Nguyệt Minh Thiên Lý - La Thanh Mai

Chương 59




Việc các sư ở Phật Tự tranh luận Tâm kinh là thật hay giả không ảnh hưởng đến Dao Anh, có điều nàng cảm giác họ vẫn bí mật bàn tán mà không cãi nhau trước đám đông thôi. Bát Nhã Duyên Giác cũng bị kéo vào, Dao Anh nhiều lần bắt gặp cả hai tức giận, như vừa tranh chấp với mấy người khác.



Nàng là người ngoài, không tiện hỏi thăm việc chùa, liền về viện tử vùi đầu vào bận rộn riêng mình.



Lão Tề sau khi được nàng căn dặn đã nhận các cô gái người Hồ đến xin ở, đổi được một lượng trái cây, ngựa con chỗ Khang Đại, Khang Đại nói gã không có nho đen trân châu, vì nho này vị chua, hơi đắng, hạt tròn nhỏ, là chủng loại không được ưa chuộng, khó thấy ở Tây Vực.



Dao Anh sai Tạ Bằng truyền lời, bảo ông nghĩ cách dụ mấy nhà buôn người Hồ đi Cao Xương kiếm nho trân châu đen, loại này lúc chín đúng là không ngọt đậm như nho khác nhưng rất thích hợp dùng để cất rượu.



Thời tiết ngày càng nóng bức, trái cây bội thu, Dao Anh và thân binh ngày ngày được ăn nhiều trái cây mới mẻ, ở Trung Nguyên chỉ có ở cung yến Hoàng gia mới có thể thấy dưa Hồ, ở đây chỗ nào cũng có, cảm tạ trời cho bữa ăn, bụng lộn xộn mất mấy ngày.



Hôm nay, thân binh của A Sử Na Tất Sa cưỡi ngựa về báo tin, Tất Sa muốn hoãn mấy ngày mới về, Hải Đô A Lăng quá giảo hoạt, anh không tìm được cơ hội ra tay, không cam tâm trở về tay không.



Duyên Giác nói, trời quá nóng, giờ không phải là lúc thích hợp để đi đường, đợi Tất Sa về vừa vặn trời chuyển lạnh, khi đó đi sứ Cao Xương, đỡ chịu vất vả.



Dao Anh xem thời gian, thành thạo gói thêm mấy món áo quần da dày. Dù ban ngày trời rất nóng, nhưng không giống cái oi bức ẩm ướt ở Kinh Nam, chỉ cần trốn vào phòng hay dưới bóng cây đã rất mát mẻ, đêm lại rất lạnh, trời nóng bức đến tối khi chìm vào giấc ngủ cũng phải đắp chăn lông.



Hiện giờ cạnh nàng chỉ có thân binh, một đám đàn ông bỗ bã, Tạ Thanh cũng không phải thị nữ, nàng tự mình chăm sóc sinh hoạt thường ngày, chuẩn bị vật dụng tùy thân kỹ càng, khỏi có sự cố khi lên đường.



Liên tiếp bận rộn mấy ngày, Dao Anh nhớ đến một việc, hôm nay tảo khóa xong, thăm dò được Duyên Giác đang ở chủ điện, tới tìm cậu.



Cận vệ biết thân phận nàng, dẫn nàng vào trong, lúc này sau tường có tiếng la hét ầm ĩ.



Dao Anh đi đến thăm dò.



Bát Nhã đang đứng trong sân đình cãi nhau với mấy sư, nắng trên đỉnh đầu rất độc, muốn hoa cả mắt, cả đám đứng giữa nắng chang chang cãi nhau mặt đỏ đến mang tai, đầu đầy mồ hôi, nước miếng văng tung tóe, thỉnh thoảng lôi kéo xô đẩy đối phương.



Dao Anh tránh sang bên trong hành lang, thập thò nhìn.



Lần đầu thấy các sư cãi nhau nàng còn rất kinh ngạc, vì các sư Trung Nguyên thường sẽ không vì tranh luận mà kích động đến thô lỗ đến thế, Vương Đình không giống, khi bắt đầu cãi cọ họ vô cùng hăng máu, không chỉ dùng từ ngữ chế nhạo đối phương, còn lôi kéo cấu xé nữa.



Bát Nhã há miệng khổ sở đối phó bốn người, ầm ĩ một lát bị thua, nhưng cứng cổ không chịu cúi đầu, gấp gáp đỏ ngầu cả mắt.



