Đại Việt quân tiến lên nhưng họ tiến có nhịp điệu, cùng gần như cùng lúc giáo mác, kiếm hai lưỡi cùng đâm ra theo nhịp trống trận. Sau só là nhấc khiên tiến lên một bước, đặt kiên cẩn thận dưới đất để chuẩn bị cho một đợt tàn sát mới. Các cung thủ thì đã bỏ lại thuẫn bài của mính sau lưng mà bước từng bước tiến lên theo thuẫn tường. Họ buộc phải làm vậy nếu không giữ cự li nhất định với thuẫn tường thì rất có thể cung tiễn thủ sẽ ngộ sát vào quân mình. Thế trận giờ đây nghiêng hẳn về một phía, các Chiến binh Mân Việt ở những hàng đầu đã bắt đầu sợ hãi đến tột cùng... họ là những người dã tính Man di nhưng đến Hổ Báo cũng biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, khi phải đối đầu với những đối thủ không thể chiến thắng huống chi là con người. Mân Việt tộc chỉ là dũng cảm hơn lính hán tộc mà thôi, họ khôg phải được đúc ra từ sắt thép. Mà người được đúc ra từ sắt thép ở chiến trường này là quân Đại Việt... theo nghĩa đen của nó. Vì toàn thân họ là giáp sắt quả thực cực khó tổn thương đến quân sĩ Đại Việt, đến cả Lang binh giờ đây tay và đùi cũng được bảo hộ bởi lớp giáp vảy rồng mỏng, tạo điều kiện linh hoạt cho họ nhưng sức phòng thủ không hề kém một chút nào. Nếu không toàn lực mà chặt chém thì không thể xuyên qua được lớp giáp vảy rồng này. Nếu đánh giá độ hoàn chỉnh về trang bị thì 1300 quân Đại việt 9 điểm thì quân Mân Việt chỉ là 3 điểm thôi. Mân việt là thổ binh, họ không bao giờ được phát đồ tốt cả.
Tâm điểm lớn nhất của chiến trường là khu vực phòng thủ của Nguyên Hãn, thứ nhất vì hắn quá khỏe và võ nghệ thuần thục, thứ nhì đó là nhóm thân binh dang vây quanh hắn thuộc dạng hàng thửa. một đoạn 10m thuẫn tường này tốc độ giết người phải gấp bốn năm lần nơi khác. Đến độ giờ đây khi tiến quân thì đoạn tường thuẫn này tự nhiên lại cao lên một đoạn so với nơi khác. Đó là do xác chết quá nhiều tạo nên một mô nhỏ xác chết, muốn tiến quân thì đoạn thuẫn tường này phải leo lên đó mà đi. Giờ đây mỗi bước chân của quân Đại Việt đều vang lên tiếng lọp bọm big bõm, đó là họ đang đạp lên những vũng máu đậm đặc dính nhớt mà tiến lên.
Quân Mân Việt đã lui rồi, những hàng cuối của Mân Việt cuối cùng cũng nhận ra tình thế mà quay lưng chạy, nhưng trung quân và tiền quân của Mân Việt thì chạy không được, nếu họ quay lưng lại thì chết càng nhanh thôi. Lại một lần nữa người Man thể hiện tinh thần quyết tử của mình, vậy mà tiền quân của họ không chạy ngược lại chúng xung phong một lần nữa cuốn lấy quân Đại Việt để cho đồng đội có thể thoát thân.
Thông qua khe hở của chiếc mũ nạm vàng kiểu quân nhan La Mã Nguyên Hãn thấy hết mọi việc, hắn thầm kính phục tinh thần quả cảm của dân tộc này. Đây là những chiến binh bẩm sinh với những tố chất rất mạnh mẽ, và một ý thức chiến đấu cực cao. Nếu không phải văn minh của dân tộc này quá kém phát triển thì họ cũng không đến nỗi bị người Hán đô hộ như vậy. Nếu nói những dân tộc trong các nước khu vực thì có lẽ Việt Nam, Mông Cổ, và Nhật bản được xếp vào những dâ tộc có ý thức chiến đấu cao nhất. Điều này được thể hiện qua quá nhiều minh chứng lịch sử. Người Du mục phương bắc như Hung Nô, Khiết Đan, Mông Cổ lên ngựa trở thành binh lính xuống ngựa thành mục dân điều này ai cũng biết, nhưng đó là do hoàn cảnh khắc nghiệt ép họ phải làm như vậy. Người Nhật Bản cũng có ý thức chiến đấu không tồi, họ được tôi luyện qua nội chiến liên miên, thế nên ở đây họ có những chiến binh khá xuất sắc và những quân đoàn chính quy điêu luyện không hề sợ hãi máu lửa. Nhưng nói đến quái dị nhất vẫn là người Việt Nam họ rõ ràng là dân tộc thuần nông. Nhưng nói đến sức chiến đấu thì mạnh không thể tả, mạnh ở đây không nói đến cơ bắp mà nói về ý trí độc lập chủ quyền. Trong khi những nước lân bang Trung Hoa khom lưng quỳ gối thì chỉ có Đại việt là không mệt mỏi chiến đấu dành lấy độc lập cho dân tộc mình. Điều này được thể hiện ngay cả thời kì hiện đại. Trong khi dân tộc Việt Nam liên tục chiến đấu chống lại Pháp, Nhật và cả Mĩ thì các nước xung quanh như ThaiLand, Malay v.v... chấp nhận làm thuộc địa mà không hề đứng lên chiến đấu.
