Minh Thiên Hạ

Q5 - Chương 048: Hai đằng đều khó.




Tháng 7 năm Tân Hoa thứ 6, cách đảo Trảo Oa cả ngàn dặm, nắng nóng trong năm đã qua lúc đỉnh điểm, lương thực ở Quan Trung đã thu hoạch gần xong, những cơn mưa bất chợt dần đổ xuống xua đi phần nào không khí oi ả mùa hè.

Vân Chiêu tất nhiên chưa thể biết cuộc hải chiến nổ ra ở Ấn Độ Dương, ở đại thư phòng xem văn thư của Vân Chương xong thì dài gập lại, đưa Trương Tú: “ Cho vào hồ sơ.”

Trương Tú nhận văn thư không nói gì cả, đặt lên tầng cao nhất của giá sách.

Trong đại thư phòng của Vân Chiêu có 16 giá sách cực lớn, trên đó xếp đầy văn thư, chỉ có tầng cao nhất là không có mấy văn thư.

Trong đó có văn thư của Trương Quốc Trụ, Hàn Lăng Sơn, Lý Định Quốc, Hàn Tú Phân, Từ Ngũ Tương, không ai không phải là trọng thần Đại Minh ... Giờ có thêm Vân Chương.

Đều là những sự việc kiểu như.

Từ Ngũ Tưởng tắm máu tặc khấu Hán Trung.

Dương Hùng thẳng tay trấn áp loạn dân ở Trường Sa.

Giờ có Vân Chương kiến nghị dùng nô lệ mở Thục đạo cũng được đặt vào đó.

Đại Minh không có nô lệ, vậy nô lệ ở đâu ra rất đáng suy nghĩ.

Quyết định này đưa ra sau khi Vân Chương khảo sát xong tuyến đường sắt từ Bảo Kê tới Thành Đô, xem ra hắn đã hiểu đây là chuyện gian nan cỡ nào.

Khó không phải ở tiền, không phải ở kỹ thuật, nay Đại Minh rất cuồng nhiệt chuyện xây dựng đường sắt, với thân phận hoàng trưởng tử của hắn, huy động vốn không thành vấn đề.

Nhưng người đâu ra?

Riêng vách đá dài 300 dặm, muốn làm đường sắt một cách bình yên là chuyện nằm mơ.

Sạn đạo thông tới Thục vốn dùng thi thể trải thành.

Câu này chẳng phá lời, thời Chiến Quốc, nước Tần vì đả thông đường từ Thiểm Tây vào Thục, Tần Chiêu Vương bắt đầu làm sạn đạo Bao Tà vào năm 267 trước công nguyên.

Khi đó chưa phát minh ra thuốc nổ, họ phải dùng cách nung nóng đá rồi dội nước để phá núi mở đường, gian nan vô kể,

Tới năm 259 TCN thì hoàn thành, trải qua tám năm ròng rã, sử sách tán dương cực cao với quá trình làm đường kinh tâm động phách này, văn nhân cũng viết văn chương hết lời tán tụng công tích.

Chỉ là dù chính sử hay dã sử đều không nói tới một vạn sáu nghìn nô lệ bị chết, bọn họ như thứ công cụ bị tiêu hao trong quá trình sử dụng, nếu không phải trên vài vách núi có khắc lại những dòng chữ lờ mờ, không ai biết tới cái chết của họ.

Nuôi dưỡng nô lệ sẽ làm hỏng lòng người, loạn trật tự quốc gia, điểm này Vân Chiêu đã nói rất nhiều, không biết ở nước ngoài thế nào, ở Đại Minh, tuyệt đối không cho phép.

Chập tối, Vân Chiêu về nhà, Vân Xước năm nay đã bị đưa lên thư viện Ngọc Sơn học tập, cho nên trong nhà chỉ có ba phu thê yên tĩnh ăn tối, trong nhà thiếu vắng trẻ nhỏ, không khí vốn buồn tẻ, hôm nay lại càng yên ắng hơn.

Vân Chiêu ăn chưa hết bát mỳ đã không muốn ăn nữa, đẩy sang bên:” Nhi tử của ta mang về hai vạn bốn nghìn nô lệ.”

Vân Hiểu đi tìm đầu nguồn Hoàng Hà rồi, chủ yếu là ngao du sơn thủy, vậy người làm chuyện này chỉ có thể là Vân Chương, Phùng Anh ngớ ra:” Nó kiếm từ đâu ra chứ?”

“ Đâu cũng có.”

“ Có người Đại Minh không?”

Vân Chiêu thở dài: “ Nếu như có thì ta không nói với nàng rồi.”

Tiền Đa Đa tay cầm bát cơm, mắt thì nấp sau bát đảo qua đảo lại giữa trượng phu và Phùng Anh.

Phùng Anh rất hiểu nhi tử: “ Nó muốn làm chuyện chàng không làm thành.”

Chuyện dùng nô lệ xây đường sắt đã được kiến nghị vô số lần, Vân Chiêu luôn phủ quyết, lần này Vân Chương muốn đưa ra đại hội đại biểu nhân dân.

Tiền Đa Đa hỏi: “ Có phải có kẻ lợi dụng Chương Nhi không?”

