Người Cũ Đường Mới

Chương 12




.:. 12.:.

Tôi tốn nửa tiếng lau sạch giày. Gió đêm thổi đầu tóc ướt mới gội của tôi rất khoan khoái, chỉ có đuôi tóc là còn hơi ướt. Lý Trì Thư ở trong phòng giải quyết bài tập và thu dọn vật phẩm của mình xong từ lâu, chuẩn bị cho ngày hôm sau đi học. Khi tôi lên lầu em ấy đang đứng quay lưng với cửa phòng sấy tóc, vài giọt nước thấm vào bộ quần áo ngủ làm bằng bông màu xám dán vào lưng em.

Tiếng máy sấy ù ù át đi tiếng bước chân, đến khi em rút phích cắm quay người lại mới bất ngờ nhận ra tôi đã ngồi xuống mép giường cạnh chân em, yên lặng nhìn em.

Dường như khi Lý Trì Thư giao tiếp với ai thì đã chuẩn bị sẵn mọi thứ trong đầu, nên khi đối mặt với tình huống giao tiếp đột xuất thế này có vẻ luống cuống tay chân.

Em giơ máy sấy lưỡng lự đưa nó cho tôi: “Cậu… sấy tóc không?”

Tôi lắc đầu, cầm lấy máy sấy nghiêng người đặt ở tủ đầu giường, hơi chuyển vị trí để em đứng giữa h.ai chân tôi, tư thế có thể dễ dàng ôm em giống đêm hôm đó.

Tôi ngửa đầu hỏi: “Eo bị bầm không?”

“Bầm?” Em cúi đầu nhìn eo mình, xoa eo cách qua lớp quần áo như không tìm ra chỗ tôi nói, “Không có.”

Chắc chắn có.

Lúc Lý Trì Thư suýt ngã ở bờ ruộng tôi ôm em mạnh cỡ nào tôi biết rõ nhất, chắc chắn sườn trái em bị ngón tay tôi ấn bầm tím ngay lúc đó.

Tôi chỉ vào eo trái: “Vén lên mình xem xem.”

Tay Lý Trì Thư buông thõng hai bên, nghe tôi nói thì co quắp đầu ngón tay tay lại: “Không cần đâu.”

Tôi hỏi: “Mình tự vén nhé?”

Lý Trì Thư chậm rì cúi đầu vén góc áo lên.

Đúng như dự đoán, vén đến xương sườn thì em ấy cũng nhìn thấy, đứng bất động.

Em ấy ngơ ngác: “Là lúc nào ——”

Không đợi em nói, tôi ghé lại gần chỗ bầm tím xoa vết bầm. Có lẽ vừa rồi hứng gió mát ở dưới lầu nên lòng bàn tay lạnh lẽo, lúc chạm vào Lý Trì Thư rên khẽ một tiếng khó phát hiện.

Em toan né ra sau theo bản năng, tôi vòng tay ôm lưng em trước một bước, hỏi: “Đau không?”

Lý Trì Thư nói vội: “Thật ra cũng ——”

Còn chưa nói xong hai chữ “không sao” thì tôi đã dán môi lên.

Lý Trì Thư run run hít một hơi, chết cứng người.

Một giây trôi qua, ngón tay em buông góc áo ra, bối rối ấn lên xương lông mày của tôi ngập ngừng muốn đẩy: “Thẩm… Thẩm Bão Sơn…”

Mũi tôi bị góc áo em ấy che khuất, đằng sau lớp áo nửa che nửa chắn tôi hé miệng m.út chỗ bị bầm, Lý Trì Thư ngay tức thời không đứng vững, muốn trốn ra sau nhưng bị vòng tay ôm ghì lưng em đẩy về trước.

Tôi nhắm mắt ngậm vết thương như đang hôn nó, đôi môi khép mở mấy lần, cuối cùng cọ chóp mũi qua làn da ở dưới sườn em.

