Nghề Nào Cũng Có Trạng Nguyên

Nghề Nào Cũng Có Trạng Nguyên - Chương 5-1




Thận Nghiêm Am đối với bốn thôn nhỏ dưới núi Vô Quy Sơn mà nói, là một nơi thần bí khó mà thân thiết.

Các thôn dân chỉ biết am này thờ Phật Tổ nhưng không nhận cúng bái lễ Phật hay nhang đèn cung phụng của người ngoài.

Cổng lớn của am quanh năm đóng chặt, không mở ra bên ngoài,trong am là ba bốn ni cô sinh sống, họ mỗi ngày ngoại trừ niệm kinh thìxuống ruộng trồng trọt; mỗi tháng sẽ xuống núi một lần mua những vậtdụng cần thiết, cuộc sống cực kỳ đơn giản, đồng thời hầu như không giaothiệp với thôn dân.

Thận Nghiêm Am xây am mười mấy năm nay đều sống như vậy, cácthôn dân sớm đã nhìn thành quen, dù vẫn đầy hiếu kỳ với am ni cô nàynhưng không ai vì tò mò mà tùy tiện đi nghe ngóng chuyện trong am. Ngược lại những lời đồn bậy lan truyền ra những sự tích rất dọa người. Nhữngchuyện ma quái, chết chóc này nọ đều là người lớn thuận miệng lấy ra dọa con nít để chúng đừng khóc đêm. Thật sự rất hiệu quả.

Đối với những lời đồn đãi không hay bên ngoài, người của ThậnNghiêm Am chưa bao giờ ra mặt làm sáng tỏ mà cứ mặc kệ, chỉ cần thôn dân không đến cửa quấy rầy, đôi bên đều bình an vô sự.

Mọi người đều cố hết sức cách xa Thận Nghiêm Am trên núi này,cho nên Tiểu Vân không hiểu tại sao mẫu thân mới đi làm việc mười ngàyđã yêu cầu cô cùng đi.

- Tại sao mẹ muốn con đi cùng đến Thận Nghiêm Am? Họ sẽ cho mẹ thêm nhiều tiền ư?

Tiểu Vân ăn một bữa no hiếm thấy với mẫu thân, trong miệng vẫncòn dư vị thơm ngon của bánh chiên, cô đem mùi vị còn sót lại trongmiệng cùng với nước miếng nuốt vào trong bụng, thỉnh thoảng chép chépmiệng, không để lãng phí chút nào.

Mẹ Tiểu Vân đang ngồi trong góc bên bếp lò, cúi đầu nương theoánh lửa trong bếp khâu vá y phục, nghe nữ nhi hỏi bèn trả lời:

- Không phải vấn đề tiền. Các ni sư chỗ đó đều hiểu văn biếtchữ, mẹ đã nói với mấy sư phụ xong rồi, để con đi giúp họ chép kinhPhật, mẹ xin rất nhiều ngày họ mới miễn cưỡng đồng ý.

- Con không làm không công cho người ta đâu.

Tiểu Vân nói:

- Con ở nhà còn có thể gánh nước chẻ củi, vào núi tìm chút rau dại, đi Thận Nghiêm Am thì được cái gì?

Cô luôn rất thực tế.

- Một bữa cơm chay đủ no.

Bạch nương tử nhẹ nhàng nói một câu đã làm tiêu tan kháng cự của Tiểu Vân. Mắt cô sáng lên, rất biết được voi đòi tiên, hỏi:

- Chỉ một bữa sao? Nếu con chép muộn, có được ở lại ăn tối không?

- Vậy thì phải xem bản lĩnh của con rồi.

Bạch nương tử nói đến đây, thở dài:

- Cũng không thể cứ để con cầm nhánh cây viết chữ trên đất mãiđược, con phải biết cách cầm bút thế nào, tư thế cầm bút rất quan trọng. Có lẽ chờ con được các sư phụ ưu ái, họ sẽ sẵn lòng tặng con những câybút cùn. Đến lúc đó con ở nhà có thể thấm nước viết chữ lên bàn. Chúngta không mua nổi mực, trước tiên chỉ có thể như vậy.

