Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 61: Bút chì




Sáng sớm tinh mơ tại nhà bếp trong khuôn vien trang viện của Nam Việt Vương tiếng hét lanh lảnh, tiếng ga bay chó sủa, tình cảnh nói chung là rất loạn. Người hầu được phen trợn mắt há mồm khi thấy Vương gia chật vật tay cầm bánh bao tay ôm đầu, miệng ngậm vột chiếc bánh bao phi thân khỏi nhà bếp, đuổi theo phía sau là một chiếc muôi gỗ đang bay. Sau khi vi vương gia của chúng chật vật biến mất sau khúc cua của cổng bán nguyệt thì vi vương hâu xuất hiện trước cửa phòng bếp tay trống nạnh, mặt đỏ bừng như tôm luộc đang trợn mắt nghiến răng,nghiến lợi. Chuyện là Nguyên Hãn muốn tranh thủ sáng sớm chạy ra bãi quặng mẫu tìm kiếm than chì, vậy nên hắn không thể chờ tới lúc ăn sáng được, bước vào bếp an vụng thì hắn phát hiện ra Chu Tuyết cũng dậy rất sớm đang hấp màn thầu. Giờ đây nàng mặc đồ vải thô cho tiện làm việc, đầu quấn khăn nhưng Nguyên Hãn vẫn nhận ra đó là Chu Tuyết vì ở khu trang viên không có ai trắng như nàng. Tính vui đùa nổi lên Nguyên Hãn ra lệnh tất cả tì nữ ra ngoài, rón rên tới gần hắn vỗ bụp lên kiều đồn của nàng..... Bị tấn công bất ngờ, Chu Tuyết không thể tưởng tượng được có kẻ dám xâm phạm nàng vậy là kêu la hoảng sợ, rồi nàng nhìn thấy hắn đang gặm bánh bao cười ngặt nghẽo, tam cương ngũ thường quên mất béng... tay vơ muôi gỗ......

Bên cạnh hắn lúc này không còn Iamachi nữa mà là đội phó cận vệ binh tên Dosu và 50 danh samurai. Sáng sớm thì Imachi đã dẫn hơn 50 danh samurai khác cùng quân Nam việt rời biển đi về phía đông Bắc hướng thẳng đao FuKue. Nói ra thì Nguyên Hãn cũng hiểu một số tiếng nhật, Dóu có nghĩa là "tàn khốc" tên phó đội cận vệ này nếu chỉ nhìn bề ngoài thì đúng là lãnh khốc thật, một vết xẹo do kiếm để lại kéo từ trán xéo xuống một bên má đã làm hắn nhìn rất hung tợn. Thế nhưng giờ đây hắn đang cùng 50 cận bệ quân đào dào, móc móc, bới bới trên đám nguyên liệu để tìm một thứ như gọi là "than chì" - Mô tả: màu đen như than đá, bở tơi, vạch trên gỗ đá để lại vạch màu đen rõ ràng...

Thật ra than chì khá giống với tha đá ở vẻ bề ngoài nên khi các nhân viên thu thập mẫu đi các nơi săn lùng khoáng vật thì nó rất được " quan tâm "đến. Sau một hồi vật lộn thì có một cấm quân tại khu khoáng đánh dấu số 23 đã tìm được than chì. Vội vang mang hết chỗ khoáng vật mẫu than chì đi về phía khu sản xuất của công bộ gần đấy. Mới tờ mờ sáng nhưng khu sản xuất cảnh tương rất náo nhiệt, người đi, người lại, mang mang vác vac trông thật nhộn nhịp. Ai cũng đeo một cái khẩu trang trắng đây là yêu cầu mang tính bắt buộc của công bộ, khi khẩu trang đổi màu thì phải thay, đem đi giặt trắng. Nguyên Hãn không muốn mấy năm sau công bộ của mình trắng không còn người, mà nghĩa trang thì có thêm vài tấm bia. Một trăm công tượng chia làm 2 phe rõ ràng đang thi đua phấn đấu xem ai là người có thể hoàn thành công tác trước, tinh thần phấn đấu và cầu tiến nơi đây rất hăng say.

Hắn cũng không muốn làm phiền họ nên cũng đeo khẩu trang vào để không ai nhận ra, sau đó đích thân nghiền than chì thành bột rồi trộn cùng đất sét với các tỉ lệ khác nhau, tất nhiên cùng lao động với hắn có lão Lê Triết, lão già này triệt để coi mình là đệ tử của Nguyên Hãn nên không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào.

Trộn đều, chia nhỏ thành các phần bằng nhau dùng tấm gỗ nhẵn lăn đều tạo thành một dây dài chừng 20cm, cho vào lò sấy khô. Hơn một tiếng đống hồ 100 ruột bút chì đã ra đời, cầm lấy từng thanh đen đen vẽ lên giấy, chất lượng quá tuyệt vời ngòi cứng để làm phác thảo, mềm hơn vẽ đậm chi tiết, mềm nhất để tô đen.... Nhìn thấy công dụng của ruột bút chì lão Triết trợn mắt há mồm, biết là "lão sư" có rất nhiều tri thức mới rồi nhưng không nghĩ là thần kì như vậy, rất đơn giản đã cho ra một dụng cụ tuyệt đến vậy. Ai khômg biết chứ đối với những công tượng như lão thì nhìn thoáng đã nhận ra vật nhỏ bé này hoàn toàn phá vỡ cách thức thiết kế hiện nay, bút lông vẽ kĩ thuật chỉ mạng tính định tính muốn chế tạo cái gì đó qua bản vẽ mà không có giải thích tận tìn của tác giả thì không thể, từ ngày bút mực lông ngỗng du nhập việc thiết kế chi tiết hơn rất nhiều. Thế nhưng thiết kế là phải sửa đi sửa lại, sửa đến lần thứ hai thì be bét hết cả mực nhìn không ra. Nếu có vật này thì những công tượng như gã nhàn đi rất nhiều. Thế nhưng Lão Triết chỉ nghĩ đến tích cực cho mình mà không nghĩ đến cho toàn thể cộng đồng chung, ví dụ thám báo dùng bút chì vẽ địa hình, doanh địa địch, thành trì.... Với giá thành rẻ toàn dân có thể dùng để học chữ. Kĩ thuật viết bút chì dễ hơn bút lông quá thuận tiện cho việc ghi chép nhanh, hay còn gọi là tốc kí.

Lão muốn cầm ruột bút đi khoe cùng mọi người thì Nguyên Hãn lắc đầu bảo chờ. Công tượng thợ mộc được gọi đến, theo đúng yêu cầu của hắn làm hai tấm gỗ nhỏ tầm nửa cm, moi ruột sao cho lọt ruột bút, gắn keo da châu vào hai miến gỗ ở giữa có ruột bút chì,chờ keo khô một chiếc bút chì gần giống hiện đại ra đời.

Cầm dao nhọn lên gọt đâu but nhọn hoắt, hắn vẽ từng hình lên tờ giấy, rất chi tiết, rõ ràng. Công tượng cùng học đồ sáng mắt, mấy chục người lao vào làm vỏ bút chì,chỉ sau 30p hơn 100 chiếc bút chì ra đời hắn tịch thu hết mang đi, ném lại một câu "các ngươi tự chế đi, mà làm thật nhiều vào, toàn dân đều cần dùng đấy" rồi lên ngựa phóng đi phía xưởng đóng tàu.