Nguyệt Minh Thiên Lý

Chương 197: Nt9






Đàm Ma La Già tự mình chăm sóc, hạt sen lứa đầu nảy mầm dài lá.

Cuối thu, ngoài hành lang cong vẫn một ao xanh biếc. 

Nước ao tĩnh lặng, ráng chiều chiếu thấu, dưới đáy ao bóng hình từng con cá lộng lẫy bơi đuổi bắt nhau trong nước, gió mát phất qua, chuông gió kêu linh đinh.

Cửa sổ nửa mở, hoa cỏ trồng dưới hiên được nước suối dẫn vào tưới nhuần, ngoài kia sa mạc cỏ hoang um tùm, trong đình vẫn cây trái sum suê, cành lá dày rậm.

Sâu trong hành lang truyền đến tiếng cười nói, mượt mà êm ái, như giọt sương nhấp nhô trên lá sen.

Đàm Ma La Già từ trong chồng sách kinh ngẩng đầu, ánh nhìn vượt qua đám lá sen xanh rì chen chen chúc chúc, trong hành lang cong bóng cây và hoa lá dưới nắng chiều đan nhau đổ xuống, một bóng người xinh đẹp trong ánh nắng ấm áp chậm rãi đến gần.

Nàng vừa đi vừa nói nhỏ với người bên cạnh, màu nắng rực rỡ phủ cả người, thi thoảng tươi sáng cười một tiếng, hoa lá đầy vườn đều mất đi nhan sắc.

Hương hoa từ từ đến, thơm ngào ngạt.

Tiếng cười càng lúc càng gần, nàng phất tay bảo tất cả tôi tớ thị nữ lui ra, đi vào trong điện, đến sau lưng Đàm Ma La Già, đong đưa như muốn ngã, lụa trắng kết hoa trân châu phớt qua thảm nỉ, sột soạt. 

Đàm Ma La Già đang đọc quyển kinh mở ra trước mặt. 

Sau phút chốc, trên lưng ấm áp.

Nàng vẫn như thường ngày, giương cánh tay nằm trên lưng chàng, tròn trịa mềm mại tựa vào chàng, đôi môi mềm hôn lên gáy chàng, “Đang xem gì thế ạ?”

Hôm nay trên người nàng không chỉ có mùi hoa triền miên, còn có mùi rượu phảng phất.

Nàng tham gia một buổi yến hội.

Ở Vương Đình, gần như mỗi nhà đều cất rượu. Rượu nho rất dễ biến chất, chỉ có rượu nho cất vào mùa đông mới có thể cất giữ mười năm không hư, hương vị cũng càng thuần hậu cay nồng, nên mỗi nhà đều ướp lạnh rượu mùa đông. Hàng năm trước khi đông về, dân chúng tổ chức một buổi tiệc rượu lạnh, nhà nhà dâng quà lễ là rượu nho tốt nhất, khẩn cầu năm sau cả người lẫn vật thịnh vượng, vạn sự hanh thông.

Dao Anh mang đến cho các Châu lượng hạt giống cây giống chủng loại phong phú, một lượng lớn nông quan thủy lợi, thợ thủ công tinh thông việc nông, vừa thắng trận đã khua chiêng gõ trống sắp xếp Tây quân trợ giúp dân lành khai hoang trồng trọt, đào xây cống rãnh, cổ vũ thương nhân mua bán, phái kỵ binh gìn giữ con đường giao thương, giảm miễn thuế má, chư châu vui vẻ phồn vinh.

Trở thành Vương Hậu Vương Đình đến nay, nàng cũng mang theo không ít sách nông nghiệp đến Thánh Thành, mời các sư phiên dịch, dạy cho người Vương Đình loại cây ăn quả bản địa thích hợp sinh trưởng. Dân chúng cảm niệm ơn đức nàng, khẩn cầu nàng có mặt yến hội năm nay, nhấm nháp rượu Vương Đình ngon nhất, dẫn đầu họ hướng Thần cầu phúc.

Hôm nay Dao Anh uống mấy chén, trên đường về đã uống canh giải rượu, chếnh choáng đã tiêu bớt, người tỉnh táo lại, có điều vẫn hơi đầu nặng chân nhẹ, như giẫm trên sàn bông, mềm mềm dán lên người Đàm Ma La Già rờ rờ.

Cổ họng Đàm Ma La Già siết chặt, ngước mắt.