- Chữ biết viết là được rồi, cần gì phải chú trọng?

- Nét chữ tốt rất quan trọng.

- Trong thôn chúng ta chỉ có người nhà thôn trưởng biết chữ, con thấy chữ của thôn trưởng cũng chả ra sao nhưng ông ấy vẫn cứ là mộtthôn trưởng.

Tiểu Vân nghĩ nghĩ rồi lại nói:

- Hôm nay con thấy chữ trên bia mộ của lão tổ tông Diệp gia thôn Đại Thụ cũng không tính là ngay ngắn, nghe nói chữ đó là của tú tàithôn Đại Thụ viết. Chữ con còn đẹp hơn chữ tú tài đó nhiều.

- Con đừng có so sánh với người bình thường.

Bạch nương tử không có tài ăn nói, ít nhất khi dùng để thuyếtphục nữ nhi trước giờ luôn rất có chủ kiến của mình, bà luôn lộ vẻ vụngvề. Nhưng bà có một trái tim kiên định, chuyện bà đã quyết tâm làm thìdù người khác cảm thấy không có lý lẽ, bà vẫn cắn răng làm cho bằngđược.

- Vậy con phải so sánh với ai? Người bên ngoài thôn Tiểu Quysao? Hay người trong huyện thành? Nhưng con cả đời đều sống ở đây, không gặp được người bên ngoài thì so sánh thế nào? Vả lại, con không phảicon trai, sau này con sẽ kiếm nhiều tiền nuôi mẹ nhưng mấy chuyện nhưlàm rạng rỡ tổ tông gì đó, mẹ đừng có mong chờ, cái đó con nỗ lực cũngkhông được.

Tiểu Vân rất rõ ràng, đây không phải thời đại nữ nhân làm chủ.Một nữ nhân dù có thành công đến đâu đi nữa cũng không khiến họ hàng quê quán cảm thấy vinh quang.

Bạch nương tử nghe nữ nhi thực tế như vậy, bèn dừng công việctrong tay lại, kinh ngạc nhìn ngọn lửa trong bếp lò, nhất thời không nói gì, ánh mắt ngỡ ngàng.

- Mẹ, mẹ mong con tiến bộ nhưng con cố sức học chữ đọc sách thìcó thể tiến bộ đến đâu? Cho dù con thành người viết chữ giỏi nhất cảthôn thì cũng đâu được làm thôn trưởng.

- Tiểu Vân, cha con từng là thợ săn có năng lực nhất thôn, vì có năng lực nên ông không cam lòng làm một người thôn Tiểu Quy bìnhthường, dù một số việc làm của ông bị người khác cho rằng ngu ngốc...

- Chuyện này con biết. Con nghe Vương lão thẩm bàn tán về chavới người khác, bà ấy nói cha là một người ngốc, tích góp được nhiềutiền mà không tranh thủ mua đất cất nhà, lại đem hết gia tài vào huyệnthành mua vợ. Lão thẩm còn nói, dù là mua vợ cũng chưa thấy ai mua mắcnhư vậy, số tiền đó có thể đến các nhà nghèo mua về tận ba cô vợ. Chonên cha nhất định là bị người trong thành lừa gạt, thật là ngốc.

Do tiếng xấu của thôn Tiểu Quy ở huyện Vĩnh Định, thông thườngnếu không phải gia đình quá khó khăn, cộng thêm điều kiện bản thân củanữ tử quá tệ thì không nhà nào gả khuê nữ đến cái thôn nghèo này. Chonên nam nhân thôn Tiểu Quy muốn cưới vợ chỉ có hai con đường: cưới nữ tử cùng thôn, và, tốn nhiều tiền đến các nhà nghèo mua vợ.