Bên kia hành lang vang tiếng bước chân, Duyên Giác đi tới, nhìn thấy tình cảnh, nhẹ giọng quát lớn Bát Nhã bảo cậu nhận thua.



Bát Nhã buồn bực không nói.



Thấy giằng co căng thẳng, Dao Anh ho khan mấy tiếng, chậm rãi bước thong thả ra hành lang râm mát, mỉm cười nhìn cả đám: “Nắng nóng khó nhịn, mát mẻ khó được.”



Hai chữ mát mẻ thâm ý sâu sắc, mấy vị sư giật mình, chắp tay chào nàng đi thẳng. Bát Nhã trừng mắt theo bóng lưng các sư, đầy tức giận.



Duyên Giác chắp tay cảm ơn Dao Anh, Dao Anh phất tay ra hiệu không có gì, quét mắt nhìn Bát Nhã một vòng: “Cậu biết cãi không lại sao không nhận thua?”



Bát Nhã hừ nhẹ, ưỡn ngực: “Bọn hắn bất kính với Vương, ta tuyệt đối không nhận thua!”



Duyên Giác thấp giọng mắng: “Ngươi cãi thua thì phải nhận thua! Thanh danh của Vương cũng không phải ngươi thắng một trận tranh biện mà được.”



Bát Nhã không phản bác được, mặt vô cùng ấm ức.



Dao Anh nhẹ chau mày: “Vì chuyện gì mà họ bất kính với Vương thế?”



Không nói còn đỡ, vừa mới mở miệng, mắt Bát Nhã càng đỏ. “Là bọn hắn bất kính với Vương!” Cậu chỉ về hướng đám sư mới rời đi, từ từ kể ra.



Mấy hôm nay các sư trong chùa hay tập hợp thảo luận chuyện thật giả, nói đến bản dịch tiếng Phạn của Đàm Ma La Già.



Dao Anh hỏi: “Họ có chỗ nào không đồng tình với bản dịch của ngài ấy à?”



Bát Nhã trừng lớn mắt: “Vương tinh thông tiếng Phạn, không đồng ý sao được!”



Khóe miệng Dao Anh giật giật.



Bát Nhã trừng nàng mấy cái, nói tiếp: “Bọn hắn nói Vương thuộc lòng kinh văn, vốn có thể đạt thành tựu lớn hơn, sáng tác, hay dịch thuật, nhưng Vương không, ngài trễ nải tu hành.”



Thì ra các sư trong chùa cho rằng Đàm Ma La Già thiên tư thông minh, nghe nhiều biết rộng, từng có cao tăng tiên đoán chàng sẽ trở thành vị Phật đức độ vĩ đại, nhưng ngài không thể toàn tâm toàn ý nghiên cứu kinh thư, không chỉ phân tâm quản lý chuyện thế tục Vương Đình, đôi khi còn phải dẫn binh chinh chiến, còn trọng dụng dung túng một Nhiếp Chính Vương tàn nhẫn ngoan độc, tăng thêm sát nghiệt, cố sức mà không có kết quả, không thể phát dương Phật pháp tích lũy công đức, dẫn đến phúc báo, lãng phí tuệ căn của chàng.



Dao Anh như có điều suy nghĩ.



Những điều các sư nói lại vừa vặn trùng hợp nghi vấn quanh quẩn trong lòng nàng.



Tông giáo Phật giáo mọc như nấm, mỗi người mỗi vùng đều có lý giải khác biệt về nghĩa kinh, thường truyền bá tư tưởng mục đích của mình, căn cứ vào giáo nghĩa của Phật chỉnh lý thành hệ thống luận chính mình, rồi sinh ra các nhánh khác cùng tông phái, tỉ như Trung Nguyên Thiền tông, Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông, Pháp tướng tông vân vân.



Với một vị sư lấy phổ độ chúng sinh là tín ngưỡng mà nói, hẳn sẽ hy vọng đem sở ngộ cả đời của mình đạt được viết thành kinh văn luận nghị, khai tông lập phái, chỉ dẫn phương hướng cho người đời, giúp thêm nhiều người thoát ly biển khổ, trèo được tới bờ.



Đàm Ma La Già sớm nổi danh, lại là Vương tử quý tộc, địa vị thân phận như vậy, sao không có bản viết nào để lại cho đời?



Khi còn sống ngài nổi tiếng khắp Tây Vực, chết rồi, như một làn khói xanh như Phật trước kia, không một dấu vết.



Không để lại một chút gì.



