Chương 25: Chuyện người già hay kể
Giữa chiến trường đầy bom và đạn này, sống và c·hết chỉ cách nhau một khoảng cách vô cùng mong manh.
Phạm Tiến Dũng nằm yên trên cáng cứu thương, trong khi những người quân y băng bó v·ết t·hương đã vỡ ra trên vai và bắp đùi.
Súng đạn là biểu tượng của thời đại văn minh, nhưng nó cũng đại diện cho mặt tối tăm và dơ bẩn nhất của sự tiến hóa: Kẻ mạnh vùi dập kẻ yếu.
Khi một viên đạn đâm xuyên qua cơ thể một con người, tốc độ vượt qua âm thanh và 600 vòng xoáy một phút của viên kim loại nặng vài trăm gram được nhồi vào đầy thuốc súng phá vỡ các tế bào biểu bì và mô với một sức ép kinh người, và những mảnh đạn nếu vỡ ra găm mạnh vào cơ thể, có thể ngay lập tức gây tàn phế suốt đời cho người đó.
Thế nhưng so với hàng ngàn c·ái c·hết mà nó mang lại mỗi ngày, thương tật và tàn phế chỉ được xem là tác dụng phụ không mong muốn của v·ũ k·hí nóng.
Nhiều người đ·ã c·hết.
Dũng đã cõng trên vai mình một người dân quân, trong khi tay hắn đỡ lấy một người lính bị mảnh bom găm vào. Máu của họ chảy rất nhiều. Hắn gồng mình đỡ hai con người đã chiến đấu quả cảm ấy vào trong hầm quân y, rồi lại đỡ thêm những người khác, và cả những người khác nữa.
Áo, lưng và ngực của hắn đã đầy máu của những người khác.
Cơ thể khác thường của Dũng hồi phục rất nhanh, và cảm giác đau cũng rất yếu, nhưng mười bốn ngày đêm chiến đấu liên tục cũng ép hắn tới giới hạn của bản thân. Tinh thần Dũng bắt đầu kiệt quệ, và những vết đạn bắn trên người chỉ chờ vỡ ra chảy máu theo mỗi cử động mạnh.
Nhưng Dũng không có thời gian để nghỉ ngơi.
Những người khác vẫn đang chiến đấu, và vẫn đang đổ máu.
Ngày 7/1, 4 người t·ử v·ong, và gần hai mươi người b·ị t·hương.
Ngày 8/1, vẫn có 4 người nữa hy sinh, nhưng số người b·ị t·hương gần gấp đôi.
Phòng tuyến Ô Cầu Dền đã sắp không chịu nổi nữa. Chốt chặn phố Huế và sông Tô Lịch đã chỉ còn là một lớp đất đá mỏng manh cao hơn đầu người. Tốc độ đắp lại không nhanh bằng tốc độ đánh phá.
Quân lau máu chảy trên trán. Anh và hai người đồng đội khác khiêng theo quả bom nổ chậm để vào một hố đất đào sẵn. Quả thứ ba trong ngày.
Không gỡ được, cũng không cưa được, chỉ có thể dùng lựu đạn kích nổ.
Cánh tay phải b·ị t·hương của Dũng ảnh hưởng đến nhiều thứ hơn anh nghĩ.
Một người anh em từng vào sinh ra từ với Quân bị bom nổ chậm nổ c·hết rồi. Không còn gì sót lại để mà chôn.
Đã có một đợt lính bộ binh địch gần như tràn qua được phòng tuyến. Một tên lính Âu Phi thậm chí đã nhảy lên điểm cao nhất của chiến lũy, trước khi bị Vệ quốc quân đâm lưỡi lê vào cổ họng.
Máy bay địch cũng oanh tạc dày hơn. Từ hai lần một ngày tăng đến bốn lần một ngày. Đạn đại bác cũng nhiều gấp rưỡi.
“Cứ cái đà này, sợ là không giữ nổi đến 5 ngày nữa.”
Thụ ném một khúc củi vào ngọn lửa, trong khi mắt vẫn dõi ra xa.