Dao Anh mỉm cười, hai gò má ửng nhẹ một vòng hoa đào, đôi mắt sáng như rửa qua nước, sóng mắt sóng sánh long lanh, khóe mắt ửng đỏ, linh hoạt mà quyến rũ.

Chàng không mở miệng, nàng dứt khoát ghé vào lưng chàng, đưa tay lật sách chàng xem.

“Mang từ Trường An về ạ?”

Chàng gật đầu.

Đạo Phật Thiên Trúc dần suy sụp, ở Trung Nguyên lại phát triển mạnh mẽ, chàng mang từ Trung Nguyên về không ít điển tịch tiếng Hán, cho các sư trong chùa phiên dịch, đạo Phật vốn từ Tây Vực truyền vào Trung Nguyên, sau này đạo Phật Trung Nguyên rất có thể ảnh hưởng ngược lại Tây Vực.

Dao Anh liếc qua mấy câu kinh Phật chàng dịch, nói: “Phật tâm kiến tính, người người đều có thể thành Phật. Đạo Phật ở Trung Nguyên dung hòa với luân thường thế tục, càng thông tục càng dễ được dân chúng tiếp nhận, truyền bá cũng sẽ càng rộng.”

La Già nói: “Các vị sư Trung Nguyên truyền kinh, thường là lấy tự ngộ thành Phật để dẫn dắt người hướng Phật.”

Dao Anh gật đầu, nói: “Giác ngộ thành Phật nếu so với khổ tu, thiền định hẳn nhẹ nhàng hơn nhiều, phần lớn các sư Thiên Trúc xuất thân từ Bà La Môn, họ tôn sùng khổ tu, khất thực không thể hấp dẫn tín đồ phổ thông.”

“Như thế nào là bản tính? Như thế nào là Phật?”

Cằm Dao Anh gối trên vai chàng, cười không nói.

La Già nghiêng đầu nhìn nàng: “Sao không nói nữa?”

Môi Dao Anh nở một nụ kiều diễm: “Em không muốn biện kinh với chàng, biện sao lại chàng.” Mấy hôm trước lỡ cùng chàng biện kinh, bị chàng vòng vào vài câu, phải lật sách rất lâu mới nghĩ ra một câu phản bác, sau này chẳng tiếp tục biện Phật với chàng chi nữa.

*Mai: tham khảo Tâm tính luận.

Nàng kéo búi tóc, trong tóc chỉ cài một nhánh trâm hoa bằng bạc mạ vàng khảm san hô, buộc lại lụa cột tóc, ngoài ra, trên mái tóc đen như nhánh* không trang trí châu ngọc trâm vòng gì khác, y phục trên người cũng không xa hoa, mặc một bộ sa mỏng màu trắng, quần váy đơn, nhưng chỉ một cái nhăn mày một nụ cười tỏa sáng trên mặt, ý vị lưu chuyển, đậm vẻ ung dung rực rỡ tự có không tả thành lời.

*tui thấy QT chuyển là đen như quạ. 

Trong tay La Già còn cầm bút, kìm lòng không đặng ngẩng lên, ngậm lấy môi son nàng.

Nàng cười khẽ, đầu lưỡi nghịch ngợm thăm dò.

Sắc mắt chàng sâu hơn, chăm chú cuốn lấy, nàng e lệ rụt về, chờ chàng đuổi theo, nàng lại cười nhẹ nhàng cắn một tí, nhoi nhói tê dại khiến mùi thơm của nàng càng thêm nồng đậm, chàng siết chặt lấy, giữ lấy eo của nàng, không cho phép nàng lùi đi.

Sa mỏng trên người nàng và áo tăng chàng quấn lấy nhau.

Ngoài cửa sổ lá sen rì rào nhẹ dắt.

Người Dao Anh mềm mại, cứ thế đi xuống, Đàm Ma La Già đặt bút, đưa tay ôm lấy nàng, nàng thuận thế ngồi vào trên đùi chàng, mặt đối mặt, áo váy áo tăng rơi xuống.

Nhìn từ bên ngoài, y phục trên người cả hai chỉnh tề. Chỉ có Dao Anh mới cảm nhận được Đàm Ma La Già đã cứng người.

Nàng ôm hôn chàng, “Không được nhúc nhích.”

Đàm Ma La Già không chớp mắt ngắm nhìn nàng.

Dao Anh giật lụa buộc tóc xuống, từng vòng lại từng vòng trói chặt hai tay chàng, đong đưa eo, tay từ vạt áo chàng chui vào, không nhẹ không nặng khẽ vuốt ve, trong cái nhìn chăm chú yên tĩnh của chàng từ từ thả lỏng người.