Hôm đó Dao Anh ngồi cạnh ngài, nhìn ngài dịch kinh văn tiếng Hán tại chỗ, dựa vào phản ứng của các vị sư, ngài không chỉ dịch rất nhanh, còn rất thông suốt, đến mức họ tin đúng là có bản gốc bằng tiếng Phạn.



Nàng tin chỉ cần ngài muốn, ngài có thể bắt tay luận nghị của chính mình.



Sau tuổi mười ba ngài thoát khỏi khống chế của quý tộc nắm giữ thực quyền, không ai dám ngăn cản ngài tu hành.



Dao Anh suy tư thật lâu, nghĩ chỉ có một lời giải thích miễn cưỡng chấp nhận: trách nhiệm trên vai Đàm Ma La Già quá nặng, ngài lấy cứu vớt vạn dân làm nhiệm vụ của mình, tự nhiên không rảnh ngồi sáng tác kinh văn luận nghị.



Hiển nhiên các sư cũng nghĩ vậy nên mới bàn ầm, phàn nàn ngài không tạo lòng tin cho người đời, lãng phí tuệ căn.




Bát Nhã kể xong, khịt mũi: “Sao bọn hắn có thể chỉ trích Vương thế chứ?”



Duyên Giác thở dài, nói: “Thôi sau này ngươi đừng tìm họ phân trần nữa, Vương không để ý mấy việc này đâu.”



Dao Anh lấy lại tinh thần, nhìn Bát Nhã, nói: “Ta nghe nói tên cậu là Pháp sư đặt hả?” Nàng đột nhiên đổi chủ đề, Duyên Giác Bát Nhã đều mờ mịt, Bát Nhã gật đầu.



Bát Nhã sửng sốt một lát, kịp phản ứng, đỏ bừng mặt.



Dao Anh cười nhạo: “Bát Nhã trong tiếng Phạn nghĩa là thông suốt trí tuệ, tên cậu đặt không đúng lắm.”



Cậu chưa kịp mở miệng, Dao Anh mỉm cười nói: “Các vị sư nói Pháp sư như vậy vì họ phó thác kỳ vọng vào ngài, cậu là đệ tử tục gia, không nên tranh về Phật lý với họ, cãi sao lại. Họ không hiểu theo đuổi của Pháp sư, dĩ nhiên sẽ không hiểu lựa chọn của ngài, dù cậu múa lưỡi giỏi cỡ nào, họ cũng có lý do phản bác thôi.”



Khóe mắt Bát Nhã móc nghiêng, nhìn Dao Anh đầy nghi ngờ: “Công chúa nói vậy… Chả nhẽ cô tán đồng Vương của bọn ta?”



Dao Anh thoải mái gật đầu, nói: “Lần sau cậu mà có tranh chấp với họ, đừng vin vào Phật lý, xuất thế hay nhập thế, là lựa chọn của người, cách biệt với đời, rời xa trần tục, dĩ nhiên có thể dốc lòng tu hành, nhưng nếu như người người đều chỉ tìm giải thoát của bản thân thì Vương Đình sẽ ra sao? Bá tánh sẽ ra sao? Pháp sư là cao tăng, cũng là Quân chủ một nước, lòng ngài chứa vạn dân, không so đo được mất, sở cầu là giải thoát chúng sinh chứ không phải danh vọng cá nhân ngài.”



“Các nước chia loạn mấy mươi năm, dân chúng lang bạt khắp nơi, mạng như cỏ rác, Vương Đình có thể yên ổn thái bình, dân các tộc an cư lạc nghiệp, phố chợ náo nhiệt, dân buôn tụ về, hàng hóa các nước rực rỡ muôn sắc…”



Dao Anh đứng trước hành lang, đôi mắt sáng tươi đen nhánh, từng chữ nói: “Đó chính là giải thích của Pháp sư về Phật pháp, chính là thành tựu của Pháp sư!”



Trong thời loạn, Đàm Ma La Già phù hộ sinh linh một phương.



Dao Anh vĩnh viễn kính nể dạng người này, vì nàng biết rõ mùi vị giãy dụa cầu sống trong thời loạn là thế nào.



Duyên Giác Bát Nhã thầm chấn động, nhìn gương mặt xinh đẹp của Dao Anh, thật lâu không nói gì.



Sau một lúc, hai người nhìn nhau, thở dài: “Nhưng các sư trong chùa không cho là như vậy.”



Dao Anh không khỏi cảm khái.



Người ôm củi vì mọi người, không thể bị chết cóng trong gió tuyết. Nhưng sự thật thì, anh hùng mà người đời khắc ghi, thường cô độc trống vắng.