Lý Trì Thư cũng hít thở dồn dập mất khống chế giống tôi, đôi môi tôi lướt từ chỗ bầm lên trên, dừng ở dưới ngực, bỗng ôm chầm eo em để em ngã sấp xuống giường. Lý Trì Thư kinh hoảng, muốn giãy giụa trong lồng ng.ực tôi nhưng bị ôm siết.

Tôi nhẹ nhàng ấn đầu em, lót cằm em lên mu bàn tay mình, chừng như có thể nghe được tiếng tim Lý Trì Thư đập nhanh như nổi trống khi chống vào người tôi.

“Lý Trì Thư, ngủ đi.” Tôi nói.

Em ấy còn không dám phát ra âm thanh nào.

Cỡ chừng nửa tiếng sau, người em mới dần dần thả lỏng, phát ra tiếng hít thở đều đều.

Tôi im lặng mở mắt, thở hắt ra.

Nguy hiểm thật, suýt thì không nhịn được.



Hôm sau Tưởng Trì chạy đến đón bọn tôi, thấy đôi giày mới lau mà vẫn chưa khô của tôi thì chọc: “Chà, hai ngày nay chơi bời hư cả giày luôn cơ à.”

Lý Trì Thư đang khom người lên xe, nghe câu đó nhìn sang Tưởng Trì bằng ánh mắt kỳ lạ.

Tôi vỗ vai Tưởng Trì: “Giày mày đó, mày vui quá ta?”

Tưởng Trì: “Hả?”

Tôi đóng cửa xe: “Hả gì mà hả, còn lề mề nữa không kịp giờ tự học buổi tối bây giờ.”

Khi đến đây Lý Trì Thư mang theo một cái túi xách, lúc đi về vẫn là một cái túi xách, tôi với Tưởng Trì còn phải giải quyết cả một cốp xe đồ đạc nên lái xe đưa Lý Trì Thư về trường trước rồi về nhà cất hành lý.

Càng gần đến trường học, tôi ôm Khoai Tây càng không muốn lên tiếng.

Lý Trì Thư sắp đến cổng trường mà nhận ra tôi khác thường, nhân cơ hội đó ngồi xuống hàng ghế sau, hỏi dò: “Cậu sao vậy?”

Tôi liếc xéo em: “Thật sự không thấy được mình làm sao à?”

Lý Trì Thư lắc đầu.

Tôi thở dài, nhắm mắt quay mặt qua cửa sổ.

Chốc sau tôi mới nói: “Nếu cậu có thể thu nhỏ lại thì hay quá.”

Vốn dĩ Lý Trì Thư còn đang ôm đầu phân vân rời đi hay tiếp tục học thuộc, bị bất ngờ chỉ mình hỏi: “Mình?”

“Cậu đó.” Tôi mở tay ra với em, “Nhỏ như thế này này, vậy thì mình có thể giắt cậu ở thắt lưng, đi đâu cũng mang theo.”

Lý Trì Thư còn chưa kịp phản ứng, Tưởng Trì ở phía trước ho khụ kịch liệt, nhìn tôi qua gương chiếu hậu.

Kiếp trước khi tôi đùa lưu manh với Lý Trì Thư ở trước mặt cậu ấy, con hàng này cũng có phản ứng y hệt.

Hai đời, không có lấy nửa điểm tiến bộ.

Trước khi Lý Trì Thư xuống xe thì nói cảm ơn tôi và Tưởng Trì, tôi chống cửa xe, hỏi bữa sáng ngày mai em ấy muốn ăn gì.

Em trả lời không ngoài dự đoán: “Mình ăn ở căn tin là được.”

Tôi nói: “Vậy thì sandwich. Thịt xông khói đổi thành giăm bông và chà bông ha?”

“Không cần…”

“Tạm biệt.” Tôi đóng cửa xe, ấn cửa xe xuống dặn dò, “Qua đường chú ý nhìn xe.”