Mẹ Tiểu Vân cũng là được mua về, nhưng không phải mua từ nhànghèo mà là khi cha Tiểu Vân tới huyện thành bán hàng da thấy một ngườirêu rao bán lỗ vốn một nữ tử đang bệnh nặng_____cũng chính là mẹ TiểuVân. Không biết tại sao chỉ vừa gặp lần đầu tiên, cha Tiểu Vân đã nhấtquyết mua cho bằng được nên móc hết cả gia tài cộng thêm tiền vay đượccủa một thôn dân khác, dưới tình huống người bán cảm thấy rất lỗ vốn còn cha Tiểu Vân hầu như táng gia bại sản đã giao dịch thành công mẹ TiểuVân.

Khi đó không chỉ người thôn Tiểu Quy thấy cha Tiểu Vân ngu màngay cả người của ba thôn lân cận cũng xem đây như một câu chuyện thú vị tán gẫu hơn ba tháng, lúc nào cũng chỉ chỉ chỏ chỏ cha Tiểu Vân, cảmthấy thôn Tiểu Quy vô cùng hung ác lại cho ra một kẻ ngốc vung tiền lung tung, quả là hả dạ.

Khi mẹ Tiểu Vân được dùng “số tiền lớn” mua về, kỳ thực đã bệnhđến mức thoi thóp; nhưng cha Tiểu Vân kiên quyết không để bà chết, cắnrăng thế chấp đất đai cho tộc huynh, mời đại phu tới chữa bệnh cho bà,cẩn thận điều dưỡng, cuối cùng sau nửa năm thì khỏi hẳn; kế đó, nhữngnam nhân từng cười cha Tiểu Vân ngu thì không cười nổi nữa. Với nhữngnam nhân quê mùa chưa từng thấy việc đời mà nói, mẹ Tiểu Vân da trắng eo thon, khí chất thanh tú, dung mạo xinh đẹp, quả thực là một tiên nữ.

Các nữ nhân vẫn nghiến răng nghiến lợi nói cha Tiểu Vân ngu,không chịu sửa miệng; nhưng các nam nhân thì ngậm miệng không nói ngườikhác ngu nữa, thỉnh thoảng nhìn Bạch nương tử ở xa xa, họ không nhịnđược mà thầm đỏ mặt liên tục nuốt nước miếng, hâm mộ cha Tiểu Vân cóphúc.

Nam nhân là động vật rất cảm tính, tuy lý trí biết rằng cưới vợnên cưới người giỏi giang khỏe mạnh dễ nuôi, nhưng nếu họ cũng gặp đạimỹ nhân như mẹ Tiểu Vân thì e rằng cũng sẽ bất chấp tất cả đem hết giasản đi cầu hôn.

- Tiểu Vân, người lớn nói chuyện phiếm, một đứa trẻ như con sao có thể nghe?

Bạch nương tử không ngờ nữ nhi sẽ kéo đề tài đến đây, bèn nghiêm giọng quở trách:

- Loại chuyện thế này về sau không cho phép nữa.

- Người ta nói to tiếng như vậy, chẳng lẽ mẹ bảo con bịt tai trốn sao? Người ta dám nói, tại sao con không dám nghe?

Bạch nương tử nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn ngang ngược bướng bỉnh của nữ nhi, cảm thấy có chút bất lực. Con bé này, ngoại trừ tướng mạo đặcbiệt thanh tú hơn bọn trẻ trong thôn ra, còn tính tình thì đúng là điểnhình của người thôn Tiểu Quy, vừa ngang tàng vừa bá đạo, mặc kệ ngườikhác bàn tán khó nghe thế nào đều không hề chịu thiệt.

- Tiểu Vân, nghe mấy lời bàn tán đó không có ý nghĩa. Mẹ khôngmuốn con nghe thành thói quen, cho rằng cuộc sống nên là như vậy, saukhi lớn cũng thành người như vậy. Còn nhớ câu chuyện “Mạnh mẫu ba lầnchuyển nhà” mẹ kể cho con chứ? (“Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà”: Chuyệnkể rằng, lần thứ nhất, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày,Mạnh Tử vẫn thường ra đó nô đùa, Mạnh Tử thường diễn lại những cảnh ôngnhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốtcho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uấtnhưng tình hình không khả quan cho lắm. Mạnh Tử học cách cân, đong, đo,đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học nhữngkhuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.)