Thật ra Duyên Giác Bát Nhã cũng có phần tán đồng quan điểm các sư nên khi tranh luận không đủ lực, dĩ nhiên không thể thắng phản biện. Họ là cận vệ trung thành nhất bên cạnh Đàm Ma La Già, cũng không có cách nào lý giải Đàm Ma La Già.



Tuy nói người lý trí sáng suốt như Đàm Ma La Già không cần người bình thường lý giải, Dao Anh vẫn tiếc nuối cho ngài.



Nàng nhìn Bát Nhã: “Cậu có thể từ góc độ khác mà phản bác, sau này mà họ có bàn tán về Pháp sư ấy, cậu hãy hỏi, mười năm trước, là ai dẫn Trung quân đánh bại Bắc Nhung? Là ai cứu dân Vương Đình? Phật Tự là ai phù hộ? Ăn ở của họ do ai cung phụng? Phật lấy lòng từ bi, Pháp sư có thể thấy chết mà không cứu à?”



Dao Anh hấp háy mắt. “Trung Nguyên bọn ta có câu, bưng bát lên ăn cơm, buông bát xuống mắng mẹ.”



Cặp mắt Bát Nhã tỏa sáng.



Dao Anh nói tiếp: “Nếu họ nói mọi thứ đều là hư ảo, kinh nghĩa mới là cứu rỗi cuối cùng thì cậu bảo họ ngẫm lại chuyện Pháp sư Đề Bà Mông Đạt đi.”




Phật giáo xuất phát từ Thiên Trúc, nhưng vì các nguyên nhân phức tạp, giáo lý thượng kỳ chưa thích ứng diễn biến thời sự, ngày càng xa rời nhu cầu của dân chúng, kết quả? Phật pháp Thiên Trúc dần dần suy sụp. Đề Bà Mông Đạt cảm ngộ được, mới trằn trọc ngàn dặm đi Trung Nguyên, Tây Vực, muốn tìm kiếm dòng chảy chân lý của Phật pháp.



Bát Nhã tán đồng gật đầu, chần chừ rồi nghiêng sang Duyên Giác nói vài câu bằng tiếng Phạn, vẻ mặt trịnh trọng, vừa nói vừa liếc liếc Dao Anh.



Dao Anh mỉm cười nói bằng tiếng Hồ: “Sao hả, tiểu sư phụ Bát Nhã đang nói xấu ta à?”



Bát Nhã đỏ bừng mặt, hứ một tiếng, uốn éo người chạy mất.



Duyên Giác chắp tay với Dao Anh: “Bát Nhã mới vừa nói, công chúa vào ở Phật Tự đến nay, rửa sạch phấn son, trung thực tu hành, chuyện gì cũng cân nhắc cho Vương, có thể thấy người đối với Vương là thật lòng, trước kia cậu ấy đã trách oan người.”



Dao Anh ngây ra, lắc đầu bật cười, nói: “Đáng tiếc, mấy ngày qua ta khổ học tiếng Phạn, học được mấy câu mắng người, đang chuẩn bị cãi nhau với Bát Nhã bằng tiếng Phạn ấy.”



Duyên Giác cười khẽ: “Công chúa cao quý như vậy, học mấy câu thô tục làm gì?”



Dao Anh lắc đầu, nghiêm túc nói: “Tiểu sư phụ Duyên Giác, ta với cận vệ học tiếng Phạn, để khi cậu ấy mắng ta ta hiểu được, còn có thể phản lại tại chỗ.”



Duyên Giác cười ha ha.



Trước tường hoa xanh um tươi tốt, dây leo bò đầy, hai người đi dưới hành lang nói cười, bỗng ở chỗ hẻo lánh ánh lên sắc vàng.



Dưới gốc cây có tiếng ừng ực trầm thấp.



Duyên Giác lập tức dừng bước, giơ cánh tay che trước người Dao Anh.



Trong bóng tối ẩn hiện ánh vàng, một con báo đốm từ trên tường đất nhảy ra, dáng vẻ mạnh mẽ, màu lông bóng loáng, đôi mắt phản xạ ánh nắng sáng ngời.



Trên mặt Duyên Giác lướt qua một tia kinh ngạc, đảo cực nhanh một vòng, cười thấp giọng trấn an Dao Anh: “Công chúa không cần sợ hãi, A Ly sẽ không vô cớ đả thương người.”



