Tần Kham luôn rất tín nhiệm Diệp Cận Tuyền, nguyên nhân nói ra cũng có chút buồn cười, không phải là bởi vì thân phận sư thúc của hắn, cũng không phải hắn từng là gia phó trong phủ mình, mà là vì Diệp Cận Tuyền nói ít, vĩnh viễn là bộ dạng kiệm lời.
Tần Kham luôn cho rằng người nói ít đáng tín nhiệm hơn, bởi vì hắn dùng tinh lực để suy nghĩ, cho nên mỗi câu nói ra đều sau khi cân nhắc thận trọng mới quyết định, người nói ít một khi đã đưa ra quyết định thì không dễ sửa đổi.
Những lời nói của Tống Kiệt khiến Tần Kham rơi vào suy nghĩ sâu xa.
Hiện giờ chính là lúc nguy cấp, với tính cách đa nghi của hắn mà nói, trừ vợ con và thành viên trung thành bên cạnh mình ra, thật sự không nên tùy tiện tin bất kỳ ai, hắn và Diệp Cận Tuyền đã mười năm rồi không gặp, không ai biết Diệp Cận Tuyền đã biến thành bộ dáng gì. Nhưng từ cảm giác trong tâm mà nói, Tần Kham vẫn nguyện ý tin tưởng hắn, nhưng loại tín nhiệm này là có giữ lại, tất cả phải chờ sau khi gặp Diệp Cận Tuyền mới có thể quyết định.
Loại suy nghĩ này không nghi ngờ gì nữa là rất có lỗi với cố nhân, nhưng đây là suy nghĩ an toàn nhất, Tần Kham không thể phó thác toàn bộ tính mạng của bản thân và gia đình lên trên người một cố nhân mười năm không gặp.
Tống Kiệt đã nói xong những lời nên nói, vẫn cúi đầu khom người, lẳng lặng chờ Tần Kham lên tiếng.
Trong phòng yên lặng hồi lâu, ngón tay Tần Kham nhẹ nhàng gõ lên bàn, chậm rãi nói: "Mệnh lệnh Nội các gửi cho Diệp Cận Tuyền là vào kinh thủ vệ kinh đô, Diệp Cận Tuyền hạ trại án binh bất động tại quan nội đã là kháng mệnh, Tống Kiệt, ngươi về nói với Diệp Cận Tuyền, trong một tháng, ta muốn thấy binh mã Liêu Đông nhổ trại vào kinh, bảo Diệp Cận Tuyền tự mình tới gặp ta."
Tống Kiệt đột nhiên ngẩng đầu, trong mắt lộ ra mấy phần nghi hoặc, tiếp theo từ nghi hoặc dần dần biến thành vui mừng, bên trong những lời nói này của Tần Kham tựa hồ ẩn chứa rất nhiều thâm ý, loại thâm ý này thậm chí ngay cả Tống Kiệt cũng không dám nói là lĩnh hội được hoàn toàn, chỉ có thể thầm suy xét trong lòng, ghi nhớ mỗi một chữ của Tần Công Gia, trở về báo cáo lại nguyên văn với Diệp Tổng đốc.
" Ý tứ của Công gia là..."
Tần Kham mỉm cười: "Ta chẳng có ý gì cả, cố nhân mười năm không gặp, ta rất nhớ hắn, có vậy mà thôi."
Hán Vệ Kinh sư phát động.
Tần Kham, Đới Nghĩa và Cốc Đại Dụng, Ba người phân biệt thống lĩnh Cẩm Y vệ, Đông Hán và Tây Hán. Chu Hậu Chiếu mất tích là đại sự chấn động triều đường và dân gian, nội các đã đình nghị, Hán Vệ phát lệnh dụ, tất cả Hán Vệ sở thuộc tại Bắc Trực Đãi đề kỵ rải ra, kinh sư thì đóng cửa lục soát, nghiêm mật điều tra tất cả phủ đệ quan viên và dân, Hán Vệ như lang như hổ dưới sự ngầm đồng ý của nội các, quan viên Đô Sát viện và lục bộ lộ ra răng nanh dữ tợn, trong nhất thời kinh sư, thậm chí là Bắc Trực Đãi bị Hán Vệ giày vò cho gà bay chó sủa, dân gian oán khí sôi trào nhưng lại không dám nói gì.
