Như Những Giọt Nắng

Như Những Giọt Nắng - Chương 7




Hôm sau vào công ty, Hữu Tri không cách nào tập trung làm việc được. Khi ra ngoài giải quyết công việc, anh thấy nhẹ nhàng và dễ chịu một chút, nhưng khi trở về công ty anh không sao cưỡng lại ý muốn nhìn thấy Thúy Văn. Hiệu Nghiêm đã vô tình khơi gợi những tình cảm thầm kính trong anh. Bây giơ không kthể không nghĩ đến nó.

Anh rời phòng mình, lẳng lặng xuống tìm Thúy Văn. Cô đang ngồi ở góc phòng, loay hoay phân phối lại các dụng cụ văn phòng. Thấy anh, cô ngước lên cười:

- Anh có cần lấy gì không?

- Không, cám ơn.

- Tôi định mang cái này lên cho anh trước đấy.

Vừa nói cô vừa chỉ về phía xấp giấy. Hữu Tri nhìn lướt qua một cách lơ đãng. Anh nhìn chăm chăm những ngón tay của Thúy Văn khi làm việc, đầu óc lại liên tưởng tới yọ Hiệu Nghiêm cứ canh cánh lo che chở cho Yến Oanh, còn với Thúy Văn thì không màng gì tình cảm của cô. Một cô tiểu thư lại phải bị đối xử như thế, anh thấy bất nhẫn cho cô quá.

Thúy Văn hơi lúng túng khi thấy Hữu Tri cứ dán mắt vào cô. Cô ngừng tay ngước lên nhìn anh, mỉm cười:

- Có chuyện gì vậy anh Tri, hôm nay tôi thấy anh rất lạ.

Hữu Tri chợt hỏi đột ngột:

- Thúy Văn này, chị bằng lòng đám cưới rồi sao, chị có yêu anh ấy không?

Thúy Văn có vẻ bị bất ngờ, cô lúng túng một thoáng, rồi nói giản dị:

- Chuyện ấy đã quyết định rồi, tôi có muốn cãi cũng không được.

Hữu Tri hỏi gặn:

- Nhưng chị có yêu anh ấy không?

- Không, cũng như anh ấy không hề yêu tôi.

Thúy Văn trả lời một cách thật lòng. Không hiẻu sao với Hữu Tri, cô không hề có chút đề phòng hoặc lo ngại. Và cách trả lời giản dị của cô làm anh thấy đau nhói trong lòng. Anh cũng hỏi rất thật:

- Vậy thì tại sao chị lại chấp nhận như vậy?

- Tôi không có cách nào cả. Từ bao giờ tôi chưa bao giờ có quyê`n quyết định cái gì cho mình. Anh không hiểu được đâu.

Cô ngập ngừng một lát, rồi nói với vẻ phản kháng:

- Nhưng nê’u có một chút tự do, tôi sẽ từ chối sự áp đặt này. Ðối với tôi, lấy chồng là bước qua một địa ngục thứ hai, có thể, nó sẽ tệ hại hơn khi tôi còn ở trong gia đình.

Rồi như cảm thấy đã để Hữu Tri biết quá nhiều về mình, cô vội nói lảng đi:

- Anh có cần bảo tôi làm gì không?

- Không

Hữu Tri trả lời lơ lửng, đầu óc vẫn quay cuồn gvì sự thổ lộ của cô. Cử chỉ của anh rất lạ mà chính anh cũng không nhận ra. Ðến nỗi Thúy Văn cũng đâm ra hoang mang:

- Có chuyện gì không anh Tri?

- Không, không có gì cả. Nhưng mà … nếu có một người thật sự lo cho chị, cchị có dám bứt phá tất cả không?

Thúy Văn cười như không tin và lắc đầu:

- Nếu có được quyền đó, tôi đã chống đối rồi, chứ không cần phải dựa vào người khác. Nhưng sao anhhỏi vậy? Hôm nay anh rất lạ.

Hữu Tri lắc đầu:

- Không có gì cả, tôi chỉ hỏi vậy thôi.

Anh đứng lên, định đi ra. Thúy Văn cũng đứng lên:

- Anh có thể mang dùm tôi cái này không, như thế tôi khỏi phải lên chỗ anh.

- Ðược chứ, chị đưa đây.

- Cám ơn anh nha.

Vừa nói cô vừa đặt xâp’ giấy lên tay Hữu Tri. Anh nhìn nụ cười của cô với một chút bâng khuâng. Quả thật với anh, cô không có vẻ gì là lợi hại cả, chỉ có một nét đáng yêu khiến người ta muốn nâng niu.

Có những hoàn cảnh thật khốn khổ, nó đặt người ta vào vị trí ngang trái mà không cách gì làm đảo lộn. Cũng như anh đang rất muốn thay vào vị trí của Hiệu Nghiêm mà không thể nào thay đổi được.

