Thành công của Ngô Khảo Ký và Hassan-i Sabbah không chỉ là xây dựng được Vương triều Hồi Giáo Nizaris hùng mạnh ở Oman.
Điểm quan trọng của Vương triều Hồi Giáo Nizaris đó là vỏ bọc gần như hoàn hảo của nó khiến nó là một con bài ẩn cực kỳ mạnh của Đại Việt.
Rất rất khó để tìm thấy mối liên hệ của Vương triều Hồi Giáo Nizaris và Đế Chế Đại Việt, nếu không muốn nói thẳng đó là không có tìm thấy mối liên hệ nào.
Mối liên hệ duy nhất của hai bên đó là những chiếc thuyền Cog và trang bị trên đó. Nhưng các dấu vết đã bị loại bỏ sau khi các chiến hạm Cog được giao cho Vương triều Hồi Giáo Nizaris.
Thực tế thì Đại Việt lúc này các xưởng bí mật chế tạo Cog đã dừng từ lâu. Trừ khi Benjamin – Tống Kiệt phải tìm chính xác các xưởng đóng tàu Hoàng gia Đại Việt mà điều tra… ngươi nếu dám điều tra hoàng gia Đại Việt thì quá giỏi rồi.
Các chiến hạm Cog sau khi xuất xưởng sẽ được phủ bạt che kín sau đó dùng tàu Hơi nước kéo một mạch đi Rohana.
Ngoài khơi Rohana thì người Việt gốc Ấn sẽ điều khiển các chiến hạm Cog vào bờ mà giao cho người của Hassan-i Sabbah đã chờ ở đây.
Cho nên nguồn gốc made in Ấn Độ đã cộp mác cho mấy con Cog này khi mà chính các thân tín của Hassan-i Sabbah cũng không được biết.
Bí mật Vương triều Hồi Giáo Nizaris là một bộ phận của Đế Chế Đại Việt chỉ có Hassan-i Sabbah và hai người con trai của hắn biết.
Vấn đề hoả pháo và trang bị của Vương triều Hồi Giáo Nizaris thì sao?
Mua, thật sự mua từ Chola, áo giáp, binh khí , hoả pháo, Culverin và gần đây là súng hoả mai đều tốn một lượng lớn tiền mua từ Chola.
Chola đã đúc pháo rồi, chiến giáp vũ khí cũng đúc nhiều. Nhất là pháo của họ không thua kém Thăng Long thời Ỷ Lan , vũ khí cũng là thép chất lượng vừa phải. Những sản phẩm này từ các công tượng Đại Việt của Kiều Thạc chuyển giao. Tất nhiên tốn tiền mua một lượng lớn vũ khí ngoài ánh sáng để che mắt thiên hạ thôi. Mua về rồi vứt ấy có dùng đâu. Toàn là Hàng Đại Việt giả danh hàng Ấn thôi.
Nhưng vấn đề là tại sao Chola phải bán vũ khí chi Vương triều Hồi Giáo Nizaris? Không bán cho bọn nọ thì Nizaris khoá biển, khỏi xuất khẩu hàng đi Ai Cập, Ả Rập được.
Chola đường bộ không đi Tây Á được , càng không đi Ai Cập được, cho nên phải cúi đầu bán vũ khí.
Vấn đề là ở chỗ Chola có một đoạn thời giam bất mãn Nizaris muốn đem quân đánh, cơ mà hải quân hai bên va chạm nhẹ một lần ở Persian thì Chola ngoan luôn, chấp nhận bán vũ khí.
Có vỏ bọc mua vũ khí Chola thì Đại Việt có thể tuồn vũ khí thép hợp kim Molybden quy cách Chala tới Vương triều Hồi Giáo Nizaris.
Có một điểm sơ hở nhỏ ở đây đó là, lúc Vương triều Hồi Giáo Nizaris chưa mua vũ khí ở Chola thì sao họ ép được Đế quốc này? Tất nhiên đó là sơ hở, nhưng điều tra đến lúc đó khó lắm, bởi lẽ lúc này chỉ cần điều tra sẽ hiện lên thông tin Vương triều Hồi Giáo Nizaris đại lượng mua bán vũ khí từ Chola. Các thông tin này quá nhiều, chi tiết, bằng chứng rõ ràng khiến cho dù ai điều tra cũng bị hoả mù này che chắn. Và thực tế chỉ tra đến đây thì không ai rảnh đi tra thêm nữa.