Đạn đã ngừng, trăng cũng đã lên. Nhiệt độ lại thấp xuống một chút.
“Bọn em đi du kích đây chỉ huy ơi. Anh Dũng ơi, đừng gánh đất nữa, cầm súng lên đi du kích với bọn em nào.”
Một cô gái trông mặt còn trẻ con đi qua léo nhéo gọi tên anh. Thụ gật đầu đáp lại.
Sáng phòng thủ đêm tập kích, chỉ đạo từ Ban chỉ huy được anh chị em tiến hành chặt chẽ, nhiều lần phá chốt của địch, khiến giặc Pháp không dám tùy tiện ra ngoài vào ban đêm.
Nhưng hy sinh cũng rất nhiều.
Mỗi khi đêm hết nắng lên, Thụ và những người khác lại nín thở chờ ở Liên khu, trông mong những người dân quân quay trở lại. Dù biết rằng, mỗi đêm lại ít đi vài người
Chỉ huy đội du kích đã đổi người 4 lần. Thắng, Bảo, Trâm, Tùng, còn bây giờ là Dũng. Chỉ huy trưởng là người luôn xung phong đi đầu tiến vào làn đạn kẻ thù, không ngại hy sinh. Thụ không muốn Dũng nhận việc này, vì anh biết tâm trí hắn đang nhiễu loạn và vặn vẹo vì thiếu nghỉ ngơi. Nhưng anh cũng không thể phủ nhận, không ai hợp với việc này hơn Dũng.
Mạnh mẽ, liều mạng, quan trọng nhất là đạn bắn đầy mình mà không c·hết, không kêu gào. Đội quân y đã nhiều lần đập bàn đòi Thụ trói hắn lại, để Dũng không trở về mỗi bình minh với những v·ết t·hương cũ bị rách toạc ra lẫn lộn cùng những v·ết t·hương mới.
“Đêm nay cậu nghỉ ngơi đi. Cậu Loan, đêm nay cậu là chỉ huy tạm thời.”
“Nhưng mà anh…”
“Đó là lệnh.”
Thụ ngắt lời. Đêm nay có rất nhiều người muốn gặp Dũng. Anh không thể để cậu đi được.
Loan gãi đầu, hớn hở ôm lấy cải xẻng của Dũng. Đội du kích không phải ai cũng biết bắn súng, vậy nên khác nhiều người chỉ cầm cung tre và lựu đạn mở đường. Sau khi nhận làm đội trưởng đội du kích, mấy ngày đầu Dũng còn dùng súng lục để đánh Pháp. Nhưng đạn Hamada không có nhiều, nên sau đó hắn chuyển sang dùng xẻng đánh giáp lá cà.
Vết thương vì thế mà nhiều hơn, nhưng mỗi đêm ít nhất Dũng đều tiêu diệt được một tên giặc. Cái xẻng quân dụng màu đen xỉn nâu cũng được anh em coi là biểu tượng đội du kích Liên khu II.
Mười giờ đêm, không có tiếng gà gáy mọi hôm. Con gà trống cuối cùng của làng đã bị vặt lông để bồi bổ cho các thương binh. Nhiều gia đình đã gói ghém đồ đạc chuẩn bị s·ơ t·án.
Người dân Hà Nội không sợ giặc, cũng không s·ợ c·hết. Nhưng giặc chưa thể bị đuổi đi ngay. Còn phải đánh nhiều trận lớn nhỏ, sẽ còn c·hết nhiều người hơn nữa. Trẻ con, tri thức, người có tay nghề cần phải còn sống, còn cống hiến, cho đến ngày đất nước giải phóng. Họ không nên, và cũng không thể c·hết ở đây.