Vân Chiêu lắc đầu: “ Không ai ngu ngốc như thế, nay quốc thổ Đại Minh bành trướng quá độ, nhân thủ trong nước không còn đủ, giá trị không ngừng tăng lên. Cho nên nhiều người nhắm vào nô lệ, đây không phải chuyện của riêng ai, mà là của giai tầng. Nhiều người giàu lên, không muốn lao động nữa, muốn hưởng thụ hầu hạ của người khác, nên chuyện muốn dùng nô lệ từ đó mà sinh ra ...”

Phùng Anh ngập ngừng:” Phu quân, nô lệ không phải người Đại Minh, vì sao chàng cẩn thận như thế?”

Vân Chiêu nhìn Phùng Anh:” Loại chuyện này nhất định có báo ứng, nàng tin không?”

Tiền Đa Đa ngạc nhiên:” Chàng ngay cả thần phật còn chẳng tin, sai lại tin vào báo ứng.”

Vân Chiêu không biết phải nói sao cho hai lão bà của mình hiểu:” Ta không tin thần phật, nhưng ta tin ông trời có mắt. Chuyện trên đời này kỳ quái thế đấy, khi chúng ta thấy một chuyện chỉ có lợi không có hại gì cho chúng ta thì cái hại đã sinh ra rồi.”

“ Ta luôn cho rằng, con đường mình kiến thiết quốc gia này không sai, ta muốn bách tính trở nên giàu có, đồng thời hạn chế một số công thương nghiệp khiến người ta giàu vọt lên, để đạt mục đích toàn thân giàu có.”

“ Một khi đưa nô lệ vào, giàu có lên luôn luôn chỉ là một bộ phận nhỏ, không thể đem lại lợi ích toàn dân. Khi đó người giàu vì có nô lệ mà càng thêm giàu có, còn người nghèo sống dựa vào sức lao động, khi giá lao động giảm xuống, người nghèo sẽ phải sống ra sao? Phải hạ mình xuống cạnh tranh với nô lệ, cuối cùng người nghèo sẽ thành nô lệ. ”

Tiền Đa Đa không hiểu:” Nhưng mà đường sắt vào Thục vẫn phải làm, dù giờ không làm thì sau này vẫn phải làm, nếu chỉ dùng công tượng Đại Minh, chẳng những phí tiền còn chết nhiều người.”

Vân Chiêu bóp trán, cân bằng các loại ích luôn khó khăn nhất, hơn ai hết y là người muốn khai thông đường sắt tới Thục, như vậy Thục và Quan Trung liền một thể, thúc đẩy được biên thùy phía tây nghèo khó, nếu không phía tây ngày một kém phía đông có cái lợi của giao thông đường biển.

Như thế lại trái với mục đích toàn dân giàu có của y.

“ Trải qua nhiều năm cải cách ruộng đất, bách tính Đại Minh cơ bản đã giải quyết được vấn đề cơm áo, cho nên theo đuổi tài phú không quá cấp bách nữa. Quan Trung, Thục cùng với tây bắc không có quá nhiều tài nguyên, nên phải dùng chính sách đưa lên thật cao, nếu không sẽ bị duyên hải đông nam bỏ xa, cái họa xưa nay không phải do nghèo mà là phân chia không đều.”

Phùng Anh như hiểu ra:” Thì ra đó là nguyên nhân chàng không rời kinh đô sang phía đông mà vẫn ở lại Quan Trung.”

Tiền Đa Đa chớp mắt:” Phu quân sao chắc vùng đông nam nhất định đi sau về trước?”

Vân Chiêu lấy một phong thư đưa cho nàng:” Hàn Tú Phân dùng hỏa tốc tám trăm dặm đưa về, thời đại hàng hải của Đại Minh tới rồi.”

Chuyện này chưa giải quyết xong thì chuyện kia tới, Hàn Tú Phân dâng văn thư, dùng ngữ khí khẩn thiết nhất nói với các đại lão Đại Minh, di dân Nam Dương là quốc sách chính xác nhất, cần nhanh chóng thực thi không nên trì hoãn, chỉ cần Đại Minh lập căn cơ trăm năm ở đó, sản lượng lương thực Nam Dương sẽ hơn xa Đại Minh.

Điều này là thật, dù là Quan Trung, Trung Nguyên hay Thục thì đất đai cũng đã canh tác cả nghìn năm rồi, không chịu nổi nữa, nên tiến hành luân phiên canh tác.

Nhưng kiến nghị di dân quy mô lớn đã bị xử bắn ở chỗ Trương Quốc Trụ.

Vẫn là vấn đề giàu nghèo không đồng đều mà thôi.

Theo Trương Quốc Trụ, nếu tiến hành di dân quy mô lớn sẽ dẫn tới kết quả đáng sợ ... Chia tách.

Nam Dương quá xa, trời cao hoàng đế xa không dễ thống trị, Hàn Tú Phân ở đó thì còn đỡ, ít nhất lòng trung thành của nàng với hoàng triều không cần hoài nghi.

Nhưng nhiều khi tạo phản không phải chuyện một người có thể khống chế, nếu như đại bộ phận người nơi đó sinh ra bất mãn vì phải lấy sản xuất của mình chi viện trong nước, chia rẽ sẽ là tất yếu.

Sau đó đế quốc phái lượng lớn quân đội tới dẹp loạn, rồi bất mãn càng lên cao, lại phải trấn áp, rồi ... rồi không có sau đó nữa.