Vì vậy sự hùng mạnh của Vương triều Hồi Giáo Nizaris đã có lời giải, đám này được đánh giá là ngáo ộp , cướp biển, toàn dân cày cấy trồng trọt rất ít. Công việc chính của họ là làm dịch vụ về cảng biển, kho tàng bến bãi, bảo trì bảo dưỡng tàu biển. Kiếm tiền chính là thu thuế cùng dịch vụ, thằng nào không nghe thì bọn hắn trở mặt cướp.
Giàu, lại mua nhiều nô lệ, mua nhiều lương thực, lại đông nhâm viên, thu thuế lại càng triệt để, lại thêm giàu.. lại mua thêm đồ, vũ khí, nhân lực… Vương triều Hồi Giáo Nizaris như một cái bánh xe lăn lăn càng lăn càng mạnh.
Sự phát triển bata thường của Vương triều Hồi Giáo Nizaris lại rất dễ lý giải.
Mặc dù phải tốn một khoản tiền không nhỏ giả vờ mua thuyền, mua vũ khí từ Chola để tạo vỏ bọc, thế nhưng số tiền đó chẳng là gì với số thuế mà Vương triều Hồi Giáo Nizaris thu trên con đường Tơ Lụa Trên Biển này. Tốn một chút tiền mà có một vỏ bọc vững chắc… cần gì nghĩ nhiều?.
Đó là gần như tất cả về Vương triều Hồi Giáo Nizaris một thế lực mới nổi ở Bán đảo Arab nhưng là một cường quốc hải quân không ai muốn đụng tới.
Lúc này nói sơ bộ về tình hình công nghệ toàn thế giới...
Đại Tống đã đi đến mức có thể chế tạo súng hỏa mai dây đốt nòng rèn đúc, Nhật bản cũng có bước tiến tương tự, Cao Ly đã đổi họ Lý sau một cuộc chính biến máu me ở Vương Đô. Tình hình đã ổn định trở lại và vững bước phát triển kỹ thuật ăn cắp của Đại Tống, trong tay họ lại có súng hỏa mai dây đốt nguyên mẫu của Đại Việt cho nên đang học sao chép và hứa hẹn thành công trong thời gian tới.
Như đã nói một khi Đại Tống có hàng thì tức là hàng đó bằng một cách nào đó sẽ lan tràn thị trường. Cho nên Chola cũng có được súng hỏa mai dây đốt mô phỏng của Đại Tống. Nó thô kệch và nặng nề nhưng sức tấn công cũng chỉ kém súng hỏa mai dây đốt Đại Việt ở chỗ chất lượng thuốc nổ kém.
Ở Đại Việt đã không còn súng hoả mai Flintlock hay Thừng đốt. Chỉ có các loại súng phát triển trên công nghệ hạt nổ. Thứ này sẽ nói sau…
Các đồng minh của Đại Việt sử dụng súng hoả mai Flintlock, bọn họ đã tự chế tạo được súng này một cách nhỏ dọt và nhập khẩu đá lửa từ Đại Việt để hoạt động.
Vì Chola có súng hoả mai mô phỏng. Đại Tống cho nên họ nhận được hàng thải 20 ngàn khẩu súng hoả mai thừng đốt từ Thăng Long, Lavo, Medang, Busan và Zhui no gia tộc.
Ở Oman ít mưa, nói chung bán đảo Arab ít mưa cho nên súng hoả mai thừng đốt ở đây cực lợi hại.
Đây cũng là yếu tố khiến cả hải quân hay bộ binh của Vương triều Hồi Giáo Nizaris rất ghê gớm.
Về công nghệ thì Tống Kiệt không có mở khoá súng nòng khương tuyến vì sợ hãi Richard cũng lợi dụng chế tạo. Benjamin đang cố gắng phát triển công nghệ vượt qua Richard sau đó mới để Tống Kiệt mở khoá , từ đó có ưu thế áp đảo Richard.