Cụ Long trưởng làng rít miếng thuốc lào, rồi ho sù sụ. Cái tuổi già không cho cụ cái sức dài vai rộng như những người trai tráng. Những ngày qua, sáng cụ ngồi trông trẻ, nấu cơm, đêm gánh đất cùng bà con dựng lại chiến lũy. Nhưng cái lưng còng của cụ gánh được một gánh, thì đám đàn ông, đàn bà đã gánh được năm, sáu lần. Các cụ ông, cụ bà khác trong làng, hoặc cũng như ông, thổi cơm và trông trẻ, hoặc lấy đôi mắt lèm nhèm ra mà chỉ đường cho bộ đội và tiếp tuyến viên đi qua những ngõ ngách ít người lui tới.
Cụ Long cảm thấy mình sống đủ rồi. Người sống đến 70 xưa nay đã hiếm, nhưng cụ đã sống đến tròn 80, mà vẫn còn sống khỏe. Hai thằng con trai cụ c·hết vì b·ị b·ắt lính, đứa cháu duy nhất đi đồn điền biền biệt không về. Bà lão nâng khăn sửa túi cho cụ cũng về trời lúc năm mươi hai tuổi. Thể nhưng cụ vẫn cứ sống mãi, cứ đau đớn mãi. Đến cả cái đói oan nghiệt năm Ất Dậu cũng không mang cụ đi được.
Cụ Long cũng đã từng rất nhiệt tình và hăng hái. Mười sáu tuổi, anh Long thiếu niên, cùng bao thiếu niên khác lên đầu thành cùng ông Hoàng Diệu đánh Tây.
Thành phá, người mất, đám giặc da trắng tràn vào trong thành, đ·ốt p·há khắp nơi. Chúng dùng đại bác khoét một cái lỗ to tổ bố ngay tường thành để ra oai. Nhiều người bảo nhau lấp cái lỗ ấy đi, nhưng anh Long lắc đầu, anh bảo mọi người giữ lại cái lỗ ấy, phải giữ lại cái nhục ấy để mà nhớ, mà biết rằng mình đã thua đớn hèn như thế nào, để còn chiến đấu, để con cháu mình cũng phải chiến đấu.
Năm anh Long hai mươi sáu tuổi, anh lập gia đình với con gái bà góa đầu làng. Cái nghèo, và cái trách nhiệm của người đàn ông có gia đình dập tắt đi ngọn lửa đấu tranh vốn đã ngày càng yếu ớt trong anh. Cũng như bao người khác trong thời kỳ đó, Long chấp nhận cái cùm kẹp áp bức, nỗi đau khổ của người dân đen trong cảnh nước mất nhà tan, lay lắt từng ngày để mà sống sót. Cái lỗ thủng trên tường thành cũng đã bị lấp lại tự bao giờ.
Thế nhưng khi tuổi đã xế chiều, khi con cháu không còn một ai nữa, cái ngọn lửa tưởng như đã tắt ấy lại dần bùng c·háy d·ữ d·ội hơn, không cản được. Dõi đôi mắt quáng gà và mờ đục về phía xa, cụ Long nhìn về phía bức tường thành trong trí nhớ năm nào. Từ Liên khu 3 không nhìn thấy tường thành Hà Nội, nhưng trong trái tim già cỗi của người trưởng làng, từng vết nứt, từng viên gạch vẫn hằn sâu như một bức tranh đầy sống động.
Phía sau lưng cụ, những ông già, bà lão, với làn da nhăn nheo và đôi bàn tay run rẩy, vẫn lúi húi bốc từng miếng đất vào sọt, để những người trẻ gánh tới gánh lui đắp lại đoạn chiến khu đã hỏng.
Có tiếng bước chân từ phía đằng xa. Những người già hơi ngước đầu lên nhìn. Mắt họ đã mờ, tai cũng điếc đặc. Nhưng họ móm mém cười, những chiếc răng nhuộm đen phơn phớt đỏ vì nhai trầu bỏm bẻm lộ ra trên khuôn mặt nhăn nheo.
“Thằng Dũng đấy à.”
(P/s: Tới tận năm 1948 bác Giáp mới được phong quân hàm Đại tướng. Đoạn mọi người xưng hô Đại tướng trong mấy chương trước là sơ suất của tôi.)