả rõ rệt".

Lưu Thạch Tài đã đứng trước cái giá sắt kỳ cục, như đã hẹn.

- Hai vị đã điều tra được gì rồi?

Quan Kiện liếc nhìn Satiko, rồi nói "Satiko tra cứu là chính, cô ấy sẽ nói"

Satiko gật đầu, im lặngmột lát, hình như là để nghĩ xem nên nói ra sao. "Tôi đã tra cứu tài liệu về thôn Tiểu Lương của các anh; anh Tài nói đúng, tài liệu của huyện có ghi về sự kiện tráng đinh toàn thôn đồng loạt mất tích năm xưa, chứ không phải là tin đồn. Kịch múa rối bóng cũng đã từng được coi là 1 trong ba nét đặc sắc nhất của vùng Thiểm Nam. Vị học giả đã tặng bộ con rối kia cho nhà bảo tàng, là cha tôi"

Trong mấy phút trầm mặc, chỉ nghe thấy tiếng thở dài.

- Rõ ràng là bằng cách nào đó, cha tôi đã tìm thấy các vật ấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra về cái Trung tâm nghiên cứu này. Cô hít vào 1 hơi thật sâu, chỉ hơi ân hận, tại sao chúng ta đã không sớm đặt trọng tâm vào khu vực này?

Quan Kiện nói: "Đâu phải chúng ta chưa xem xét, tiền thân của nó là phòng quản lý thảo dược của Chính phủ Quốc dân Đảng, trước giải phóng 1949 đã từng có ma, nhưng nơi này lâu nay rất an toàn. Trung tâm nghiên cứu chưa từng xảy ra chuyện gì, suốt ngày đêm luôn có người làm các thí nghiệm. Cho nên chúng ta mới tập trung sự chú ý vào nơi như nhà thờ Đức Mẹ và khu nhà Giải phẫu..."

- Chúng ta đã điều tra nhưng chưa đi sâu. Được 1 vài người trợ giúp, chúng ta cũng đã tìm được vài tài liệu quý. Có thể dễ thấy trước hết, trung tâm nghiên cứu này do một kiến trúc sư người Anh xây dựng vào năm 1920, là 1 trong những trung tâm thương mại chủ yếu ở tô giới anh. Bên trong có tổ chức giao dịch, cơ quan tín dụng và ngân hàng. Vị kiến trúc sư ấy cũng thiết kế và xây dựng khu nhà Viện mỹ thuật Giang Kinh ngày nay. Thời trước gọi là "Nhà triển lãm nghệ thuật viễn đông" Cho đến đầu thập kỷ 30, vì xã hội ngày càng có nhiều biến động, nên các tổ chức thương mại tiền tệ Anh quốc đã rút đi, thì nơi này trở thành phòng điều tra về sinh vật tĩnh sinh Giang Kinh, na ná như trung tâm nghiên cứu thực vật. Nhưng anh thấy rất ngạc nhiên ở chi tiết này. Vào những năm trước và sau 1940, khu vực này và khu vực Viện mỹ thuật hiện giờ đã từng hợp nhất thành 1 đơn vị: Ban Kinh doanh dược phẩm tại Đông Á.

- Đã bị giặc Nhật chiếm à? Lưu Thạch Tài nghe ù cả tai, nhưng anh ta căn bản vẫn hiểu được

- Nói chính xác hơn, là bị các thương nhân Nhật Bản chiếm. Trụ sở chính của ban kinh doanh dược phẩm Đại Đông Á đặt tại Tokyo Nhật Bản, có tên là Công ty TNHH bào chế kinh doanh Dược Kota, công ty tư nhân. Ban Đại Đông Á này chỉ bán hàng ở khu vực Giang Kinh, nhưng nó lại tham gia khắp các hoạt động xuất nhập khẩu đông dược, thuốc Tây, thuốc Đông y bào chế, hoặc thuốc quân dụng của miền Hoa Trung, Hoa Bắc, Hoa Đông, của cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản và 1 số nước Đông Nam Á.

