Chương 1: Toàn quốc kháng chiến
Phạm Tiến Dũng đang ngồi vót tre.
Kể từ khi rời làng quê lên thành phố học đại học, đã không biết bao nhiêu năm rồi hắn mới làm lại công việc nhàm chán này.
Bên cạnh Dũng, các thanh niên nam nữ đập bàn phá ghế, lấy miếng gạch, gậy sắt đục thủng các bờ tường, một gã cởi trần ngồi trên đống gạch đá vỡ, mài sắc nhọn chiếc mã tấu dài quằm, hoen gỉ. Sau lưng gã, mấy người đàn bà thu gom những thứ v·ũ k·hí thô sơ như giáo mác, cung tên tre, gậy tầm vông, để vào góc tường.
Phạm Tiến Dũng vót nhọn cây gậy tầm vông thứ 99, ném bừa xuống một góc sàn. Chiếc đồng hồ cũ xin từ ngôi chùa cách hai dãy số, kim ngắn đã đánh sát số tám. Hắn đã không còn đủ thời gian để sắp xếp lại đống hổ lốn của mình.
“Tích… Tích… Tích…”
Âm thanh điện tử vang đều trong đầu thúc dục đôi tay mỏi mệt đầy xước sẹo của cậu trai trẻ nhanh hơn nữa. Những người xung quanh nhìn Dũng đầy ái ngại, nhưng cuối cùng, chẳng ai nói gì. Ai cũng căng thẳng.
“Tích… Tích… Hoàn thành nhiệm vụ ‘Vót 100 cây gậy tầm vông’ người chuyển sinh nhận được phần thưởng ’30 giây gia tốc gấp 5 lần’x3, có thể sử dụng bằng cách hô lên ‘Gia tốc!’
Thở dài, Phạm Tiến Dũng đặt cây gậy cuối cùng xuống, xoa đôi bàn tay mỏi nhừ.
Phạm Tiến Dũng không phải người thời đại này.
Hắn nguyên là một người làm công ăn lương bình thường của thế kỷ 21, chỉ vì ham lợi ích nhỏ, đứng xếp hàng sáu tiếng đồng hồ để tiêm thử nghiệm vắc xin chữa bệnh của Hoa Kỳ.
Nếu chỉ tiêm một lần thì không sao, nhưng Phạm Tiến Dũng từ khi sinh ra đã bị thầy bói phán là rồng phượng trong loài người, hắn không biết vắc xin nước nào là hiệu quả nhất, nên trước đó dùng căn cước của người khác để tiêm đủ 4 mũi của Anh, Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
Tiêm đủ năm mũi ngày thứ nhất, một âm thanh thần bí hỏi Phạm Tiến Dũng rằng hắn có muốn đi tìm ý nghĩa cuộc sống không?
Phạm Tiến Dũng bảo không.
Thế là hắn chuyển sinh rồi, xuyên về thời đại con người ta không tìm ý nghĩa của cuộc sống.
Vì lũ giặc ngoại xâm không cho người dân ngóc đầu lên làm người.
Chính xác, Phạm Tiến Dũng xuyên về năm 1946 rồi, cái thời kỳ mà 99% người dân mù chữ, dân tộc Việt Nam vừa thoát khỏi n·ạn đ·ói, bè lũ thực dân đang lăm lăm cây súng chĩa vào nước Nam.
Giống như bao kẻ chuyển sinh khác, Phạm Tiến Dũng cũng sở hữu phần mềm hack, đại khái là một cái hệ thống cung cấp nhiệm vụ. Xuyên không được ba ngày, hệ thống kẹt sỉ chỉ cho hắn đúng một nhiệm vụ, nhưng may là phần thưởng đủ dùng.
Ghé vào một góc không ai để ý, Phạm Tiến Dũng khẽ hô nhẹ hệ thống.
“Hệ thống chuyển sinh ngày 19/12/1946, 19:49
Người chuyển sinh: Phạm Tiến Dũng
Bí danh: Chưa có
Vai trò: Dân quân du kích, đội c·ướp v·ũ k·hí
Kỹ năng: Chưa có
Vũ khí: Gậy tầm vông x 3, Cocktail Molotov x 1
Vật phẩm: Thẻ gia tốc 30s x 3
Nhiệm vụ chuyển sinh: Sống đến ngày đất nước hoàn toàn hòa bình (7/9/1991) – Chưa hoàn thành
Nhiệm vụ chính tuyến: Vót 100 cây gậy tầm vông ‘hoàn thành’
Nhiệm vụ chính tuyến: C·ướp được một cây súng – Chưa hoàn thành
Tuổi: 18 (Tuổi trước khi chuyển sinh: 39)
Chiều cao: 157 cm
Cân nặng: 55 kg
Sức mạnh: 58
Tốc độ: 12”
Nhìn về bảng đồng hồ điện tử trong suốt của hệ thống, Phạm Tiến Dũng lại thở dài một lần nữa.