Bốn cửa của Kinh sư bị đóng suốt năm ngày. Trong năm ngày này ngay cả chim chó cũng không được phép ra vào, tướng sĩ đoàn doanh cũng khẩn cấp vào thành đổi nơi đóng quân với Ngũ thành binh mã ti, trong năm ngày này, phố xá dân cư kinh sư chỉ nghe thấy tiếng quát mắng của quan binh, tiếng gào khóc của phụ nữ và trẻ em, kỳ quái là, lần này ngay cả các ngôn quan mồm thối cũng coi như không thấy oán khí của bách tính.
Ngôn quan mồm thối, nhưng không ngu. Hoàng đế mất tích là chuyện lớn, dám nói một câu nhiễu dân chẳng hạn thì cái chờ hắn chính là bị bắt vào chiếu ngục, cùng với bị vô số Hán Vệ dùng hình cụ nghiêm một cách cực kỳ bi thảm, vào lúc mấu chốt thế này, bất kỳ đạo lý nào cũng không thể nói, nơi hạ lạc của hoàng đế mới là yếu vụ số một của quan viên văn võ.
Nhưng mà kinh sư dù sao cũng là đô thành phồn hoa nhất Đại Minh, đóng cửa năm ngày đã là cực hạn mà các quan viên triều đường có thể cho phép, đóng cửa nữa thì tất có biến loạn, thế là sau năm ngày, nội các lại mở họp đình nghị, trong tiếng thở dài ảm đạm và sắc mặt xanh mét của chúng thần, cửa thành không thể không mở lại, cho phép quan viên bách tính ra vào, chỉ có điều các phiên tử Giáo úy Hán Vệ vẫn thủ chặt bốn cửa, tất cả người ra vào cửa thành bất luận là giàu hay nghèo, đều bị kiểm tra kỹ càng, ngay cả xe chở phân ra khỏi thành cũng bị mở ra kiểm tra thực hư, khiến chỗ chỗ cửa thành mùi thối ngút trời, Hán Vệ và binh lính thủ thành cũng chẳng biết alfms ao.
So sánh với sự lo sợ không yên của thần dân kinh sư, Tần Kham sau khi suy nghĩ cẩn thận, trong lòng ngược lại có chút kiên định.
Chu Hậu Chiếu bị Cao Phượng lén chuyển ra khỏi cung, về sinh tử có thể kỳ vọng, nhưng nếu cứ đợi ở Báo Phòng, tới khi tân quân Chu Hậu Thông đăng cơ, Tần Kham dám khẳng định, ngày tháng Chu Hậu Chiếu có thể sống tuyệt đối không nhiều, cho dù hắn tỉnh lại ở Báo Phòng, Chu Hậu Thông mới lên đại bảo cũng sẽ có biện pháp giết chết hắn.
Nghĩ như thế, Tần Kham lập tức thấy lòng dạ trong sáng hơn nhiều, hiện tại điều lo lắng duy nhất chính là hạn kỳ mười ngày của Chu Hậu Chiếu đã qua, sinh tử của hắn là sự mong manh lớn nhất, trừ mỗi ngày đốc xúc Hán Vệ cẩn thận tìm kiếm ra thì chẳng biết làm gì hơn.
Tìm kiếm nhiều ngày, không có kết quả, triều thần kinh sư càng thấp thỏm lo âu.
Ngay trong bầu không khí bất an này, xa giá của Hưng Vương Chu Hậu Thông đi đường hơn một tháng, cuối cùng cũng tới kinh sư.
Đã là trung tuần tháng chín, kinh sư dần dần có chút mát mẻ, mang theo mấy phần gió thu hiu quạnh, xa giá của Hưng Vương Chu Hậu Thông dưới sự hộ thị của hơn hai ngàn thị vệ vương phủ, đã tới trước cửa Triêu Dương kinh sư.
