Ngược Về Thời Lê Sơ (Nam Việt Hải Quốc)

Chương 223: Chế độ thực dân phát huy hiệu quả




Tình hình khu vực lại tạm rơi vào một khoảng yên bình hiếm hoi. Sau khi có được chiến Hạm thì Nhật Bản và Nam Hàn đã chủ động trong việc tuần tra lãnh hải của mình. Sự hiện diện của Nam Việt chỉ còn là hỗ trợ và mang tính răn đe với Trung Hoa mà ít khi trực tiếp tham chiến. Chiến trường sôi động vẫn là tại Sơn Đông và Sơn Tây khi Đại Minh cố gắng thu hồi Đại Đồng và những phần đất bị mất vào tay Dương Lăng hồi đầu năm. Nhan Bá của Mông cổ cũng bắt tay cùng Đại Minh mà tham gia chiến trường này, hắn hận nhất là Hỏa Sư đã phản bội, ước mong lớn nhất của Nhan Bá lúc này là được tự tay moi gan của Hỏa Sư ra xem nó bao lớn mà kẻ này dám vuốt râu hùm của hắn.

Nguyên Hãn giờ này đang lu bù cùng các nhà nghiên cứu khoa học của hắn. Dự án Chiến Hạm động cơ điện của hắn đã đi đến những bước cuối cùng. Những động cơ tuabin hơi ở các phúc hạm được tháo ra và cải tạo thành các máy phát điện công suất 10MW đủ cho hai động cơ điện 1000 mã lực hoạt động, tổng trọng lượng cả cụm động cơ máy phát điện và hệ thống truyền lực chỉ có 60 tấn mà thôi. Còn nhẹ đi được 5 tấn so với thiết kế cũ. Thế nhưng vấn đề ở đây là khởi động của thuyền. Khi máy phát điện bắt đầu chạy thì xung điện không hề ổn định thế nên nếu trực tiếp cho động cơ điện khởi động là không thể, vậy nên muốn đột ngột khởi động là không thể nào mà phải có thời gian để chờ máy phát vận động ổn định. Đây chính là điểm yếu cần nghĩ cách khắc phục.

Để giải quyết vấn đề này thì một loạt hạng mục mới phát sinh. Nguyên Hãn đưa ra ý kiến về acquy khổng lồ nặng 3 tấn dùng cho lúc khởi động. Sau đó khi dòng điện từ máy phát hoạt động ổn định thì chuyển sang sử dụng điện máy phát. Ac quy còn có chức năng giúp chiến Hạm dự chữ năng lượng, nó có thê hoạt động hết công suất thêm 5 tiếng đồng hồ nếu máy phát điện ngừng hoạt động.

Để chế loại ac quy này không khó nhưng vấn đề là cần số lượng khổng lồ Axit Sufuric. Điều này không làm khó Nguyên Hãn được bởi vì hắn có trong tay mỏ Lưu huỳnh lớn nhất thế giới, mỏ lưu huỳnh lộ thiên tại ngọn núi lửa đang hoạt động tại Đông Java Indonesia. Ở đây lưu hoàng chất lượng cao nhất thế giới được đùn ra từ miệng núi lửa Java chỉ việc múc lên để nguội là dùng được ngay. Việc sản xuất công nghiệp Axit Sunfuric không hề khó đối với công nghệ chế tạo máy của Nam Việt lúc này, thế nhưng vấn đề môi trường rất quan trọng Nguyên Hãn không muốn con cháu hắn sau này sống trong những cơn mưa axit. Thế nên việc độc ác nhất đã diễn ra khi Nguyên Hãn cho xây dựng nhà máy sản xuất Axit Sunfuric ngay tại Đông Java và công nhân cũng là người Indonesia là chính. Tư tưởng chết đạo hữu không chết bần đạo được Nguyên Hãn vận dụng thuần thục. Vì công nghệ không đủ nên sẽ có nhiều SO2 thoát ra gây ô nhiễm, thế nhưng Nguyên Hãn không thể quan tâm nhiều rồi sau này công nghệ tiên tiến hắn sẽ tiến hành điều chỉnh sau, thế nhưng giờ đây người dân Indonesia phải chịu khổ rồi.