Trong phút chốc nàng không cách nào thích ứng, ngẩng lên. Ánh mắt La Già nặng nề, khóa chặt trên mặt nàng, mày nhíu chặt, vẻ mặt chịu đựng, sâu trong đôi mắt xanh như có lửa rực cháy.

Sắc trời dần tối, trước cửa sổ bóng cây chao động.

Hoa sen mở cánh hoa, từng chút từng tí bao bọc lấy chàng.

Gió đêm u u thổi, lá sen một ao lớp lớp chập chờn, kích thích sóng nước xanh dập dềnh, bỗng một trận gió mạnh đánh tới, lá sen mỏng manh chao đảo, như chịu không xiết, giây lát, mâm sen bị gió ép đến cong, vẩy xuống một chùm sương óng ánh.

Trong điện, Dao Anh búi tóc lỏng lẻo xộc xệch, mặt đỏ ửng, cây trâm hoa sắp muốn rơi, chuỗi ngọc san hô vương trong tóc, nhẹ nhàng lay động, cặp mày nhíu lại, lã chã chực khóc.

Rõ ràng là nàng nắm thế chủ động, chỉ chốc lát đã không chịu nổi.

Nàng không khống chế được siết căng thẳng cả người, ngã oặt vào lòng La Già.

Chàng sớm đã mồ hôi đầm đìa, đôi mắt xanh trong lạnh trầm tĩnh hòa quyện với vẻ sắc dục nguyên thủy nhất trên mặt, dễ dàng tháo dây lụa trên tay, siết giữ lấy vòng eo mềm mại mới vừa uốn éo, hôn lên tóc ướt mồ hôi nàng, khẩy ra lớp y phục trên người, ôm nàng trở mình.

Lá sen rung rinh trong gió.



Họ mới cưới, gần như ngày ngày đều dính một chỗ. Một đêm triền miên, hôm sau, lưng Dao Anh vừa mỏi vừa đau, mới đi mấy bước đã chống eo hít một hơi.

Sau lưng nhẹ vang tiếng bước chân, Đàm Ma La Già đi tới, bàn tay dán lên lưng nàng nhẹ nhàng vuốt ve.

Dao Anh quay lại nhìn khuôn mặt trầm tĩnh uy nghiêm của chàng, kiễng chân hôn chàng. Chàng lập tức cúi xuống, hôn sâu lấy nụ hôn này, mi mắt rung động như say mê chìm vào đó.

Dao Anh cười khì, nhẹ nhàng cắn một cái.

Đầu lưỡi La Già nhoi nhói, không buông miệng, tay phải ôm giữ chặt gáy nàng, tiếp tục hôn, từ dịu dàng chuyển thành triền miên, không cho phép nàng lui nửa phần.

Đến khi rời môi, tim Dao Anh đập như trống chầu, thở dốc rất lâu mới bình phục lại.

“Đầu năm em sẽ về.” Nàng nhón chân lên hôn mấy lần trên mặt chàng. 

Đàm Ma La Già ngó nàng không nói. Nàng muốn về Tây Châu ở một tháng, hành trình đã định từ sớm.

Dao Anh bưng lấy mặt La Già, nghiêm túc nói: “Lang quân, nhớ viết thư cho em đó.”

Người muốn rời khỏi là nàng, lại dặn dò chàng nhớ viết thư. Đàm Ma La Già không còn cách nào giữ lại, đưa tay vén mấy sợi tóc cạnh gò má nàng, trầm giọng nói: “Về sớm một chút.”

Dao Anh vang dội dạ đáp, “Mấy hôm em về liền.”

Đàm Ma La Già nhẹ nhàng trả lời, tay giữ lưng nàng, thật lâu không buông.

Từ đầu đến chân đều lộ ra một sức lực không đừng được.

Dao Anh cũng không nỡ đi, lưu luyến không rời trong chốc lát, quyết tâm đẩy chàng ra, “Em đi đây, đừng tiễn em.”

Nàng ra cửa điện, vòng qua hành lang, khóe mắt liếc qua ao lá sen, dừng bước quay đầu lại.

Phía trước cửa sổ một bóng dáng mạnh mẽ rắn rỏi, màn nỉ nửa cuốn, chàng đứng bên cửa sổ thẳng tắp nhìn nàng.

Lòng Dao Anh khẩn trương, rất muốn nói với bọn Tạ Thanh rằng nàng không đi nữa, sang năm hãy về Tây Châu.