Nhưng lần này khi nhìn cách mà người Mân Việt lao lên thì Nguyên Hãn lại có một đánh giá khác. Có lẽ dân tộc này cũng không kém lắm Đại Việt về khả năng cũng như tih thần trong chiến đấu. Xong những cố gắng của người Mân Việt cũng chỉ là đổi lại cho hơn 3 ngàn lính của họ trốn thoát mà thôi. Chỉ trong một buổi chiều quân sĩ rừng Thần đã đồ sát đến hơn ba ngàn lính Giang Môn, tính gộp cả chiến đấu trên biển lẫn trên bộ. Trong khi đó thiệt hại mà quân Đại Việt nhận được chỉ là hoan 30 lính bị thương nhẹ và một lính tử vong. Có được chiến quả xuất sắc đến như vậy không thể không nói đến công lao của những bộ giáp sắt. Ở thời này giáp sắt toàn thân ở Đại Minh hay Đại Việt chỉ có tướng quân mới có thể sử dụng thôi. Nhưng nhờ vào công nghệ lò cao luyện thép mà thép của Nguyên Hãn không thiếu bao giờ. Tất cả nhân viên Binh sĩ của Trần gia quân đều có giáp sắt để mặc chỉ khác nhau là độ dày mỏng và nhiều ít mà thôi. Có thể nói Trần Gia quân toàn là cấp "tướng" cả rồi.
Trần Gia quân không hề tiếp tục truy đuổi đối phương vì họ quá mệ mỏi rồi. Cường độ chiến đấu quá cao trong một thời gian ngắn đã vắt kiệt hết sức lực của họ. Tình cảnh bây giờ biến thành hai bên xây công sự hàng rào gỗ cách nhau 500m mà lườm nguýt. Trần Gia quân không thể đi ngay, họ còn phải thu thập chiến lợi phẩm của mình. Mà quân Giang Môn thua to nhưng họ không dám bỏ quân cảng mà chạy, đây là tội chết. Nếu như quân Trần Gia rút đi thì họ có thể báo cáo với thượng cấp là địch nhân không rõ nhân số vài vạn tấn công, nhừo có sự nah dũng hi sinh 3000 người mà đánh lui quân địch. Nhưng nếu họ rút lui thì chắc chắn đám quân này sẽ chiếm cả doanh trại, mọi việc vỡ lở thì những tướng quân lãnh binh tại đây chắc chắn bị chém bay đầu rồi.
Cuối chiều ngày hôm đó thì đội thương thuyền theo sau thủy quân Trần gia cũng cập bến. Họ chính là những kẻ chuyên chở chiến lợi phẩm về đảo Phượng Hoàng, đây là bố trí của Lê Gia Lê Trung Trực. Bởi vì thuyền chiến của Nguyên Hãn không thể chứa được nhiều vật tư, và nhan số của hắn cũng không đủ để làm việc đó. Tất cả binh sĩ của Nguyên Hãn phải danh cho chiến đấu, mà ngay cả khi tất cả dành cho chiến đấu hắn vẫn thấy thiếu thốn. Ví dụ như ngày hôm nay nếu đội quan thứ hai không tăng viện thì tình thế sẽ trong chớp mắt mà đổi thay, lúc đó có lẽ Trần Gia quân sẽ bị nhấn chìm trong thác ngươig Mân Việt.
- Ta thấy ý tưởng đánh quân cảng Phúc Kiến không quá hợp lý so với tình hình thực tế, quân của chúng ta không đủ dùng. Quân cảng Phúc kiến có đến 1 vạn rưỡi quân và chiến hạm nhiều hơn gấp đôi nơi này. Chúng ta không thể công phá mà không gặp thiệt hại đáng kể... với lượng chiến lợi phẩm ở đây ta cảm thấy đủ rồi... lập tức chuyển quân đi đảo Đài Loan không cần tấn công Phúc Kiến.
Trong lều chỉ huy tạm thời của Trần Gia quân thì Nguyên Hãn đang bàn bạc với chúng tướng. Hắn quyết định không đánh Phúc Kiến quân cảng vì thực sự phần thắng không hề nắm vững. Nói cho cùng thì đây vẫn là thời đại của vũ khí lạnh, súng hỏa mai của Nguyên Hãn trong trận chiến vừa rồi tỏ ra cực kì mờ nhạt. Đơn giản vì súng hỏa mai chỉ có thể bắn thẳng nên khi lập thuẫn tường nó trở nê vô dụng. Súng hỏa mai chỉ có tác dụng khi nó được xếp phía trước với số đông tay súng xếp thành ba hàng bắn liên tục. Số lượng tay súng ít nhất cũng phải ngang băng địch nhân vì tốc độ lên đạn của chúng quá chậm. Đây chính là yếu tố mà súng hỏa mai không thể thay thế vũ khí lạnh lúc này. Còn muốn nói về Nỏ Phóng lựu thì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ to lớn chứ không thể biến thành yếu tố quyết định được. Cuối cùng tóm lại nếu là công thành chiến, hoặc thủ thành chiến thì vũ khí mới của Trần Gia quân là có công năng tuyệt đối cao. Nhưng nếu đem ra dã chiến thì không thể được rồi, trừ khi Nguyên Hãn có một đạo quân nông dân đông đảo cầm súng hỏa mai trong tay.
- Bẩm Chủ quân, mạt tướng cũng có suy nghĩ như vậy. Chúng ta cần phải trang bị loại Súng Thần Công mới cho 10 chiến Hạm mới có thể dễ dàng công phá Phúc Kiến. Nhưng đó chỉ là công phá mà thôi. Muốn tiến lên cướp doanh như ở đây thì nhân số của chúng ta ít nhất phải đạt 7000 binh sĩ.
Cầm Bành cũng trầm ngâm mà đưa ra nhận xét. Đối với sức chiến đấu của Trần Gia quân hắn thực sự thán phục, nhưng cuối cùng thì họ vẫn là người mà không phải là Thần.