Hữu Tri đi lên tầng trên, đầu óc vẫn suy nghĩ miên man. Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu khiến anh phải ngạc nhiên với chính mình. Anh vừa nghĩ ra rằng, nếu anh muốn Thúy Văn đỡ bất hạnh thì anh phải nhận lấy trách nhiệm lo cho Yến Oanh. Bởi vì nếu Hiệu Nghiêm tiếp tục đến với tình cảm cũ, có nghĩa là anh gián tiếp đẩy cô vào hoàn cảnh bị phản bội.

Hữu Tri tê liệt cả người vì nhận thức đó, nó mạnh mẽ đến nỗi anh xem đó như là một quyết định. Và anh bàng hoàng như mình vừa phán quyết bưót ngoặc của cuộc đời mình.

Hai tuần sau, buổi chiều khi mọi người đã ra về. Cũng giống như không khí vắng lặng lần trưóc, Hữu Tri bước vào phòng Hiệu Nghiêm, Anh nói ngắn gọn như thông báo một việc:

- Anh còn nhớ lời đề nghị với tôi không? Tôi không phản đối, anh cứ sắp xếp đi.

Hiệu Nghiêm thoáng ngạc nhiên nhưng anh chỉ hỏi một cách điềm tĩnh:

- Anh có thể cho tôi biêt lý do không?

- Tôi muón giúp anh, đó là lý do lớn nhất.

- Thoi được, anh không thích nói thì tôi không ép. Nhưng tôi tin anh không thay đổi quyết định này.

Hữu Tri cười một mình, anh nói một cách buồn rầu:

- Yên chí đi, tôi có lý do của tôi, còn lại là anh tự sắp xếp với Yến Oanh. Tôi thế nào cũng được.

Hiệu Nghiêm gật đầu trầm ngâm. Cả anh cũng không muốn kéo dài những trao đổi như thế này. Ðây là chuyện bất thường, mà cũng không thể làm khác. Mà đã chấp nhận rồi thì anh không muốn khơi gợi nhiều nữa.

Khi Hữu Tri về rồi, anh còn ngồi lại một mình, lặng lẽ suy nghĩ. Cả anh cũng thấy bàng hoàng khi nhìn lại việc làm của mình. Bởi vì dù biết hoàn cảnh là như vậy, anh vẫn thấy bước ngoặt đó quá đột ngột.

Mấy ngày liền anh và Hữu Tri đều cố tránh mặt nhau. Còn nếu tiếp xúc vì công việc thì cũng không ai đá động gì tới chuyện dod’.

Hiệu Nghiêm thản nhiên thản nhiên với cuộc hôn nhân của mình đến nỗi chỉ còn đúng một tháng nữa đám cưới, anh cũng chưa làm gì để chuẩn bị. Anh dửng dưng như đó là chuyện quan trọng của riêng gia đình Thúy Văn, chứ không liên quan gì đến mình.

*

**

o O o

Thúy Văn ngồi bên cạnh Hiệu Nghiêm. Ðối diện với hai người là Hữu Tri ngồi nghiêm trang bên cạnh Yến Oanh. Căn phòng nhỏ trong nhà hàng dễ gây nên sự thân mật ấm cúng. Nhưng cả bốn người đều có vẻ miễn cưỡng, bị gượng ép bởi một nỗi buồn chán đè nặng, dù mỗi người buồn chán theo một cách riêng.

Chợt cánh cửa bị đẩy nẹ rụt rè. Rồi một cậu bé đi vào với một lẵng hoa hồng trên tay. Cậu ta đứng gần Hiệu Nghiêm:

- Chú, mua hoa tặng cho cô ấy đi chú.

Cậu ta quay qua Hữu Tri, cũng lặp lại câu nói cũ. Nhưng cả anh và Hiệu Nghiêm đều lảng tránh như không muốn nghe. Cậu ta nhắc lại nhu kèo nài, vừa có chút ranh mãnh:

- Mua tặng cô ấy đi mà chú, hoa hồn glà biểu tượng của tình yêu đấy, chú không muốn thể hiện vói cô ấy sao? Chú tiếc tiền làm gì, mua đi chú.

Yến Oanh nhìn Hiệu Nghiêm chăm chăm. Nhưng Thúy Văn thì nhìn lẳng đi nơi khác, như không muo”n vây vào một chuyện có liên quan đến Hiệu Nghiêm. Cả anh cũng vậy, anh bực mình khoát tay:

- Chúng tôi cần nói chuyện, em đi ra ngoài đi.

Nhưng cậu nhỏ không phải là loại con nít dễ đuổi, cậu ta cứ đứng kỳ kèo dai nhách như chewinggum, mặc ch khuôn mặt Hiệu Nghiêm lạnh như tiền. Thúy Văn chợt đứng lên:

- Xin phép, tôi ra ngoài một chút.