Nhưng Benjamin làm sao biết được hắn cùng Richard là từ một khuôn đúc ra, Benjamin có thể làm gì thì Richard có thể làm y nguyên thậm chí tốt hơn vì Richard có nguồn than đá khổng lồ làm nguyên liệu, trong khi Tống Kiệt, Benjamin rất ít nguồn than đá.
Chính vì hai bên công nghệ sàn sàn, cho nên Tống Kiệt và Benjamin thoả thuận cực gắt gao để tránh mở khoá công nghệ khiến mọi chuyện tồi tệ. Vì thế bọn họ quyết định dừng hoả pháo ở mức đôn Mẫu Tử Pháo và súng hoả mai thừng đốt.
Nói thật thì ngoài Tử Mẫu Pháo cùng súng hoả Mai Thừng đốt điểm hoả thì Tống Kiệt cũng chẳng có cái quái gì trong đầu để mở. Còn Benjamin không thể ám chỉ ra hiệu cho Tống Kiệt về những kiến thức như của súng Kamelander hay Dreyse needle gun –Henry rifle. Cho nên nói thật là công nghệ súng pháo của đám này bị Tống Kiệt kéo một cách thê thảm, còn về kỹ sư của Benjamin hay Richard < Cánh Tay Trái> còn lâu mới đủ trình độ sáng tạo, mà lũ này chưa phát hiệt khả năng sáng tạo của người thời đại này sẽ không bị hệ thống giới hạn.
Vì đánh Âu Á thì Địa Trung Hải kiểm soát rất quan trọng, cần hải quân mạnh mẽ , cho nên Tống Kiệt với kiến thức mèo cào mở khoá động cơ hơi nước Piston xilanh.
Đây chính là những điều mà Ký nghi ngại nhất khi để thằng họ Tống sống sót. Nó là nhân tố bất ổn khiến mọi tính toán của Ngô Khảo Ký có thể đổ sông đổ biển hết thảy…
Bao nhiêu cố gắng để các nhà khoa học Đại Việt nghĩ cách sáng tạo ra động cơ piston xilanh. Những tưởng sẽ độc quyền được rất lâu. Thằng khốn nạn Tống Kiệt chế tạo một cái mô hình động cơ hơi nước đơn giản bằng đồng… thế là mọi tính toán của Ngô Khảo Ký đi tong cả. Cả Richard và Benjamin đều đua nhau chế tạo động cơ hơi nước…
Lúc này đây cả hai bên Richard và Benjamin đang chạy đua với thời gian. Phe nào có động cơ hơi nước trước thì phe kia vỡ mồm.
Cả Richard và Benjamin đều thiếu trầm trọng các ngành công nghiệp phụ trợ cùng hoá chất, dù sao bọn hắn thời gian phát triển khá muôn, việc làm sao có thể chế tạo thép hợp kim đều là quá khó khăn với cả hai.
Cho nên để giảo quyết vấn đề ăn mòn của hơi nước đối với thép kém chắt lượng thì chỉ có cách bôi trơn bằng dầu nhớt, dầu nặng.
Ở mặt này thì Benjamin có lợi vì hắn có nguồn dầu mỏ lộ thiên khá nhiều ở Basra ( Kwait ngày nay) . Còn về Richard chỉ có thể đánh bắt cá voi lấy dầu…
Còn Ngô Khảo Ký thì ở nhà nóng ruột không thôi, một mặt chửi cha chửi mẹ Tống Kiệt, một mặt thúc dục Hassan-i Sabbah cử mật thám coi chặt hai thằng này xem bọn hắn chế tạo ra được cái gì… chất lượng ra sao…
Động cơ hơi nước mẫu là Tống Kiệt chế tạo đã oanh động cả Isfahan. Không có gì là bí mật cả… cho nên thám tử rất nhanh sẽ biết chuyện này… Nhận được tin tức thì Ngô Khảo Ký kém chút bạo động mà ra lệnh toàn Hội Sát thủ do Hassan-i Sabbah đào tạo bốn năm qua ngay lập tức đến Isfahan giết Tống Kiệt.
Nhưng một năm đi qua vẫn chưa thấy Benjamin và Richard có sản phẩm , lúc đó Ký mới bình tâm trở lại.