Tiểu Vân gật đầu, nhanh chóng đọc một đoạn về Mạnh mẫu:

- “Tích Mạnh mẫu, chọn láng giềng; con không học, phá khung dệt.”

Tiểu Vân cảm thấy Mạnh mẫu đúng là một người không tiếc của. Tức giận thì đánh con mình một trận là được, tại sao phải phá khung dệt?Sửa lại tốn rất nhiều tiền chứ bộ.

- “Tam tự kinh” của mẹ chỉ dạy đến đó thôi, phần sau thì không nhớ.

Những lời bộc trực mà vô tâm của Tiểu Vân khiến Bạch nương tửnhất thời có chút lúng túng____hết cách, bà dù sao cũng không phải người sinh ra và lớn lên ở thôn Tiểu Quy, không có thuộc tính mặt dày; so với việc huỵch tẹt, bà quen kiểu uyển chuyển hàm súc hơn. Hít sâu mấy hơi,bà mới cắn răng nói:

- Con cứ mặc kệ mẹ nhớ “Tam tự kinh” đến đâu. Cái mẹ muốn nói là sở dĩ Mạnh mẫu ba lần chuyển nhà là vì mong con mình có một môi trườngtrưởng thành tốt, một cách tự nhiên mà trở thành người quân tử có đạođức tốt. Điều này nói rõ những người con tiếp xúc rất quan trọng, bởi vì con rất có thể sau này sẽ trở thành người như vậy.

- Mẹ không mong con lớn lên thành người thích bàn tán chuyệnngười khác như một số người trong thôn Tiểu Quy, vậy mẹ mong con sau này làm ni cô à? Nếu không thì tại sao bảo con theo mẹ đi Thận Nghiêm Am?

Tiểu Vân hiếu kỳ hỏi.

- Mẹ sao có thể muốn con làm ni cô chứ! Mẹ nói rồi, muốn con điThận Nghiêm Am là để con học cầm bút, viết chữ. Bút nghiên giấy mực đềulà những thứ mẹ lo không nổi nhưng lại là thứ con nhất thiết phải cần.

- Mẹ không sợ con theo các ni cô chép kinh Phật lâu ngày thì cũng chạy đi làm ni cô sao?

- Con sẽ không làm ni cô.

Bạch nương tử nhẫn nại không nghiến răng, cố gắng duy trì tácphong xử sự lạnh nhạt của mình, không để mình học theo các bà thô bạothôn Tiểu Quy, vừa nghe trẻ nhỏ cãi lại là lập tức dùng bạt tai đánh,kèm theo những lời mắng chửi đầy thô tục.

- Tại sao không?

- Làm ni cô không thể ăn thịt. Đợi khi con có tiền, con có thể nhịn không ăn thịt sao?

- Không nhịn được.

Tiểu Vân lắc đầu, đôi mắt xoay chuyển, nói:

- Nhưng nếu con lén ăn thì ai mà biết?

- Trời biết, đất biết, chính con biết.

Bạch nương tử không còn sức tức giận, bà kéo Tiểu Vân ngồi bên cạnh, chỉ lên trán cô:

- Tiểu Vân, con là một đứa trẻ thông minh, một câu nói bìnhthường của người khác, con có thể dễ dàng tìm ra được lỗ hổng; những quy tắc thông thường của cuộc đời, con có thể từ trong đó đào ra được chỗtốt cho bản thân. Thông minh như vậy sẽ khiến con rất nguy hiểm, nên con phải đặt ra cho mình một giới hạn.

Bà sợ đứa trẻ này sẽ sinh ra tính tình quá mức tùy tiện làm bậy.