Dao Anh nói khẽ: “Không sao, con báo này đã từng cứu ta.” Đêm đó Tô Đan Cổ và báo đốm đột nhiên xuất hiện, cứu nàng từ trong tay Hải Đô A Lăng, giờ gặp báo đốm, nàng không sợ hãi như trước nữa.



Báo đốm đứng thẳng người, lắc lắc đuôi, ung dung dạo vòng quanh hai người, dáng vẻ rất lười biếng như đang tuần tra trên lãnh địa của mình.



Dao Anh cụp mắt không nhìn nó. Báo đốm nhìn nàng, không biết có phải thấy nàng quen mắt, bỗng thò người ra móng vuốt chụp lấy mép váy nàng, cái đầu xù lông cọ cọ vào váy nàng.



Duyên Giác thở nhẹ, hai tay nắm lại, khẩn trương nhìn báo đốm, cạnh trán mấy giọt mồ hôi lăn xuống.



Dao Anh cứng đờ người, nín thở, không dám cử động.



Gió khô thổi qua, tóc mai rơi xuống một cọng phất qua phất lại trên mặt, có chút ngứa. Duyên Giác nhìn Dao Anh lắc đầu: Công chúa, đừng nhúc nhích.



Báo đốm đến càng gần, gần đến mức nghe được hơi thở của nó,




Dao Anh chợt rùng mình, răng cắn chặt, mặc cho báo đốm tiến đến trước chân. Ngay lúc nàng sắp không kiên trì nổi, đột nhiên toàn thân báo đốm run lên, quay đầu nhìn quanh, hít một hơi, nhẹ nhàng vọt lên tường đất



Dây leo lung lay vang động, bóng con báo lộng lẫy biến mất trong bóng râm.



Dao Anh đứng yên thêm một lúc, xác định báo đốm không quay lại, thở phào thật dài.



Duyên Giác nhận lỗi: “Không ngờ A Ly trốn ở đó, làm công chúa sợ hãi.”



Dao Anh cười cười, ra hiệu không sao. Duyên Giác đưa nàng về, đưa mắt nhìn bóng lưng của nàng đi xa, lập tức quay người, bước nhanh qua hành lang.



Phía trước ánh vàng chớp động, báo đốm nện bước chân ưu nhã giữa vườn, nhẹ nhàng bò lên hành lang ngoắc đuôi đi tới một người, ngóc đầu cọ sát vào chân người.



Người ấy cúi đầu, một đôi mắt xanh biếc thăm thẳm. Báo đốm ngẩng đầu, mong đợi nhìn chàng chăm chú. Chàng cúi người, mở bàn tay, trên cổ tay quấn mấy vòng cầm châu.



Báo đốm cọ xát lòng bàn tay chàng, phát ra tiếng ư ử nũng nịu thỏa mãn nằm nghiêng dưới chân chàng, bắt đầu liếm láp móng vuốt.



Duyên Giác theo vào sân, quỳ một chân: “Vương, Văn Chiêu công chúa vừa đến.”



Đàm Ma La Già ngước mắt ừ một tiếng, một thân áo tăng màu xám nhạt, nổi bật lên dáng người rất cao. “Sao A Ly ở đây?”



Duyên Giác nói: “Thuộc hạ không biết, chắc do người canh giữ lười biếng trong giây lát để nó lén chạy ra.”



Đàm Ma La Già mặt bình tĩnh, nói: “Đưa nó về vườn thú, đừng để nó dọa người.”



Duyên Giác biết vừa rồi Đàm Ma La Già đã thấy dáng vẻ báo đốm chọc Văn Chiêu công chúa, cung kính vâng dạ.



Đàm Ma La Già đưa tay, cầm châu khẽ động, ra hiệu. “A Ly, đi.”



Báo đốm ngoan ngoãn đứng dậy, đi theo Duyên Giác xuống hành lang.



Duyên Giác dẫn báo đốm, nhẹ chân nhẹ tay ra khỏi sân, sau lưng đột nhiên nghe tiếng Đàm Ma La Già. “Văn Chiêu công chúa đến có việc gì?”



Duyên Giác khẽ giật mình, xoay người nói: “Văn Chiêu công chúa nói… Đêm đó lúc Nhiếp Chính Vương cứu nàng hình như bị thương, không biết đã lành thương chưa, nàng luôn ghi nhớ, nếu Vu y thấy thuốc nàng tặng hữu dụng nàng lại gửi thêm.”



Đàm Ma La Già nhẹ cau mày: “Thuốc gì?”