Bước chân vừa vặn thăm dò bước ra, nàng ép mình tỉnh táo lại, lắc lắc đầu, phất tay với La Già, kiên quyết tàn nhẫn xoay người rời đi.

Đàm Ma La Già ngưng mắt nhìn đến cuối hành lang, cụp mắt. 

Ánh nắng đầy đất, nàng đã đi rồi.



Hôm sau, Đàm Ma La Già mở mắt, bên gối trống rỗng.

Chàng ngây ra một lúc, dậy xử lý công vụ, rất nhanh xử lý xong việc quan trọng trong ngày. 

Trong điện tĩnh mịch im ắng. Từ khi nàng đi, xung quanh càng thêm trống vắng, đến cả sen mọc trong ao cũng không bừng bừng sức sống bằng hôm qua.

Chàng tiếp kiến đại thần tù trưởng, ban chính lệnh, triệu tập các sư, hỏi việc dịch kinh và cải cách trong chùa, chỉ điểm mấy câu, bận rộn đến màn đêm buông xuống.

Duyên Giác đưa tới một đống tấu chương chờ phê duyệt, Vương Hậu về ngoại, Vương có thể tập trung tinh lực xử lý mớ việc vặt đọng lại này.

Đàm Ma La Già cầm đèn soi phê duyệt tấu chương, ánh nến chiếu trên người chàng, đổ chiếc bóng thật dài xuống mặt đất.

Chàng quay lại, trên chiếc bàn nhỏ Dao Anh vẫn dùng ngăn ngăn nắp nắp.

Nếu có nàng ở đây, chiếc bàn nhỏ vĩnh viễn sẽ chẳng tề chỉnh, đôi khi là mấy quyển sách úp ngược, hoặc là giấy bút bày ra quên cất.

Bàn sách của họ mới đầu xếp cạnh nhau, không cần ngẩng lên chàng cũng thấy được nàng ngồi bên cạnh, nhìn tí đã dễ dàng thất thần, hoặc dấy lên chuyện khác. Nàng mới bảo người dời bàn đi để họ đâu lưng vào nhau, cả hai mới có thể chuyên tâm bận rộn việc riêng mình. Khi nào muốn hỏi gì, hay lúc mệt mỏi, chỉ cần ngửa mặt lên cả người dựa vào lưng chàng.

Không biết đêm nay nàng nghỉ lại ở đâu nhỉ, ban ngày đi đường có cực không. Đêm qua chàng hẳn nên kiềm chế chút, nhưng vì biết hôm nay nàng phải đi, muốn giữ người lại, nhịn không được hung ác giày vò.

Một tháng.

Đến khi nàng về, trước đình hẳn tuyết đã dày vài thước rồi. 

Đàm Ma La Già thu lại tinh thần, cúi đầu tiếp tục chỉnh lý tấu chương, đều là những việc nhỏ nhặt lâu năm chỉnh lại thành điều lệ mới.

Nghe tiếng bước chân trước cửa, Duyên Giác cầm một phong thư vào: “Vương, tùy tùng của Vương Hậu đưa tới.”

Sao vừa đi đã đưa thư về, xảy ra chuyện gì à?

Đàm Ma La Già nhíu mày, nhận tin mở ra.

Trong phong thư kẹp một sợi lụa buộc tóc mùi thơm ngọt ngào rơi ra, rớt vào lòng bàn tay chàng.

Sợi lụa này, chính là hôm qua nàng dùng để trói chặt hai tay chàng, không cho phép động đậy, rồi sau chàng dùng để bịt mắt nàng, nàng khóc không thành tiếng, tay móc trên bả vai chàng, muốn chàng chậm một chút.

Đàm Ma La Già nắm chặt tơ lụa, mở giấy viết thư.

Trên giấy chỉ có một câu.

Pháp sư, rất nhớ chàng.

Đàm Ma La Già ngẩng lên, nhìn ra bầu trời đêm tối thui xa xa ngoài cửa sổ. 

Bảo Duyên Giác: “Cậu xuất phát đi Tây Châu, đón Vương Hậu về.”

Duyên Giác ngu luôn, hôm nay Vương Hậu mới đi, một tháng mới về, không phải mới đó cậu đã phải chuẩn bị đón Vương Hậu chứ.

“Lên đường bây giờ.” Đàm Ma La Già nói, cấm cãi.

Vương nói gì cũng đúng. Duyên Giác không dám phản bác, ngơ ngác đáp, cáo lui, gom hành lý, thẳng đến Tây Châu.