Lý Trì Thư đành phải nói xuôi theo tôi: “… Tạm biệt.”

Em đi được hai bước, trước khi sang đường ngoái đầu lại, phát hiện tôi vẫn đang nhìn em qua cửa kính xe.

Lý Trì Thư mím môi, tay trái cầm con diều tôi mua cho, tay phải vịn góc túi xách đằng sau như đang hạ quyết tâm rất lớn: “Thẩm Bão Sơn.”

“Ừ?”

“Mai gặp.”

Tôi cắn răng ép mình không được cười hớn hở, chỉ ôm Khoai Tây lên cầm chân trước của nó vẫy vẫy với Lý Trì Thư: “Lý Trì Thư, buổi tối gặp.”

“Ừ.” Em trầm ngâm, bắt đầu nói lắp, “Cậu, cậu chú ý an toàn.”

Đợi Lý Trì Thư đi xa, Tưởng Trì vừa gật gù đắc chí vừa cà khịa, ngậm miệng lại ê ê a a như ông lão 80 tuổi: “Ỏ ỏ ỏ Thẩm Bão Sơn cậu phải chú ý an toàn —— Mai gặp ——”

Tôi tựa đầu gối lên ghế tài xế: “Nói chuyện tử tế sẽ chết à?”

“Úi giờ không chết được —— Người ta còn phải chú ý an toàn ——”

Tôi nhìn gáy Tưởng Trì, chợt mỉm cười: “Mày nhái theo lời bà xã tao làm gì? Mày không có bà xã?”

“…”

Suốt đường đi Tưởng Trì không thêm nói câu nào.



Lý Trì Thư là nhãi con không có lương tâm.

Nuôi chưa đủ lông đủ cánh.

Buổi tối hôm đó tôi và Tưởng Trì thấy không kịp giờ trực tiếp xin chủ nghiệm nghỉ, cất đồ đạc vào nhà xong nhân tiện chở Khoai Tây đi trạm thú y khám và tiêm ngừa, kế bên trạm thú y có cửa hàng bán hoa.

Hiện tại đang là tháng 10, tôi đoán giờ này không có hoa dành dành nên không xem kỹ bên trong cửa hàng, chỉ liếc thoáng qua. Nào ngờ trong ánh mắt thoáng qua thấy người chủ đứng bên ngoài cửa hàng, chú tâm chăm sóc cho một chậu hoa trắng muốt.

Tôi định thần nhìn lại, kiểu dáng đó là hoa dành dành không sai được.

Tôi ôm tâm lý thà giết nhầm còn hơn bỏ sót chạy lên hỏi người ta, người ta nói đây đúng là hoa dành dành, nghe kể chủ cửa hàng đích thân xem công thức dân gian nào đó trên mạng, cho một ít dầu và vỏ trứng gà vào trong đất, hoa dành dành vẫn có thể mọc trong tiết thu. Người ta mất hai tháng mới trồng được một chậu thế này.

Tôi năn nỉ ỉ ôi cả nửa buổi, Tưởng Trì đã bế Khoai Tây tắm xong ra khỏi trạm, chủ quán mới khiên cưỡng đồng ý cắt hoa bán giá “chát” cho tôi.

Vừa tảng sáng hôm sau tôi tốn công sức gói kĩ bó hoa này —— Hôm qua cần cù ngâm trong nước nuôi cả tối, trời chưa hửng sáng đã lấy ra, lo ngay ngáy mấy bông hoa này sẽ héo trước khi Lý Trì Thư thấy chúng. Sáng sớm đường kẹt xe, đợi thím trong nhà gói ghém xong hai phần bữa sáng tôi bỏ vào trong cặp đeo vai, đổi sang giày vải, xách chiếc xe đạp mấy trăm năm rồi chưa động vào ở trong vườn đạp đến trường.

