Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản) - Chương 44: Vũ khí nguy hiểm nhất




Thời gian đi về đảo Phượng Hoàng nhanh hơn nhiều so với lúc đi, thứ nhất là thuận gió, thứ hai đó là không phải đi vòng vèo. Đến ngày 15 tháng 4 thì thuyền đã cập bến, tất cả nhân viên, binh sĩ đều dời thuyền mà lên bờ, chỉ còn một số quân sĩ ở lại làm nhiệm vụ canh gác mà thôi.



Lang binh đã được xây dựng một doanh trại riêng hẳn hoi đàng hoàng bên cạnh doanh trại chính của Thần quân. Giờ đây khu Lang binh doanh trại cực kì nhộn nhịp với đủ thành phần. hải tặc tự phân thành một khu, binh lính hoa hạ tự ôm thành một đoàn, 200 công tượng đóng tàu cũng ngồi một góc. Nhưng trong này có sự phân cấp hẳn hoi. Lang binh ma cũ tức là bọn hải tặc bắt nạt ma mới nên chọn chỗ tốt nhất, trung tâm nhất, sau đó đến các binh lính Đại Minh đã đầu hàng. Lũ công tượng bị ức hiếp quen rồi nên cũng cam chịu mà nhận những chỗ không được tiện lợi cho lắm.



Giờ đây Cầm Bành không lãnh đạo nhóm quân Đại Minh đã đầu hàng nữa mà hắn đã chuyển lên làm tham mưu chính thức cho Nguyên Hãn. Toàn bộ Lang binh quy về cho Mã Diễn quản lý, nhưng tên Mã Diễn thì đang buồn rười rượi vì hắn thà bỏ luôn chức thống lĩnh Lang Binh mà làm người theo bên cạnh Nguyên Hãn còn hơn. Đi theo bên cạnh chủ tướng sau này cực kì dễ được cất nhắc đấy. Xong cũng đành chịu thôi vì Cầm Bành xuất thân cao hơn hắn nhiều, gã này là tướng quân tứ phẩm chắc chắn khả năng điều binh khiển tướng phải hơn loại mèo ba chân như Mã Diễn rồi.



Lúc này đây Nguyên Hãn và Cầm Bành đang bàn bạc về chuyện trang bị vũ khí cho 4 chiếc chiến thuyền vừa thu được. Đây chính là bốn chiếc Phúc Thuyền cỡ lớn của thủy quân Phúc Kiến, đây là một trong những kiểu đại chiến hạm của quân Đại Minh. Chỉ có Lâu Hạm cỡ lớn mới có thể vượt mặt loại Phúc Thuyền này về kích cỡ mà thôi. Bốn chiếc chiến thuyền thu được cũng có chút ít khác nhau, ba chiếc Phúc thuyền bình thường chỉ là ba tầng, độ dài ít hơn một chút là 100m rộng 45m. Còn chiếc Tướng Hạm thì dài đến 120m rộng 55m và có 4 tầng.



Phúc Thuyền hay còn được gọi là Thuyền Đại Hiệu ở Việt Nam có 3 tầng, tầng đáy dùng để chứa đồ, và cũng là nơi chứa vật nặng nhằm cân bằng trọng tâm thuyền khi gặp gió bão. Tầng thứ hai là để cho binh lính nghỉ ngơi và có cầu thang lên xuống. Tầng thứ 3 là để đành cho các tay chèo. Mặt sàn boong tàu mới dùng để chiến đấu. Trên đó có các Nỏ loại lớn, tấm chắn che tên v.v... Đặc biệt trên sàn thuyền còn có tổng cộng 10 khẩu Pháo thần cơ khổng lồ bằng đồng. Trước sau đều bố trí một khẩu pháo lợi này, hai bên đều có 4 Pháo thần cơ hơi nhỏ hơn một chút. Phía trên cùng có một cái lâu các ở phía cuối của Chiến thuyền, đây là vị trí dành cho quan chỉ huy. Tướng Hạm thì cấu tạo cũng tương tự nhưng có thêm một tầng thứ tư được chế tạo các khoang cửa sổ đều bố trí nỏ lớn để tấn công thuyền địch.