Cửa Triêu Dương sớm đã mở, trước cửa ba dặm được rửa ráy sạch sẽ, bách tính quan viên kinh sư từ giờ dần đã chia làm hai hàng chờ ở quan đạo, vạn người đứng chờ ven đường im phăng phắc.
Ninh Quốc Công Tần Kham cũng mặc áo mãng bào đứng ở ven đường, là một thành viên của huân quý, vị trí của hắn đứng ở gần đầu tiên, chỉ sau Anh Quốc công Trương Tôn và Bảo Quốc công Chu Huy.
Cách cửa thành chừng một dặm, Chu Hậu Thông mặc áo long cổn màu đỏ, ở giữa thêu hình rông vàng, không khách mấy với long bào của hoàng đế, nhưng nếu quan sát cẩn thận, kim long chính giữa áo long cổn của phiên vương chỉ có bốn trảo, còn long bào của hoàng đế thì có năm trảo.
Thiếu một trảo, chính là sự khác nhau giữa hoàng đế và hòa thân, có thể nói là một trời một vực.
Chu Hậu Thông được thái giám đỡ xuống xa liễn, các đại thần ở giữa đường lấy Trương Luân và Dương Đình Hòa dẫn đầu, đều khom người lạy dài làm lễ.
" Chúng thần tham kiến Hưng Vương điện hạ."
Chu Hậu Thông lên ngôi đã là chuyện chắc chắn, nhưng trước khi hắn chưa chính thức đăng cơ thì vẫn chỉ là phiên vương, chúng thần hành lễ cũng không cần quỳ lạy, đây là lễ nghi của triều đình.
Nếu vẫn chỉ là phiên vương, chư thần sau khi khom mình hành lễ không đợi phân phó liền rất tự giác đứng thẳng lên.
Chu Hậu Thông hiện giờ mới mười hai tuổi, nhưng kỳ quái là, không biết phụ thân Hưng Hiến vương của hắn nhờ vị đại nho tuyệt thế nào dạy đứa con trai này, mười hai tuổi không ngờ đã có biểu hiện còn già dặn hơn cả lão hồ li trên triều đường.
Nhìn tường thành kinh sư nguy nga cao ngất trước mặt, trong mắt Chu Hậu Thông hiện lên một tia hưng phấn kích động, lập tức rất nhanh liền giấu đi, thay vào đó là bộ dạng lo lắng thiên chân vô tà.
" Bệ hạ đâu rồi? Người vẫn khỏe chứ?"
Đây là câu đầu tiên của Chu Hậu Thông sau khi xuống xe.
Trong lòng văn võ Cả triều cảm thấy như thế nào thì Tần Kham không biết, hắn chỉ biết tim mình như bị bóp nghẹt, sau đó giống như hòn đá trong sông, chìm vào vực sâu không thấy đáy.
Tuổi còn nhỏ mà đã hỏi ra một câu chuẩn xác như vậy, nên khen hắn tuổi trẻ mà thành thạo, xã tắc có hi vọng, hay là nên đề phòng kẻ có tâm kế sâu không lường được này?
Dương Đình Hòa tựa hồ cũng có chút giật mình với những lời này, vốn là một câu hỏi rất bình thường, nhưng xuất phát từ trong miệng một đứa trẻ mới mười hai tuổi thì từ trong ra ngoài đều rất quỷ dị, chỉ vì những lời này nói quá thỏa đáng, thỏa đáng tới mức ngay cả lão thần bốn triều như Dương Đình Hòa cũng có không biết phải là sao.
"Chúng thần có tội, chúng thần muôn lần chết..." Dương Đình Hòa do dự một chút, cuối cùng quỳ gối trước người Chu Hậu Thông, ngữ khí đau đớn nói: "Chúng thần bất cẩn, trong tháng bảy năm Chính Đức thứ mười bốn, tổng quản nội khố Cao Phượng lấy trộm ấn tín của ti lễ giám và hổ phù của ngự mã giám, tự tiện điều động binh mã Báo Phòng, không ngờ lén đưa bệ hạ đang hôn mê ra khỏi Báo Phòng, đến nay vẫn chưa rõ tung tích".
