Cuộc sống sau này Thượng Quan Thấu bị Tuyết Chi ‘hầu hạ’ thật là thảm. Sau một ngày Tuyết Chi oanh tạc bằng mật ngọt, việc có thể chịu được so với tính nóng nảy của Tuyết Chi lúc xưa, hoàn toàn là nói dối.
Lúc Tuyết Chi còn ở Trọng Hỏa Cung, tình tình giống hệt Chu Sa lúc trẻ, nhưng bây giờ lại không giống với Chu Sa, thậm chí còn truyền cho Tuyết Chi “Bí kíp nữ nhân”. Trong đó, điều đầu tiên là ôn nhu. Chu Sa nói nữ nhân có thể có mắt nhỏ, ngực nhỏ, nhưng nhất định phải dịu dàng, còn nói Thiếu cung chủ nàng cái gì cũng có, chỉ không có dịu dàng thôi, chỉ cần dịu dàng một chút thôi cũng được. Tuyết Chi nhớ kỹ trong lòng, nhưng lúc nóng giận lên, không ai có thể khống chế được.
Từ khi nhìn thấy “Sự thật” về Thượng Quan Thấu, Tuyết Chi thấy hắn liền giận, hắn làm sai một chút liền không nhịn được mà cằn nhằn vài câu. Nếu Thượng Quan Thấu biểu hiện không vui một chút, núi lửa của nàng lập tức nổ mạnh. Nàng vốn không muốn vậy, nhưng tự mình lại càng thêm xúc động, cuộc sống gia đình tạm thời cũng không suôn sẻ lắm.
Nháy mắt đã đến tháng Tư, Binh khí phổ ở Thiếu Lâm sắp tổ chức, hồn Tuyết Chi đang bay đến thế giới khác, cũng bị đại hội Binh khí phổ kéo lại.
Cả võ lâm bắt đầu rục rịt, đám người Tuyết Chi cũng chuận bị sẵn sàng đến Thiếu Lâm. Thiếu Lâm Tự nằm ở trung tâm núi Cửu Liên, địa thế hiểm trở, dễ thủ khó công, là chỗ lý tưởng để luyện võ. Xung quanh chùa cây cối rậm rạp, nền tảng rộng lớn, trông vô cùng khí thế, nhất là đến đại hội Binh khí phổ, càng thể hiện lịch sử lâu đời và phong thái “Thái Sơn Bắc Đẩu” của Thiếu Lâm tự. Phương trượng Thiếu Lâm – Thích Viêm là vị trụ trì trẻ tuổi nhất trong lịch sử, râu cũng đen láy, ngược lại hoàn toàn hình tượng truyền thống của các vị phương trượng đời trước, có tinh thần trọng nghĩa như Hoa đại hiệp. Mặc dù cũng có tranh luận, nhưng nói chung tiếng lành đồn xa, người người tôn sùng.
Anh hùng đại hội là nơi cá nhân các võ lâm nhân sĩ tỷ thí với nhau, còn đại hội Binh khí phổ là nơi giành vinh dự cho môn phái mình. Tuy trong giang hồ không có phân chia thứ bậc của các môn phái rõ ràng, nhưng để xem xét một môn phái mạnh hay yếu, họ đều thông qua Binh khí phổ mà chọn. Do đó, người đến tham gia đại hội, người đến xem vui đông như trẩy hội. Đại hội chia làm hai bảng, một là Binh khí bảng, hai là bí kíp bảng. Ở bảng binh khí, trong ba năm, môn phái nào khiêu chiến nhưng không có ai ứng chiến thì tự động thay đổi, còn bí kíp bảng thì năm năm.
Tuy Đại hội này là do Thiếu Lâm tổ chức, nhưng phân định thắng thua rất không ‘nhân từ’. Ở sau mỏn đá khắc chữ “Nam Thiếu Lâm Tự” có một quảng trường lớn. Giữa quảng trường là một lôi đài cao ngang bằng với các nóc chùa khác, khinh công yếu thì không thể lên nổi. Vì vậy, việc phân định thắng bại dựa trên hai cách: một là đối thủ mất khả năng chiến đấu, hai là nhận thua, ba là rớt xuống lôi đài.
Vì một môn phái có thể khiêu chiến bao nhiêu lần cũng được, nên các đệ tử trong phái không dám manh động, chỉ đến làm màu. Đại loại là bị đối phương đánh bị thương hoặc trúng yếu huyệt thì sẽ thua. Cho nên, trận đầu tiên thường là chưởng môn thi đấu. Vì bị ảnh hưởng bởi đại hội Binh khí phổ này, nên các nhân tài kiệt xuất thường chỉ có các chưởng môn các phái.
Lúc này, Tuyết Chi đang đứng trước binh khí bảng đỏ thẫm của Hoa Sơn năm ngoái.