Bến tàu Yanbu, pháo đài nhỏ Yanbu. Đây là một thành bang của Mecca. Mecca khá nổi tiếng nhưng nói thật lúc này nó là một thành bang lụn bại. Sự lụn bại của Mecca dẫn đến các thành bang của nó đều lụn bại.
Yanbu là một tiểu thành bang như vậy.
Nhưng nói Mecca lui bại nghe có vẻ không đúng lắm nơi này ít ra cũng là nơi sinh thành Muhammad và là nơi hành hương của các thị tộc Hồi Giáo ở Ả Rập kia mà? Làm sao một nơi như vậy có thể lụi bại?
Do là sinh quán của Muhammad và là địa điểm Muhammad lần đầu được Thượng đế tiết lộ về Quran(trong một hang đá cách Mecca 3 km), Mecca được đã biết đến là thành phố linh thiêng nhất trong Hồi giáo và các cuộc hành hương về nơi đây hằng năm luôn được tiến hành.
Các điều kiện khắc nghiệt và địa hình của bán đảo Ả Rập khiến các bộ lạc địa phương ở trong tình trạng xung đột gần như liên miên, song vào một lần trong năm họ tuyên bố đình chiến và cùng đi đến Mecca trong một cuộc hành hương thường niên.
Và đây cũng là khoảng thời gian mỗi năm để phân xử các tranh chấp, các khoản nợ được giải quyết, và việc mua bán có thể xuất hiện trong các chợ phiên Mecca. Các sự kiện thường niên này khiến cho các bộ lạc có cảm giác về bản sắc chung và biến Mecca thành một trung tâm quan trọng của bán đảo Ả Rập.
Nhưng đó là những hăm thế kỷ thứ 7. Giờ Mecca không được như xưa nữa.
Mecca ít có tên tuổi trong chính trị, song duy trì là một thành phố mộ đạo và thông thái nằm dưới quyền cai quản của các Sharif Nhà Hashem. Nhưng dòng hành hương cũng bị Jerusalem san đi rất nhiều.
Thời này Sharif cai trị Mecca chín là Abul-Hashim ibn Muhammed khi này đã là 62 tuổi rất già rồi.
Mecca nói lụi bại có vẻ hơi nặng lời, nó lụi bại là so với một Mecca trung tâm bán đảo Arab trước kia thôi.
Mecca nói chung vẫn là một thành bang rất khá.
Abul-Hashim ibn Muhammed rất tin tưởng Hassan-i Sabbah lý do bởi vì chính Hassan-i Sabbah đã cứu ông ta thoát khỏi bàn tay tử thần. — QUẢNG CÁO —
Số là ba năm trước đây khi mà Hassan-i Sabbah vừa kết thúc “khóa đào tạo tại chức” ở Thăng Long và quay về gây dựng thế lực sở khu vực Oman theo lệnh của thày. Hassan-i Sabbah nhanh chóng chiếm được một vùng rộng lớn phía Bắc của Oman bao gồm Juffar, Khasab, Doba, Al Bidyah, Madhah, Kalba, Sohar. Nhưng vì tránh gây rung chuyển khu vực, hắn tạm thời tha thứ cho Muscas và chuyển hướng chú ý tới việc phong tỏa các đường giao thương thu thuế.
Phong tỏa vùng biển Persian và Vịnh Oman dễ vì Sohar chính là cảng biển khá trung tâm ở vùng vinh Persian và Biển Oman . Chỉ cần khẽ động tác là hải quân của Vương triều Hồi Giáo Nizaris có thể bọc kín Sur của Tống Kiệt, Muscus của Oman, và Basra của Seljuk. Từ đó hàng hóa theo đường biển muốn vào Suljuk chỉ có thể đi đường bộ vượt qua các dãy nũi khủng bố của Afghanistan và Pakistan ngày nay. Con đường bộ ấy thì quá phức tạp rồi. Thử nghĩ hàng hóa từ Nam Ấn đi qua Bagdad và Damascus – Ai Cập nếu phải vượt qua hai địa bàn trên bộ kia thì biết bao nhiêu bất tiện. Trong khi đó nếu từ Nam Ấn mà đi thuyền dọc bờ thì cưc nhanh, cực thuận tiện. Lượng hàng hóa mang theo mỗi thuyền từ vài chục tấn đến cả trăm tấn, các đoàn lạc đà không bao giờ so sánh nổi.
Chính vì lý do này tuyến hàng hải buôn bán ở vùng biển Oman, vịnh Persian hay Hồng Hải, Vịnh A đen (Gulf of Aden) – nói chung là Biển Arab rất nhộn nhịp.