Chu Hậu Thông cả người chấn động, sắc mặt nhanh chóng trầm xuống.
Hoàng đế mất tích, sinh tử không rõ, bảo hoàng đế tân nhiệm dạy hắn đây làm sao mà đăng cơ? Trước tiên không nói tới Danh bất chính ngôn bất thuận, cho dù thật sự đăng cơ, không biết khi nào thì tên hoàng đế tiền nhiệm đã mất tích kia lại sinh long hoạt hổ trở về, khi đó hắn là nên nhường ngôi hay là hạ lệnh giết chết hoàng đế tiền nhiệm? Nếu luận lịch sử Đại Minh, năm đó hoàng đế Anh Tông sau khi bị Ngoã Lạt bắt sống rồi thả về kinh sư, thật đúng là diễn ra vở kichj đó, sự thật chứng minh hoàng đế Anh Tông chơi thật sự rất thành công, nhanh gọn đoạt lại hoàng vị, Chu Hậu Thông hắn thì lại không muốn đi theo vết xe đổ của hoàng đế Đại Tông.
Có một thoáng, Chu Hậu Thông thậm chí có một loại xung động muốn quay đầu bước đi, hoàng đế Chính Đức mất tích đối với hắn mà nói là rủi ro quá lớn, sống cũng được chết cũng được, chung quy thì phải ở trong lòng bàn tay hắn thì hắn mới có thể an tâm đăng cơ, hiện giờ Chính Đức mất tích, ngôi vị hoàng đế này tùy thời có khả năng bị lật đổ, mà kết cục bị lật đổ thì thế nào cũng là chết.
Suy nghĩ trong đầu thay đổi rất nhanh, trải qua do dự, trải qua trù trừ, nhưng mà Chu Hậu Thông chung quy vẫn không nỡ nhấc chân quay về phủ.
Long ỷ hoàng đế trong Tử Cấm thành chỉ cách hắn một bước, chỉ một bước thôi là có thể quân lâm thiên hạ, hưởng thụ địa vị duy ngã độc tôn của thế gian, còn cách một bước này thôi là có thể lấy được vị trí cực một cách dễ như trở bàn tay, đổi lại là bất kỳ ai trên đời này, liệu có bỏ được không?
Đón ánh mắt quan sát tò mò của văn võ cả triều, Chu Hậu Thông cúi đầu, vẻ mặt trải qua giãy dụa dần dần đã khôi phục bình tĩnh, rất nhanh, trên mặt hắn lại lộ ra bộ dạng ngây thơ như trẻ con.
" Ngươi là thủ phụ nội các Dương tiên sinh à?" Chu Hậu Thông nhìn Dương Đình Hòa hỏi.
Dương Đình Hòa khom người: "Chính là Lão thần."
"Hậu Thương chào Dương tiên sinh." Chu Hậu Thông vái chào Dương Đình Hòa thật dài, Dương Đình Hòa vội vàng hoàn lễ, miệng nói không dám.
Chu Hậu Thông cố chấp hoàn lễ, sau đó đứng thẳng dậy hỏi: "Xin hỏi Dương tiên sinh, bệ hạ vẫn còn tại sao lại đi lập tân quân? Hậu Thông còn chưa tới tuổi nhược quán, chỉ nghe nội các báo gọi mà đến, về phần bảo bổn vương đến kinh làm gì thì thật sự là không rõ, Dương tiên sinh xin nể mặt Hậu Thông còn trẻ người non dạ, xin nói rõ cho Hậu Thông hay."
Nói rất văn nhã, nhưng ý tứ thì có chút sâu xa, phiên dịch ra thì đại ý chính là" Lão hỗn đản ngươi, hoàng đế chưa chết mà ngươi gọi ta đến, ta đến rồi ngươi lại nói là chẳng biết hoàng đế đâu, ngươi muốn hại chết ta à?