Nguyên Hãn rất không ưng ý với những thiết kế này của Chiến Hạm. Thứ nhất chúng là thuyền đáy bằng, mực ngậm nước quả thật quá nông, mà lại chế tạo khá cao tạo nên sự mất cân đối nêu gặp phải sóng to rất dễ lật. Điều này cũng đều là tư tưởng thích to lớn của người Á Đông. Không phải họ không biết chế tạo tuyền Long cốt đáy nhọn, nhưng những thuyền này thường bị hạn chế chiều dài. Thuyền long cốt cần một cây gỗ chính làm "xương sống" cho thuyền kéo dài từ đầu tới đuôi thuyền. Từ đó mới cắm các thanh ngang mà mà cấu tại thành "xương sườn" của thuyền. Nhưng loại thuyền này ngậm nước rất sâu nên không thể hoạt động trong song ngòi một cách thởi mái, rất dễ mắc cạn. Kích cỡ thì bị bạn chế bởi "xương sống" thế nên chế tạo được một cái thuyền dài 50m đã là rất khó. Kiếm đâu ra những cây gỗ dài cả trăm mét bây giờ. Mà với tư tưởng người Á Đông thích các công cụ chiến tranh to lớn thì loại Long cốt hạm này bị loại ra khỏi tầm suy nghĩ, công nghệ đóng thuyền long cốt dần mai một.



Điểm thứ hai bất hợp lý đó là việc bố trí các khoang thuyền hoàn toàn không hợp lẽ, tần đáy chứa đồ quá cao, tầng thứ hai dành cho binh lính nghỉ ngơi là lãng phí. tầng thứ 3 mới bố trí những mái chèo khoảng cách tới mặt nước quá xa khiến cho mái chèo dù cực dài nhưng lại tiếp cận với nước biển không quá nhiều. Ngoài ra mái chèo dài như như vậy cực kì tốn sức. Kế đế nữa là đại pháo bố trí lộ thiên nên nếu trời mưa thì đảm bảo không thể khai hỏa với công nghệ pháo tậm tạch lúc này.




Điều này cũng khó trách, thời này pháo to đến cả mấy chục tấn đồng cũng chỉ đưa được viên đạn đá hoặc sắt đi xa 150m là cùng. Mà độ chuẩn xác thì không đáng nói đến. Do đó họ rất không quan tâm mấy đến hệ thống pháo cả mà chỉ tậm trung vào hệ thống nỏ lớn mà thôi.



Điều tiếp theo Nguyên Hãn không thể nào chấp nhận được đó là hệ thống buồm của người Á Đông lúc này, vẫn biết hệ thống buồm của Á Đông lúc này toàn một màu buồm ngang. Thật ra Châu Âu lúc này cũng tòa là buồm ngang là chính, chỉ bố trí thêm 2 buồm dọc nhỏ hình tam giác phía trước và sau thôi. Nhưng buồm của Á Đông là kiểu "một phần ba" theo như thuật ngữ của người Châu âu đặt cho sau khi họ tiếp xúc cùng các Chiến thuyền Á Đông. Kiểu bố trí buồm không tận dụng triệt để không gian của cột buồm, vì thế thuyền buồm của người Á Đông thường không thể tận dụng tốt sức gió cho nên tốc độ sẽ chậm hơn. Ngoài ra đáy vuông không có khả năng rẽ nước tốt như thuyền đáy nhọn vậy nên Thuyền Á Đông lại càng thua thiệt về mặt tốc độ.



Nhưng đây cũng là một điểm thông minh của người Á Đông. Sau hàng ngàn năm phát triển cùng thuyền buồm đáy vuông họ cũng có tinh hoa riêng của mình. Khi gặp gió lớn thuyền đáy nhọn dễ dàng nghiêng thân thuyền theo hướng gió giảm bớt lực tác dụng của gió lên cột thuyền. Nhưng thuyền đáy bằng thì cực kì ổn định trên mặt biển ngay cả khi gió lớn, chính vậy Cột buồm hứng trọn đủ các cơn vặn xoắn của gió lớn. Nếu chế buồm quá nhiều thì chỉ cần một cơn gió câp 5 cũng đủ bẻ gãy cột buồm. Số lượng buồm là bao nhiêu thì các chuyên Gia hàng hải của Á Đông đã tính toán kĩ cả ngàn năm qua rồi thêm không được mà bớt không xong.




Nói chung hệ thống thuyền Á Đông làm Nguyên Hãn rất không vừa lòng, nếu muốn đi Châu Âu hắn phải dùng thời gian kha khá mà cải tạo lại. Nếu không chỉ cần một cơn bão ngoài khơi cũng sẽ nhấn chìm tất cả. Khổ nỗi hắn cũng chỉ nghe qua qua những bình luận từ lịch sử mà thôi, Nguyên Hãn hoàn toàn không hiểu rõ một chút nào về công tác chế tạo thuyền bè.