Dũng không phải là kẻ đam mê lịch sử, nhưng hắn vẫn nhớ rằng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến xảy ra hai ngày sau khi thực dân Pháp t·hảm s·át người dân phố Hàng Bún.
Hai ngày trước, máu đã chảy ở phố Hàng Bún – ngõ Yên Ninh. Hơn hai mươi người dân đ·ã c·hết.
Những thanh niên du kích trong ngôi nhà cũ lục tục đem gậy tầm vông chia cho các căn cứ khác. Gã đàn ông cởi trần, gã tên là Xuân, trước đây chạy xe chở gạo cho Pháp. Nạn đói xảy ra, gã đi theo cán bộ Việt Minh, hô hào bà con phá kho thóc Nhật. Xuân từng dùng gậy gỗ đụng độ với một tên lính Nhật cầm kiếm dài tại kho thóc gần Bắc bộ phủ, hắn ăn trọn một đường kiếm từ ngực xuống bụng, may mà không c·hết. Tên lính Nhật nghe nói sau đó xô xát với q·uân đ·ội Tưởng Giới Thạch, c·hết rồi.
Xuân to con, giỏi võ, được mọi người yêu mến. Cây mã tấu duy nhất của đội du kích, mọi người cũng giao cho gã. Dũng cần cù, lại thêm hệ thống hỗ trợ, miễn cưỡng trở thành đội phó đội du kích, cầm theo một chai b·om x·ăng.
Năm 1946, v·ũ k·hí khan hiếm lắm.
Toàn thủ đô chỉ có khoảng 2500 quân chính quy, du kích 8000 người. Vũ khí nóng giao hết cho bộ đội, ấy thế mà vẫn phải 2 người một súng. Hỏa lực cao thì càng ít hơn, trung liên 3 khẩu, đại liên một khẩu duy nhất, súng bắn tăng chỉ có một khẩu không giật nòng 60 giao cho Vệ quốc quân. Lựu đạn thì 10 người một quả, Xuân khéo mồm, xin được thêm một quả nữa thành hai. Các đơn vị du kích khác có gì dùng ấy, chủ yếu cũng như Dũng, vót gậy tre làm v·ũ k·hí lạnh. Nhiều đội đến lựu đạn cũng không có mà dùng.
Ngoài ra, đến từ tương lai, Dũng biết q·uân đ·ội còn sở hữu gần một trăm quả bom ba càng. Nếu sử dụng với thẻ gia tốc, hắn tự tin có thể thổi bay cả trung đoàn địch.
(Theo đúng lịch sử, bộ đội Việt Minh trung bình 2 người một quả lựu đạn, 5 người 3 khẩu súng, dân quân tự vệ không có súng, chỉ chiến đấu với giặc bằng v·ũ k·hí lạnh, trừ khi c·ướp được v·ũ k·hí giặc.)
Kim đồng hồ chỉ dần về số 8, hệ thống cũng bắt đầu đếm ngược 3600 giây. Dường như có sự chênh lệch về thời gian, nhưng tim Dũng lúc này đập binh binh như pháo đất, hắn chẳng thể tỉnh táo nghĩ về điều này.
Đúng 8 giờ, tiếng loa phát thanh vang lên xóa vọt màn đêm tối. Một âm thanh rắn rỏi, chắc khỏe, không chút lo sợ lan ra từng ngóc ngách của thủ đô ngàn năm văn hiến.
"Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Xin trân trọng mời đồng bào cả nước nghe lời Hồ Chủ tịch".
Đồng hồ hệ thống vẫn đếm ngược 180… 179…178…
Phạm Tiến Dũng khẽ rùng mình một cái, tay hắn tham lam vồ lấy cây gậy tầm vông còn ướt mồ hôi của mình, tay còn lại nắm chặt chai b·om x·ăng.
Dũng nhớ ra con số chênh lệch này có ý nghĩa gì. Một bộ phim mà hắn từng xem ngày bé từng nói về điều này.
20 giờ, 3 phút, điện trong thành phố vụt tắt. Ở pháo đài Láng, tiếng đại bác vọng ra, to, rõ, mạnh mẽ và hào hùng.
Toàn quốc kháng chiến, nổ ra!
(Lần đầu tiên viết truyện lịch sử, chắc chắn sẽ có sai sót. Nếu độc giả tìm thấy các sai lầm trong tư liệu, xin để lại góp ý. Truyện thể loại tiểu thuyết giả tưởng nhiệt huyết, nhân vật chính có hack, nhưng thời kỳ đầu vẫn sẽ rất khó khăn, vì trước năm 1950, điều kiện của Vệ quốc quân Việt Nam vẫn còn yếu, một chiến sĩ dù xuất sắc đến đâu cũng không thể thay đổi cả một chiến dịch.)