Công nghệ là đốt Lưu huỳnh để có được SO2, sau đó SO2 sẽ được bơm vào lò kín nhiệt độ 450 độ C, liên tục thổi Oxy nguyên chất vào để thu được SO3. SO3 sau đó được thổi vào bể chứa Axit Sunfuric loãng và ở đây chúng sẽ được hấp thu thành Axit Sunfuric đặc rồi trở thành thành phẩm vận chuyển về Nhà Máy cớ khí số 13 của hoàng gia Nam Việt tại Đài Loan.

Những chiếc ắc quy chì khổng lồ sẽ được chế tạo tại đây và vận chuyển đi khắp các xưởng đóng tàu. Mỗi chiếc chiến Hạm sẽ có từ 2 đến 5 bình ắc quy mỗi bịnh nặng một tấn tùy theo kích thước của Chiến hạm.

Việc có Bình ắc quy đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề khởi động của chiến hạm. Chính vì sự việc ắc quy đã làm cho dự án của chiến hạm động cơ điện chậm đi khá lâu mãi tận đến tháng 2 âm lịch năm 1405 thì 10 hộ tống hạm lớp vỏ thép dài 85m rộng 27m với trang bị 2 động cơ điện 1000 mã lực mới hoàn thành, thêm vào đó là 12 tuần dương hạm lớp vỏ thép dài 60m rộng 22.5 m với động cơ điện 1200 mã lực nâng tổng số tuần dương hạm lớp vỏ thép lên 25 hạm trong đó có 12 chiếc kiểu cũ với động cơ tuabin hơi. 7 chiếc Hộ tống hạm lớp gỗ bọc thép kiểu cũ được chuyển giao hoàn toàn cho Nhật Bản và Nam Hàn, Nam Việt muốn thành lập hệ thống hải quân hoàn toàn thuần lớp vỏ thép hoặc ít nhất cũng là đáy thép, các tàu vận chuyển thì vẫn tận dụng là đại lâu hạm cải tiến mà thành.

Riêng Lôi Hạm thì trang bị động cơ đến 1000 mã lực vì nó chỉ có 23m dài và 7m ngang nên tốc độ cực nhanh có thể lên đến 30 hải lý một giờ nếu mở hết công xuất, thế nhưng nhược điểm nhỏ bé khiến nó không thể dự trữ nhiên liệu để đi xa. Vậy nên những chiếc lôi hạm này phải luôn đi kèm Khu trục hạm hoặc hộ tống hạm để bổ xung nhiên liệu mà không thể hoạt động độc lập.

Quả thật đạt được thành công rực rỡ như vậy không thể không kể đến các đóng góp kinh người từ những quốc gia bị Nam Việt thực hiện chế độ thực dân như Malaysia và Indonesia, chúng vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa chất lượng không cao của Nam Việt và cũng là nơi cung cấp rất nhiều nhân công giá rẻ, khoáng sản cũng như những ngành công nghiệp độc hại đều được đặt ở các quốc gia này. Nhưng người dân các quốc gia này lại thấy hạnh phúc vì nhờ mẫu quốc đầu tư mà cuộc sống của họ thực sự tốt lên. Khái niệm bóc lột là so sánh với giá nhân công của Nam Việt thôi, đối với những người dân bản địa thì việc trả công bằng thịt hộp hay lương thực cũng như mức lương bèo nhèo ấy lại là thần tiên trong mắt họ. Cả cuộc đời họ biết bao lần phải phục dịch vua chúa, quý tộc bản địa mà đã lần nào được trả công đâu. Đương cử như nông dân khai thác lưu huỳnh tại Đông Java mỗi ngày được 1 hộp thịt thêm 1kg gạo và một tờ tiền giấy 5 xu của Nam Việt. Với số lương này thì cả một nhà 5 người có thể ăn uống trong 3 ngày vô lo, đấy không phải thiên đường thì là gì. Giờ đây tiền giấy của Nam Việt là một trong những ngoại tệ mang tính thước đo chuẩn mực trong khu vực. Tất cả hối đoái của các đồng tiền khác đều dựa vào tỉ giá so với Nam Việt đồng ký hiệu là NVD.