Chính bản thân Nguyên Hãn cũng không biết những ý tưởng cải tạo của mình có tốt hay không nên hắn cũng chỉ dám thử nghiệm trên một chiếc Phúc Hạm bình thường mà thôi. Đó là chia tầng chứa đồ thành một tầng lửng cho quân sĩ nghỉ ngơi, và một đàng dưới cùng để chứa đồ. Các mái chèo từ tầng ba chuyển xuống tần hai. Các vũ khí trên mặt sàn chuyển hết xuống tầng ba đã cải tạo lại các cửa sổ đóng mở. Tại đây mười khẩu pháo đồng khổng lồ vô tác dụng của Đại Minh được thay thế bởi 12 Súng thần công cỡ lớn mà công tượng doanh rừng Thần vừa đúc xong.



Phải nói công nghệ thời này có một cái nghịch lí, đó là đúc vật gì càng to càng dễ. Tất nhiên cũng chỉ là to đến một mức giới hạn thôi. Nói chung theo công tượng phản ánh thì chế súng thần công loại đạn 20cm dễ hơn súng loại đạn 10cm rất nhiều. Vì to hơn nên những chi tiết của nó rất dễ hoàn thành, kể cả khắc rãnh xoắn cũng dễ hơn nhiều. Nhưng 12 khẩu pháo đã là hết công xuất của họ rồi, chúng chỉ đủ để cải tạo một thuyền mà thôi.




Mặc dù pháo mới của quân Rừng Thần có thể đẩy viên bi sắt bay đi 400m hoặc hơn một chút nhưng Nguyên Hãn hoàn toàn không đánh giá cao mấy khẩu pháo này. Thứ nhất uy lực không có mấy do không phải đạn nổ. Mốn đánh chìm một tàu chiến cùng loại với Phúc thuyền thì không bắn đến 100 phát trúng đích là không thể phá hủy hoàn toàn được thuyền đối phương. Nếu bố trí dày đặc pháo loại này may ra còn có tác dụng. Thứ hai đó là bắn trúng hay không mới mà là vấn đề. Vì thời gian gấp gáp chế tạo chjo nên các Pháo này hoàn toàn chỉ có thể bắn thẳng, tức là muốn nhắm bắn thì cả thuyền phải chuyển hướng sao cho địch nhân rơi vào tầm bắn của pháo. Việc nhắm bắn rất vất vả việc trúng đích chỉ dựa vào hên xui ở khoảng cách 300m. Tầm hiệu quả của pháo là 200m, nhưng ở khoảng cahs này thì chỉ sau một, hai lượt bắn thì hai thuyền đã va chạm vào nhau sau đó là chiến đấu cận chiến. Mà trong hai lượt bắn đó khả năng gây thương tích cho đối phương không hề cao chút nào. Với mười mấy viên đạn bi sắt 20cm đập vào một chiến thuyền dài đến cả trăm mét thì như muối bỏ biển mà thôi. Chỉ có thể trông chờ vào may mắn mà bắn trúng cột buồm của thuyền đối phương may ra mới có tác dụng lớn một chút. Tất nhiên với pháo mới tầm xa gấp 3 lần địch nhân thì Nguyên Hãn hoàn toàn có thể dùng nó để.... dọa sợ thuyền địch hoặc để công kích các cứ điểm quân cảng không di động.



Vũ khí Nguyên Hãn mong chờ lại là hai thứ tưởng chừng rất bình thường đó là Nỏ Phóng Lựu và Thủy Lôi. Nỏ phóng lựu được chế tạo loại cực lớn thay cho nỏ phóng tên trên các thuyền chiến thu được. để tiết kiệm thời gian thì công tượng tận dụng lại tất cả các đại nỏ của Chiến thuyền có sẵn mà trang bị thêm ống đồng để phóng lựu. Loại nỏ này lên đạn rất chậm nhưng được cái là bắn xa đến 300m vẫn được. Loại nỏ phóng lựu cầm tay cũng được chế tạo hàng loạt. Đây là vũ khí chính chiến đấu trên biển. Có khi tầm quan trọng còn hơn cả cung tiễn thủ. Họ lấp ló trong công sự để tránh tên sau đó là bắn hàng loạt lựu đạn lên sàng thuyền đối phương khi hai thuyền áp sát, đây mới là đòn sát thủ. Ngoài ra trên mỗi cột buồm còn có một bục gỗ dành cho cung thủ, nhưng giờ đây được bố trí cho hai nỏ phóng lựu. Từ trên cao họ có thể đả kích chính xác các vị trí tập trung đông người trên sàn thuyền địch thủ. Sức công phá của lựu đạn cao hơn rất nhiều cung thủ bắn từng mũi tên.