Quan Kiện nói "Thoạt nhìn thì chẳng có gì lạ, thời nào chẳng có người làm giàu trong chiến tranh, nhưng nếu tra xét kỹ, nghĩ cho kỹ thì thấy có 2 điều đáng nghi ngờ. Các tài liệu hiện có cho thấy Đại Đông Á này thực chất chỉ là "buôn nước bọt" đôi khi mới mua về 1 ít hàng, một trong 2 khu nhà Viện Mỹ thuật hoặc Trung tâm nghiên cứu thừa sức làm kho chứa, vậy tại sao họ phải hợp nhất địa bàn của cả 2 nơi, lại chỉ để cho các nhân viên sử dụng, tổng số nhân viên của họ lên đến 300 người"

Lưu Thạch Tài nói "Thảo nào họ cần khu vực rộng thế này. Ba trăm người ở, thì sập nhà như chơi"

- Còn Ban kinh doanh dược phẩm Đại Đông Á ở Quảng Châu cũng làm ăn và có thu nhập tương đương với họ, thì chỉ có 24 nhân viên.

Thạch Tài nói "Quả là kỳ quái!"

Điều kỳ quái hơn nữa là: Đại Đông Á treo biển vào tháng 4 năm 1939 nhưng đến tháng 11 năm 1940 mới chính thức hoạt động. Theo tài liệu của phòng hồ sơ Giang Kinh, một năm rưỡi ấy của họ dành để "tu sửa" cơ ngơi.

- Tu sửa những một năm rưỡi? Thạch Tài đã từng làm nghề xây dựng, hoàn thiện công trình, anh chưa bao giờ nghe nói có thứ hiệu suất kém như thế này.

Quan Kiện nói: "Đối vớimột công ty đang hau háu kiếm tiền trong chiến tranh, thì đúng là quá dài. Tu sửa cái gì mà lâu thế?"

Satiko nói: " Đây cũng là câu hỏi của tôi. Khi phòng hồ sơ sắp đóng cửa, tôi phát hiện ra tấm ảnh này"

Ánh đèn pin rọi vào bức ảnh photo Satiko đang mở trên tay. Ảnh hơi mờ, nhưng có thể nhận ramột đám người mặc áo đuôi tôm, đội mũ đen đang cùng ngồi ăn ở ngoài vườn "Bức ảnh này lưu trữ ở phòng hồ sơ, chắc là ảnh chụp trong buổi liên hoan khánh thành tu sửa hai khu nhà. Hai anh nhìn mà xem, vị trí họ ngồi ăn chính là chỗ chúng ta hiện đang đứng!"

Thạch Tài bỗng kêu lên: "Cái đài màu trắng, trông như đá bạch ngọc hoặc đá cẩm thạch, bề mặt khá to... chứ không phải là cái giá sắt như hiện nay. Tức là họ đã dỡ bỏ cái đài bằng đá rồi thay bằng cái đài bằng sắt... Ý của anh và của cô là ông ngoại tôi năm xưa khỏe mạnh đã bị đưa đến đây làm việc tu sửa cho cái công ty này phải không?"

Rất có thể là như vậy, Satiko bỗng im lặng, thở dài.

Cảba người đều có cảm giác những con người lao khổ ngày ấy đã lành ít dữ nhiều.

Satiko nói: "Anh Kiện đừng buồn nhé..., khi mượn đọc tài liệu ở Phòng hồ sơ, tôi cũng đã nhìn thấy tên của Thi Di trong sổ mượn đọc"

Im Lặng.

Không rõ Thi Di còn cách sự thật bao xa?

Quan Kiện nói "Cảm ơn anh Thạch Tài đã cho chúng tôi biết chi tiết quan trọng về ông ngoại của anh. Chúng tôi ít ra cũng hiểu rằng khu nhà Trung tâm nghiên cứu này cómột quãng lịch sử không hề đơn giản. Chắc hẳn Công ty Đại Đông Á ấy đến đây tu sửa đại quy mô như thế không thể chỉ đơn giản là cải tạo cái đài bằng đá... Muốn lần ra điều bí ẩn, thì phải bắt đầu từ chính khu nhà này"