Hiệu Nghiêm có vẽ dễ chịu hơn khi không có cô lúc này. Hôm nay là ngày tình yêu, anh đã tặng quà cho Yến Oanh từ lúc sáng, và anh không hề có ý định thẻ hiện tình cảm theo kiểu đó vói Thúy Văn. Anh nói như gằn giọng:

- Ði ra ngoài đi.

Thấy cậu nhỏ lì lợm đứng năn nỉ, Hữu Tri khoát tay:

- Thôi được, tôi lấy hai bó.

Anh trả tiền, rồi đặt mỗi bó hoa đến chỗ của Yến Oanh và Thúy Văn. Cách cư xử của anh không bắt bẻ vào đâu được. Yến Oanh nói nhỏ:

- Cám ơn anh

- Không có gì.

Hữu Tri vừa nói vừa kín đáo nhìn ra ngoài tìm Thúy Văn. Một lat sau cô đi vào, thấy bó hoa tren bàn, cô nói mà không nhìn ai:

- Cám ơn.

Thấy Yến Oanh nhìn mình như quan sát, cô cười thân mật đáp lại. Cô không biết tí gì về mối quan hệ giữa hai người vớoi nhau. Cũng không biết đă`ng sau buổi tiệc nhỏ này là những sắp đặt của ba người mà trong đó cô là người ngoài cuộc. Thậm chí cô thấy thích Yến Oanh, đơn giản đó là người yêu của Hữu Tri.

Sự thơ ngây của Thúy Văn khiến Hữu Tri càng thấy thưong cô hơn. Và cảm thấy mình là người có lỗi khi không nói sự thật. Nhưng nói ra làm Thúy Văn đau khổ thì tệ hại hơn là giấu giếm. Và anh chỉ biết lặng lẽ ngồi yên bên cạnh Yến Oanh

Hiệu Nghiêm cứ lầm lì mà uống. Anh như không đủ sức vược qua đau khổ của mình. Phải cố gắng lắm anh mới đưa Thúy Văn đến đây như một hình thức để Hữu Tri tiếp xúc với Yến Oanh. Ðối với anh, sẽ không có một lần như thế này nữa. Anh biết phía bên kia, Yến Oanh cũng tan nát trong lòng. Nhưng lúc này anh không biết cách nào hơn.

Buổi tiệc nhỏ diễn ra lặng lẽ như đưa đám. Ai cũng có tâm trạng riêng nên không muốn nói chuyện. Thúy Văn rất ngạc nhiên khi thấy mọi người có thái độ như vậỵ, Nhưng không biết tại sao nên cô cũng làm thinh.

Không ai buồn nhìn đến bàn ăn. Yến Oanh chợt bụm miệng như muốn oà lên khóc. Rồi cô chợt đứng dậy:

- Tôi xin phép về trước, tôi xin lỗi mọi người.

Hiệu Nghiêm bỏ ly xuống bàn, ngồi lặng câm nhìn theo, rồi anh nhìn Hữu Tri:

- Anh đưa cổ về đi.

Hữu Tri nặng nề đứng lên. Thúy Văn nhìn anh đi ra cửa bằng ánh mắt lạ lùng. Cô lý giải theo cách riêng của mình, rằng hai người họ giận nhau. Nhưng sao anh ta không nói gì hết vậy?

Cô cầm ly nước lên, lặng lẽ quan sát Hiệu Nghiêm, còn lại hai người anh càng trở nên lầm lì hơn. Rượu mà anh ta rót như rót nước suốị Anh ta như không biê;t có cô ngồi bên cạnh, cứ lẳng lặng mà uống, thái độ thật dễ sợ.

Bất chợt anh ta gục xuống bàn, đẩy chiếc ly ra. Thúy Văn thấy vai anh ta run lên từng cơn. “Chẳng lẽ anh ta khóc?” cô tự hỏi một cách kinh ngạc.

Thúy Văn cắn moi một cách khó xử. Cô không biết làm gì với anh ta bây giờ, và tại sao anh ta lại gục ngã như thế? Lần đầu tiên cô thấy anh ta nhu vậy, thì ra anh ta không phải là người tuyệt đối sắt đá.

Cô lưỡng lự một hồi rồi thận trọng kéo nhẹ tay áo Hiệu Nghiêm:

- Anh say rồi phải không? Anh ráng về nhà được không?

Hiệu Nghiêm chợt ngẩng đầu lên, Cái nhìn của anh ta làm Thúy Văn bất giác rụt tay lại. Bản năng làm cô ngồi nhích ra. Ðôi mắt anh ta đỏ ngầu thật dữ dội, anh ta nhìn như muốn nuốt cô:

- Cô có biết cô là tai họa của đời tôi không? Cô chết ngay đi.