Chương 11: Giống như tiếc nuối
Phạm Tiến Dũng nằm im dưới đáy hầm.
Bóng đên làm hắn thấy dễ chịu.
Con đường dẫn ra miệng giếng đã bị Dũng dùng lựu đạn đánh sập rồi. Là những quả lựu đạn mà mỗi khi c·ướp được sau khi g·iết giặc, Thúy lại buộc chúng thành một sợi dây rồi treo vào hông Dũng. Hắn đã từng thấy những quả lựu đạn đó rất phiền phức.
Chúng đã cứu mạng hắn.
Tên Việt gian đã bị lựu đạn nổ c·hết rồi. Rất nhiều mảnh lựu đạn văng ra, khiến Dũng b·ị t·hương, dù hắn đã cố ném ở khoảng cách an toàn.
Trên người Dũng có rất nhiều v·ết m·áu. Một vết chém, hai vết đạn bắn, và vô số v·ết t·hương khác do v·a c·hạm, hoặc do mảnh lựu đạn.
Đều không trí mạng. Thậm chí hầu hết đã ngừng chảy máu. Gần 300 điểm thể chất không phải chỉ là một con số.
Dũng có thể di chuyển tự do, nhưng hắn vẫn nằm đó. Một phần là vì Dũng không dám chắc rằng kẻ địch đã rời đi, nhưng quan trọng hơn là vì hắn không muốn đứng lên. Dũng mệt.
Hắn nằm yên một chỗ, như một xác c·hết.
Không biết đã qua bao lâu. Vài ngày, cũng có thể là vài giờ. Phạm Tiến Dũng đứng dậy. Hắn bắt đầu đào hầm.
Đôi mắt Dũng tối tăm vô hồn, khuôn mặt hắn cũng lạnh băng. Chỉ có chân và tay là di chuyển theo bản năng. Phổi và họng Dũng khô khan, khó chịu như sắp vỡ ra.
Dưỡng khí trong hầm sắp hết rồi. Không có nước.
Đào hầm không dễ như những gì hắn hình dung. Đất mềm rắn lẫn lộn, cấu trúc hầm rất yếu, đặc biệt là sau v·ụ n·ổ lựu đạn. Dũng đã hai lần làm sập hầm, trên áo vào trong miệng hắn lúc này đầy đất và cát.
Dũng không dám đào lỗ đi lên giếng. Có giời mới biết lũ Pháp có cắt cử vài tiểu đội canh gác xung quang miệng giếng hay không. Bây giờ hắn chỉ là một xạ thủ không có súng cực kỳ vô dụng trước kẻ thù.
Phạm Tiến Dũng đào ngược về căn hầm cất rượu đã đổ nát. Sẽ không có một tên sĩ quan nào đề phòng thái quá đến mức ra lệnh phòng thủ một khu đổ nát.
Nếu có, vậy thì Dũng nhận mệnh.
Khi mũi xẻng công binh của Dũng phá đất trồi lên, bầu trời đã sập tối. Giữa khu đổ nát chỉ còn mùi két lẹt của vỏ cây cháy, cùng mùi khó chịu của kim loại hỏng nằm rải rác trên những bức tường đổ vỡ. Không có bóng người. Cả ta và địch. Vị trí này đã bị công phá rồi.
Dũng loạng choạng bước đi trên đường. Cây xẻng sắt treo bên hông, khẩu súng hết đạn bị vứt dưới lòng đất để thay bằng một thanh gỗ dài làm gậy. Dũng níu lấy cây gậy, chập chững lê từng bước trên con đường lạnh lẽo và vắng vẻ.
Xa xa, một vài tiếng súng trường vang lên liên hồi.
Dũng tránh những khu phố của tiếng súng. Hắn áp tai xuống đất, né đi cả những nơi có tiếng chân bước chạy qua, hoặc tiếng xe cơ giới. Trong phút giây, Dũng thực sự hòa mình vào đêm tối, cũng giống đêm khuya đầu tiên của cuộc kháng chiến toàn quốc. Không súng, không đạn, chỉ có bóng đêm làm lá chắn.
Phớt lờ những âm thanh khó chịu xung quanh, Dũng lang thang đi về phía trước. Hắn không biết mình nên đi đâu. Có lẽ hắn nên đi về khu cố thủ Liên khu I, nơi những người lính đại đội I tiểu đoàn 101 đã từng sát cánh với hắn trong trận phòng thủ Bưu điện đang đóng quân. Hoặc đi về phía Liên khu III, nơi có sự yểm trợ của đại bác pháo đài Láng. Dũng không biết. Hắn hình như đi lạc được rồi. Nhưng đôi chân mỏi mệt vẫn rảo bước đi, nhanh dần, trong khi một vài v·ết t·hương không được băng bó lại bắt đầu rách da, chảy máu.
Vài giọt máu nhỏ xuống đường.
Đau và xót. Rét và buốt. Cô độc đến xé lòng.
Dũng dự định đi vào một khu dân quân để hỏi đường. Đường phố Hà Nội một thế kỷ trước khác biệt quá, hắn đã hai lần đi ra cánh đồng.
Không có Xuân và những người khác, Dũng nhận ra mình nhỏ bé và yếu đuối đến nhường nào.
Có tiếng động lạ ở phía lùm cây. Phạm Tiến Dũng núp ở bở ruộng, giơ cây xẻng lên, đề phòng.