Khống chế được Sohar thì Vương triều Hồi Giáo Nizaris với lực lượng hải quân thuyền pháo của Đại Việt cung cấp dễ dàng bắt chẹt ½ phía bắc của biển Arab đó là Oman- Persian. Nhưng còn Hồng Hải, vịnh Aden là Hassan-i Sabbah cũng không tha, vì vậy hắn nhanh chóng cho hạm đội phong tỏa nơi đây.
Mấy chiến hạm ghẻ của Tống Kiệt lao ra muốn thông đám “thổ dân” Arab này. Nào ngờ đây quân của Hassan-i Sabbah toàn là pháo hạm hàng khủng, thuốc nổ dùng không hết. Chạm là tan.
Gớm ba cái khẩu pháo nạp đầu nòng của Tống Kiệt sao đọ lại? Thuyền chiến của Zeila toàn là chiến hạm cũ của Thăng Long cả mười mấy năm trước, hỏng hóc cả, còn chiến hạm mới gỗ sồi vùng Arab cải tiến cho thêm pháo lên sàn thuyền liệu có thể đấu lại Cog do Đại Việt đóng.
nên nhớ Hassan-i Sabbah đi Đại Việt không chỉ học Marxism, hắn học hết từ thầy, từ y học , toàn học, vật lý, và nghệ thuật quân sự hải quân. Nói đến uýnh lộn trên biển thì Ký vẫn xếp hạng đầu, nói đến công thành thủ thành thì vẫn là Ký. Cho nên Hassan-i Sabbah đúng thật là học trò đúng nghĩa của Ngô Khảo Ký đấy. Ký đủ trình độ để làm thầy của Hassan-i Sabbah trong nhiều lĩnh vực.
Thuyền tốt, pháo mạnh, chiến thuật chuẩn với pháo hạm.... hải quân Zeila bị đánh tàn tạ, kể từ đó Hồng Hải, Vịnh Aden là Vương triều Hồi Giáo Nizaris nói thì mới tính.
Vấn đề là hạm đội Nizaris không có chỗ đặt chân. Từ Oman đến vịnh Aden quá xa để có thể qua lại tuần tiễu. Cho nên việc tìm một quân cảng trú đóng và thu thuế là nhiệm vụ cũng như ưu tiên kế hoạch hàng đầu của Hassan-i Sabbah lúc này.
Tìm cảng bên phía Bắc Phi hay sừng Châu Phi ( Somalia) là không được, đây là địa bàn thằng Tống Kiệt , bất kể lúc nào nó cũng có thể tập kích trên bộ vào bến cảng... đóng quân ở đó là chết liền.
Cho nên Hassan-i Sabbah chỉ có thể hướng ánh mắt về bờ biển bán đảo Arab. Sana’a và Mecca là hai cái tên nổi lên trong đầu của Hassan-i Sabbah.
Lại nói các thị tộc bên Arab cực ghét Tống Kiệt , đơn giản thằng này tổ chức thánh chiến Hồi giáo đã kéo đi không ít người của bọn hắn thành lập lên Vương quốc Hồi giáo Zeila bên kia eo biển Hồng Hải. Mất dân , mất chiến binh cho nên các thủ lĩnh thị tộc Arab không ưa gì Tống Kiệt. Lúc này vẫn luôn có dân Arab lén lút trốn qua Zeila với sự hậu thuẫn của hải quân Tống Kiệt .
Cho nên trận chiến Hassan-i Sabbah đập tan hải quân Zeila khiến cho đám thủ lĩnh Arab khá thân thiện với Hassan-i Sabbah. — QUẢNG CÁO —
Nhưng vấn đề là Hassan-i Sabbah theo hệ Shia Hồi giáo còn bán đảo Arab phần lớn là hệ Sunni. Cho nên đây vẫn là ngăn cách, cho dù giáo lý của Nizaris rất cởi mở do lồng hiều Marxism tư tưởng, nhưng ngăn cách là vẫn không tránh khỏi.
Hassan-i Sabbah cũng rất khó đặt chân một cách hòa bình bên bán đảo Arab.
Những cuộc tiếp xúc ngoại giao của Hassan-i Sabbah liên tục với các thủ lĩnh Arab, hắn không thể vừa đánh Tống Kiệt lại gây thù với thủ lĩnh Arab được. Kẹp giữa chiến đấu hai bên thì Vương Quốc Nizaris không thể đứng vững chân ở biển Hồng Hải được.
Cơ hội đến khi tiếp xúc Mecca.
các Sharif Nhà Hashem quản lý Mecca luôn tự hào về nguồn cội Muhammed của mình, thế nhưng Mecca không nằm trên tuyến đường buôn bán hàng hải. Không ai đi dừng thuyền ở Mecca sau đó vận hàng đường bộ về Địa Trung hải cả. Các thương thuyền sẽ tiến thẳng vào vịnh Suez hay vịnh Aquaba ăn sâu trong lục địa để dễ thông hàng về Địa Trung Hải đi Châu Âu hay đi Damascus.