Để đạp xe vào trường cần băng một đường cái lớn, tầm 7 giờ sáng là giờ cao điểm, tôi sốt ruột bồn chồn, muốn Lý Trì Thư vui vẻ sớm phút nào hay phút ấy bèn đậu xe ven đường, cầm bó hoa băng qua dòng xe cộ nhân lúc kẹt xe chạy vào trường học.

Tôi tận dụng mọi điểm dừng chân, tiếng còi inh ỏi vang lên liên tiếp bên tai, nhốn nháo huyên náo chỉ vì một Lý Trì Thư.

Leo một bước hai bậc thang lên lớp, tôi không ngừng nghỉ băng qua hành lang thì gặp Lý Trì Thư đi đến từ hướng khác hành lang.

Tôi phanh chân lại, giấu hoa ra đằng sau, vén lại đầu tóc, kiểm tra bảng tên và áo sơ mi, nhân tiện nhìn xem giày có bị lấm bẩn không, sửa soạn đâu ra đó tôi nghiêm trang bước vào tầm mắt Lý Trì Thư, định bụng khi nào cách còn một bước sẽ đưa hoa ra trước mặt em.

Tất nhiên Lý Trì Thư nhìn thấy tôi ngay.

Tôi đợi Lý Trì Thư gọi tôi xong sẽ tặng hoa, nào ngờ em ấy cụp mắt xuống đi lướt qua tôi.

Đi lướt qua.

Nụ cười nửa nhếch cao của tôi gần như cứng lại.

“Lý —— Trì —— Thư.” Em đi lướt qua sau tôi chừng 1 mét thì tôi nghiêng người, với tay, ngón tay níu lấy cổ áo đồng phục học sinh của em.

Còn muốn chạy cơ à?

Lý Trì Thư đứng vững người lại, ôm sách chậm chạp quay người, thậm chí còn không dám ngước mắt lên đối diện với tôi: “… Có chuyện gì sao?”

“…”

Tôi kìm chế cơn giận, bước lên một bước, khoảng cách chỉ còn trong gang tấc.

“Gặp mình mà không thèm chào hỏi lấy một tiếng.” Tôi không quên giấu hoa ra đằng sau, khoác tay còn lại lên vai em, khom người nhìn thẳng vào mắt em, “Có phải là không được lịch sự lắm không?”

Vai Lý Trì Thư mất tự nhiên giật nhẹ dưới bàn tay tôi, vẫn cụp mắt xuống: “Mình tưởng, cậu không muốn.”

“Mình không muốn gì?” Tôi hỏi.

“Không muốn…” Em trộm nhìn tôi, “Không muốn chào hỏi mình.”

“Mình không muốn á?” Đuôi lông mày giật mạnh, tôi tức bật cười, “Vâng, là tôi không muốn chào hỏi cậu.”

Tôi buông tay đút vào túi quần, lạnh lùng nhìn em ấy: “Tôi muốn đánh cậu thôi.”

Tôi nói nhấn từng chữ, rốt cuộc Lý Trì Thư ngửa đầu lên: “Cậu ——”.

Tôi không nói tiếp, nhét bó hoa vào tay em ấy: “Cầm.”

Nói xong quay đầu rời đi.

Đi được mấy bước tôi quay trở lại, đặt hộp cơm trong cặp lên trên chồng sách Lý Trì Thư đang bê, không nói một chữ bỏ lại em ấy ngây ra nhìn tôi.

Tôi giận rồi.

Tôi quyết định giận ít nhất ba tiết học mới đi tìm em ấy.

Phải cho Lý Trì Thư nhận ra là tôi giận, nhưng không phải là kiểu không dỗ dành được.

Cách này có hiệu quả lập tức, tiết thứ ba chạy dài xong, Tưởng Trì đi sóng vai với tôi, âm thầm thúc cùi chỏ: “Bà xã mày ở đằng sau kìa.”

Tôi giả vờ vô tình nhưng thật ra rất cố tình ngoái đầu nhìn lướt qua, một mình Lý Trì Thư chạy theo đuôi lớp chúng tôi, vẫn luôn duy trì khoảng cách không gần không xa với tôi.