Một đám thanh niên, khoảng bảy, tám người, đang đè một người phụ nữ nhỏ bé, gầy gò xuống đất. Một tên bịt miệng, hai tên giữ tay. Dường như họ đang muốn trói cô gái lại. Ở gần đó, gánh cơm rơi xuống đất. Vài miếng thịt cùng cơm canh tung tóe ra, nằm dưới đất bẩn.
“Im miệng, không ông chém c·hết.”
Một gã thanh niên nghiến răng rít nhẹ. Cô gái vẫn vùng vẫy, lắc đầu liên hồi. Nhưng sức người phụ nữ không đấu lại lũ thanh niên.
Mà sức thanh niên thì không đấu lại một người chuyển sinh đang lạc đường.
Phạm Tiến Dũng đỡ cô gái dậy. Xung quanh hắn, lũ trai đã ngã xuống hết cả. Có vài tên gãy xương. Một tên bị xẻng đánh chảy máu đầu. Nhưng không ai c·hết. Dũng vẫn kiểm soát sức mạnh tương đối tốt. Hắn cởi áo bọn này ra, trói chúng lại rồi ném ra bờ ruộng. Ngày mai sẽ có dân quân ra bắt chúng nó.
Cô gái lúi hút nhặt những miếng cơm và thịt bị rơi ra, tẩn mẩn lau vào áo, rồi để vào một góc nồi
.
“Cô không sao chứ?”
“Vâng. Em cảm ơn anh. Anh là Vệ quốc đoàn ạ?”
Cô gái bám vào tay Dũng, để anh đỡ dậy. Cô giương đôi mắt trong suốt cảm kích nhìn anh. Dũng lắc đầu, nói hắn chỉ là dân quân, nhưng đi lạc.
Nhặt lấy gánh cơm đưa cho cô gái, Dũng định bụng chỉ hỏi đường đến Liên khu I rồi rời đi, nhưng lời nói tiếp theo của cô gái làm hắn dừng lại.
“Em tên là Thúy. Còn anh thì sao?”
Một thoáng trầm ngâm, Dũng lại đưa tay đỡ lấy gánh cơm, vác trên vai, có cái gì đó thôi thúc Dũng nhìn lên bầu trời. Giống như là tiếc nuối.
“Tôi tên là Dũng.”
“Tên của anh giống tên anh du kích bắn rơi máy bay ở Bưu điện ghê.”
Dũng im lặng, không nói gì. Một thoáng im lặng giữa hai người.
Hắn biết rằng người con gái này không phải cô ấy. Chỉ là Dũng muốn vơi đi chút ân hận muộn màng không cần thiết.
Hắn đi theo cô gái tên Thúy suốt con đường dài.
Chín giờ tối, tại một khu hẻm chưa b·ị b·ắn phá quá nhiều, mấy cô gái cầm kiếm Nhật đi tuần. Cô tiếp tế mọi hôm hôm nay đến muộn quá. Những người đàn bà sốt ruột đi vòng quanh. Bỗng một cô ả kêu lên.
„Thúy! Thúy kìa!“
Mấy cô gái chạy ra đón Thúy. Một cô gái nâng cánh tay gầy guộc của cô lên, xoa má cô.
„Sao hôm nay em đến muộn thế? Bị làm sao mà lại xước sát hết cả người thế này.“
Thúy cúi gằm mặt xuống, không biết nói gì. Cô gái ngây thơ vẫn cho rằng đám đàn ông vừa rồi là một lũ t·ội p·hạm lưu manh. Cô không hề nhận ra mình vừa thực sự phải đối mặt với cái gì. Nhưng Dũng, kẻ vừa bước ra khỏi đạn bom và tuyệt vọng, thì không muốn cô giữ lại chút u mê ấy.
„Cô ấy bị Việt gian b·ắt c·óc. Tuyến tiếp tế lộn xộn quá, bọn Việt gian chặn đường bắt g·iết người của ta gánh hàng từ ngoại thành, xong trà trộn vào lực lượng ta, chỉ điểm cho Pháp đến càn. Chỉ huy Liên khu của các cô có ở đây không, tôi cần báo cáo lại với anh ấy.“
Lúc này, những cô gái trẻ mới chú ý đến chàng trai gầy gò thân hình dong dỏng cao đang gánh cơm. Một cô gái soi đuốc đến gần Dũng. Gương mặt góc cạnh có v·ết t·hương của hắn hiện ra dưới ánh lửa. Trên áo, máu vẫn đang thấm ra, đặc biệt là từ v·ết t·hương sau lưng.
„Anh b·ị t·hương rồi. Bỏ gánh cơm xuống để bọn em gọi quân y đến.“
„Chỉ là v·ết t·hương ngoài da thôi. Thủ trường của các cô còn ở trong chiến khu không?“
Dũng lắc đầu đầy kiên nghị. Đôi mắt đen sâu thằm của hắn vẫn nhìn xa xăm về phía đám người.
„Anh Tần (chỉ huy Liên khu) đang hỗ trợ mọi người dựng chiến lũy. Anh là bộ đội à?“
Những người phụ nữ tỏ ra sốt sắng, nhưng cũng chưa vội vàng đưa hắn vào gặp chỉ huy Liên khu II. Một cô gái có mái tóc cháy sém đến gần Dũng, yêu cầu hắn xuất trình giấy tờ q·uân đ·ội. Dũng lắc đầu.
„Tôi không phải là bộ đội. Tên tôi là Phạm Tiến Dũng.“