Duyên Giác nhỏ giọng nói: “Công chúa lo lắng cho thương thế của Nhiếp Chính Vương mới nhờ Tướng quân A Sử Na đưa ít thuốc… chắc ngài ấy quên mất.”



Đàm Ma La Già không lên tiếng, khuôn mặt trầm tĩnh lạnh nhạt.



Duyên Giác đợi một lúc không thấy Đàm Ma La Già dặn dò gì, đang chuẩn bị chào đi thì, Đàm Ma La Già gọi lại: “Nói với công chúa, không cần gửi thuốc nữa, đều đã nhờ ý tốt của nàng.”



“Vâng ạ.” Duyên Giác dẫn báo đốm rời khỏi đình viện.



Đi hết hành lang, đột nhiên cậu dừng trước bức tường hoa, quay lại nhìn bức tường dây leo bò rậm rịt, khẽ cau mày.



Lúc Văn Chiêu công chúa và Bát Nhã nói chuyện, có phải Vương vẫn đứng ở sau đấy không? Vương nghe được mấy lời vừa rồi của Văn Chiêu công chúa không nhỉ?



Văn Chiêu công chúa nói các vị sư trong chùa không hiểu Vương, ai hiểu Vương đây?



Duyên Giác ngây ngẩn một lát, báo đốm không kiên nhẫn chụp hờ cậu một trảo, cậu cười mắng: “Hôm nay ngươi lại hù công chúa rồi!”



Một người một báo theo con đường nhỏ ít ai lui tới ra khỏi Phật Tự, thẳng đến vườn thú.







Từ khi Dao Anh dạy Bát Nhã cách cãi lại mấy sư, cậu thay đổi thái độ trước đó đối với nàng, thỉnh thoảng tới xin góp ý.



Cậu rất hứng thú với tiếng Hán, nhất là khi từ chỗ Dao Anh cậu học mấy câu mắng chửi mà không thấy thô tục xong, càng muốn học như khát nước. Ban đầu Dao Anh còn kiên nhẫn dạy, sau thấy phiền quá, hễ Bát Nhã đến, nàng đuổi thân binh ra dạy cậu ta mắng chửi người thế nào.



Bát Nhã khó thở, ưỡn ngực nói: “Không phải công chúa định học tiếng Phạn à? Tôi dạy người tiếng Phạn! Công chúa dạy tôi cách mắng chửi Trung Nguyên, chúng ta giao dịch công bằng! Tôi chắc chắn sẽ chỉ bảo rất tốt.”



Dao Anh suy tính mãi thấy cũng không tệ, đồng ý tiếp tục dạy Bát Nhã. Hai người là sư đồ qua lại, học được mấy ngày, Bát Nhã học xong vài câu tiếng Hán đơn giản, Dao Anh cũng học được vài câu mắng người tiếng Phạn.



Đến ngày dân Vương Đình hái xong nho chuẩn bị đem phơi nắng, vệ binh ở Sa Thành gửi về một tin: Tất Sa đi sứ Bắc Nhung đã về, là đi xe ngựa về.



Dao Anh lập tức kiểm tra hành lý, bổ sung ít vật dụng, chỉ chờ Tất Sa về liền xuất phát.



Hôm Tất Sa trở về, Duyên Giác ra ngoài thành đón, mãi đêm mới về Phật Tự. Cậu đem về một tin xấu: Tất Sa bị thương ở chân nên mới ngồi xe ngựa về nước.



Dao Anh nhíu mày: chuyến đi Cao Xương dời lại nữa à?



Nàng còn chưa kịp bàn với Tất Sa thì Duyên Giác đã đưa tới vài con ngựa tốt để nàng và thân binh chọn. “Công chúa, mấy hôm nay người hãy kiểm kê kỹ người ngựa, hành lý, ba ngày sau xuất phát.”



Dao Anh kinh ngạc hỏi: “Tướng quân A Sử Na lành lại rồi à?”



Duyên Giác lắc đầu: “Tướng quân A Sử Na bị thương ở đùi, trong vòng một tháng không thể cưỡi ngựa… Vương nói việc này không nên chậm trễ, ngài phái Nhiếp Chính Vương đi cùng công chúa.”



Tô Đan Cổ?



Dao Anh giật mình, gật gật đầu, Tô Đan Cổ từng đi Cao Xương, quen thuộc đường xá, có hắn cùng đi không còn gì bằng.



Dù Tô Đan Cổ hung thần ác sát, nhưng nàng không hề thấy sợ hắn.



Hắn không phải người độc ác.