Em thấy tôi quay lại thì căng thẳng mở to mắt như có điều muốn nói.

Tưởng Trì xem kịch vui không ngại phiền còn muốn đổ thêm tí xăng: “Cãi nhau hả?”

Tôi đẩy cậu ấy lên đằng trước: “Không phải chuyện của mày. Mày về trước đi.”

Tôi đi đến lối đi lớn ở lầu trệt trường học, nơi tụ tập nhiều học sinh chen chúc nhất, lùi vào trong góc chết, Lý Trì Thư vừa mới sải bước đuổi theo còn đang ngước cổ tìm khắp nơi thì bị tôi kéo vào lòng. Làn sóng người phía sau dồn lên không ngớt, đẩy chen em, em chỉ đành dựa vào người tôi.

Trong âm thanh ồn ào, tôi hỏi: “Vì sao?”

Em vừa né người đứng sau giẫm gót chân mình vừa hỏi: “Vì sao gì?”

Tôi ôm Lý Trì Thư đổi vị trí, phủ lên người em ở trong góc, vươn tay ngăn cách hai bên trái phải em khỏi dòng người chen chúc: “Vì sao nghĩ là mình không muốn chú ý cậu?”

Lý Trì Thư im lặng một lúc trong bóng tối, đáp: “Hôm qua cậu nói, buổi tối gặp.”

Tôi vỡ lẽ.

“Buổi tối mình không đến, bận quá.”

Bận bịu chăm sóc Khoai Tây thay em ấy, mua hoa tặng em ấy, về đến nhà đã 12 giờ 30, khi đó theo lý thì ký túc xá đã tắt đèn, đang kiểm tra phòng, tôi sợ ảnh hưởng em ấy nên nghĩ bụng không cần thiết gọi điện.

“Cậu qua lớp mình tìm mình?” Tôi hỏi.

Em cụp mắt, im lặng rất lâu mới gật đầu.

“Lý Trì Thư.” Tôi gọi em, “Nhìn mình này.”

Em dần dần ngước lên.

“Miệng của cậu ngoại trừ để ăn để uống thì còn có thể dùng để làm gì?”

Em không trả lời.

Tôi nói tiếp: “Còn có thể dùng để gọi điện thoại, hỏi Thẩm Bão Sơn: ‘Cậu đang ở đâu, vì sao không đến?’.”

Ngày 7 tháng 10, âm u

Tối hôm nay Thẩm Bão Sơn mặc áo gió đen, trông cậu ấy cao ráo mà cũng rất gầy, giờ ra chơi đứng trên ban công, rất nhiều người nhìn cậu ấy.

Mình cũng nhìn cậu ấy một lúc.



Ngày 7 tháng 10, âm u

Thẩm Bão Sơn hẹn tối nay gặp nhưng tối nay cậu ấy không đến. Đến lớp tìm, bạn cậu ấy nói cậu ấy không có mặt.

Có lẽ cậu ấy không muốn gặp mình.

Không biết Khoai Tây ở nhà cậu ấy như thế nào.

Mình nghĩ chắc Thẩm Bão Sơn không có tình cảm kiểu kia với mình, chắc mấy ngày trước là do mình cả nghĩ.

Thứ nhất, Thẩm Bão Sơn không thích con trai.

Thứ nhì,

Hình như không cần dùng đến thứ nhì.

Nhưng, nhưng tối hôm qua phảm ứng của cậu ấy về vết thương của mình hơi khác thường.

Chẳng lẽ là mình khác thường nên mới thấy cậu ấy khác thường?

– – – – – – – – –

“Miệng của cậu ngoại trừ để ăn để uống thì còn có thể dùng để làm gì?”

Tôi nói tiếp: “Còn có thể dùng để gọi điện thoại, hỏi Thẩm Bão Sơn: ‘Cậu đang ở đâu, vì sao không đến?’.”