Chính vì lý do này Mecca chưa bao giờ là một địa điểm tập kết hàng của các tuyến buôn bán hàng hải.
Hassan-i Sabbah tiến vào với một đề nghị rất tuyệt vời, cấp cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris một Thành Bang ven biển. Hassan-i Sabbah sẽ thu thuế toàn bộ thuyền buôn đi qua khu vực và chia cho Sharif Nhà Hashem 10% số thuế.
Nghe có vẻ ít nhưng nó là một con số khổng lồ mà Mecca không thể ngờ đến, vả lại Abul-Hashim ibn Muhammed cũng không có quyền từ chối, vì Hassan-i Sabbah đã chia 5% thuế cho Quraysh thị tộc hùng mạnh nhất vùng Mecca. 3% cho thị tộc Ansar, và 3% cho thị tộc Thaqif.
Ngồi không mà có tiền dĩ nhiên đám này thực rất dễ chấp nhận offer của Shark Hassan-i Sabbah.
Như vậy một liên minh kinh tế , chính trị quân sự, được thành lập bởi lợi ích khổng lồ thành lập.
Nhà Ansar nhường ra thành bang Yanbu ven biển cho Hassan-i Sabbah xây bến cảng quân sự. Tất nhiên đổi lại thì Hassan-i Sabbah sẽ giúp đỡ nhà Ansar ở thành bang Thuwal xây dựng một đội thuyền buôn cùng bến tàu.
Khả năng hàng hải chưa bao giờ là thế mạnh của người Arab lúc này. Cho nên cả đám Abul-Hashim ibn Muhammed ,Quraysh, Thaqif đều rất ganh tị thị tộc Ansar may mắn vì nắm được mấy thành bang ven biển cho nên có thể nắm mối làm ăn này cùng Hassan-i Sabbah.
Trước đây Ansar thị tộc nghèo chó, các vùng đất có chút màu mỡ có thể canh tác hay chăn nuôi trong nội địa đều là mấy gia tộc kia nắm cả. Thậm chí gia tộc Ansar còn được mệnh danh là Ansar , Ansar ... Ansar< không lạc đà>. — QUẢNG CÁO —
Nhưng lúc này Ansar đã là một gia tộc có tiếng nói ở Mecca rồi.
Còn quan hệ của Hassan-i Sabbah và Sharif Nhà Hashem đặc biệt thân thiết vì 10% thuế cắt về, còn là vì Hassan-i Sabbah cứu mạng Abul-Hashim ibn Muhammed lãnh đạo nhà Hashem.
Abul-Hashim ibn Muhammed viêm phổi, căn bệnh này gần như chết chắc ở thời này, nhưng với Streptomycin lởm kết hợp Penicillin xịn của Đại Việt thì Hassan-i Sabbah đã kéo lão từ vòng tay thần chết về lại thế giới này.
Với ngoại giao đá quý cùng pháo hạm kết hợp thì Hassan-i Sabbah rất nhanh đứng vững ở nơi này Mecca.
Có thể nói trên lục địa, nhắc đến Vương triều Hồi Giáo Nizaris thì các thị tộc ở Mecca sẽ nhường đường , kể cả các thị tộc đang đấm nhau túi bụi cũng phải chờ cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris thông lộ mới đánh nhau tiếp.
Tiền bạc, lương thực, thậm chí vũ khí trang sức, tơ lụa và nhiều đồ đạc xịn mà chỉ Đại Việt mới có thể cung cấp đã mở đường cho một mối quan hệ hảo hữu của đám Arab và Hassan-i Sabbah .
Có thể nói danh tiếng của Hassan-i Sabbah ở Mecca đặc biệt tốt và được thế lực ở đây tin tưởng.
Nhưng có chết thì các thế lực Mecca cũng không tưởng tượng ra họ đã suýt bị Hassan-i Sabbah bán một lần, và đang chuẩn bị bán lần hai.
Lần thứ nhất bán đó là đàm phán với Benjamin, nếu mà quân Thập Tự Chinh không đến kịp thời thì chắc chắn Hassan-i Sabbah đã bán Mecca rồi.
Cũng may mà quân Thập Tự Chinh đến kịp, cho nên trong mắt người Mecca thì Hassan-i Sabbah chính là ngoại giao với Jerusalem giúp bọn họ tránh bị xâm chiếm... Cảm ơn Hassan-i Sabbah đến nước mắt lưng tròng.
Nhưng đêm nay... xác định là Mecca sẽ bị đưa lên bàn đàm phán, và khả năng bị bán một lần nữa rất cao...