Đây chưa phải là đòn sát thủ kinh khủng nhất của Nguyên Hãn nghĩ ra. Đón sát thủ là những chiến thuyền Mông Đồng loại nhỏ chỉ dài 7m rộng 2m mà thôi. Chiến thuyền mini này là Nguyên Hãn lấy cảm hứng từ Thuyền chiến làm từ tre của nhà Nguyễn. Những chiếc này được làm hòa toàn từ tre và gỗ có 12 tay chèo, chia thành 3 cụm, mỗi cụm có 4 tay chèo, 1 cụm bố trí ở mũi tàu, 2 cụm bố trí ở khoảng 1/3 thân tàu tính từ phía sau. Điều thú vị là các tay chèo này không phải dùng mái chèo tác động xuống nước để đẩy thuyền đi như thuyền chèo thông thường mà việc “chèo” này là để làm quay một hệ thống ròng rọc nối liền với các quạt nước, chính những cái quạt nước này vừa nâng tàu lên vừa đẩy tàu đi giống như tàu máy hiện đại nhưng linh hoạt hơn nhiều. Mỗi cụm tuy có 4 tay chèo, nhưng chỉ có 3 quạt nước nối với 3 tay chèo thông qua ròng rọc, tay chèo còn lại có vị trí độc lập, nhiệm vụ của anh ta là điều chỉnh để cân bằng hệ thống, việc của anh ta nhẹ nhàng hơn 3 anh kia, nhưng khi gặp sự cố, một mình anh ta sẽ làm chạy một lúc 3 cái quạt nước, do mái chèo của anh ta gắn với sự chuyển động đồng thời của 3 cái quạt này.



Đây là điều lịch sử đã ghi lại nhưng lại không hề có thiết kế chi tiết. Nhưng Nguyên Hãn lấy nguyên mô hình thuyền Mông Đồng của nhà Trần mà thêm vào hệ thống quay bánh răng và dây cu loa tạo nên một động cơ chân vịt đẩy sau duy nhất cho chiến thuyền này. Là người hiện đại thì hắn hiểu rõ cách bố trí của các bánh răng lớn nhỏ khác nhau sẽ tạo nên lực "cánh tay" đòn khác nhau. Vậy nên thuyền này được bố trí 6 người quay bánh răng chủ lực truyền động cho chân vị xoay tròn đẩy thuyền đi. Tất cả đều được chế tạo bằng đồng pha thép để chống rỉ. Sau đó liên tục được bảo trì bằng cách bôi dầu cải mà mỡ lợn để tránh o xi hóa và giảm lực mà sát khiến cho các ổ trục bi chạy tốt. Mặc dù thuyền nhỏ nhưng tốc độ chạy khá nhanh, nhanh hơn thuyền buồm khá nhiều. Có thể đạt vận tốc gần bằn thuyền 12 mái chèo.



Nhưng nói về vận tốc chỉ là một phần nhỏ. Thuyền được đóng theo đúng kiểu Long cốt đáy nhọn nên khẳ năng rẽ nước cực mạnh, kết cấu thân thuyền khỏe hơn nhiều. Phía trên có trang bị mái che tránh tên bắn chất liệu giống như khiên của Hổ Doanh nhưng độ dày là gấp 3 lần. hai bên mạn thuyền hoàn toàn kín chỉ có các lỗ châu mai để xạ thủ súng kíp hoạt động. Nhưng kinh khủng nhất vẫn là chúng có một cửa lớn có thể mở ra để thả thủy lôi. Những Thuyền Mông Đồng phiên bản quái dị này có một chức năng đó là tiến lại gần thuyền chiến đối phương, thả thủy lôi rồi chạy. Nếu tiếp cận được khoảng cách 200m thì đảm bảo thuyền chiến dài 100m không có cửa tránh thủy lôi của chúng. Ngoài ra tại đuôi và mũi thuyền Mông đồng đều được bố trí 1 khẩu pháo nhỏ, hay nói đúng hơn là súng lớn với đạn đường kính 5cm nhằm tấn công những thuyền nhỏ cùng loại áp sát... không biết hiệu quả ra sao nhưng chắc chắn có tác dụng gây sợ hãi cho đối phương.