Bốn năm qua chuyện quan trọng nhất Ngô Khảo Ký làm được đó chính là xây dựng được một hệ thống phòng thủ từ xa đáng kinh ngạc đối với cả Châu Âu và Tây Á.
Thậm chí hắn có thể chặn đánh từ xa ngay cả thám tử của những thế lực phương Tây muốn xâm nhập.
Để làm được điều này thì công lao của
Hassan-i Sabbah cực kì lớn.
Tất nhiên nếu để nói về Hassan-i Sabbah và mối lương duyên cùng Marxism thì có cả trăm trang sách mới có thể kể một phần về nó. Tất nhiên sẽ có những chi tiết về Hassan-i Sabbah và chủ nghia Marxism kiểu Hồi giáo của ông ta, nhưng chuyện đó sẽ được đề cập đến trong những “ trang sách về cuộc đời Hassan-i Sabbah , học trò suất sắc bậc nhất của Đại Đế Ngô Khảo Ký < Kẻ Thống Nhất mọi dân tộc>< Người Thầy Vĩ Đại>< v.v...>”.
Nhưng nói tóm tắt thì như vậy. Nhà Fatimid ở Bắc Phi lúc này không hoàn toàn là Hồi Giáo cực đoan Shia thời hiện đại. Điều này đến khi gặp được Hassan-i Sabbah thì Ngô Khảo Ký mới biết được.
Có rất nhiều sai lầm ngộ nhận về lịch sử mà những kẻ đọc lướt wiki sẽ mắc phải. Ngô Khảo Ký không đọc lướt, nhưng vì hắn không quan tâm lịch sử của khu vực Tây Á, Châu Phi cho nên hắn không có đào sâu. Không đào sâu thì chỉ có những thông tin mờ nhạt chung chung dễ dẫn đến cái nhìn thiển cận và sai lệch.
Shia của nhà Fatimid xung khắc cùng Sini ở Bagdad và Suljuk vì vấn đề thừa kế chính thống. Nó chưa dẫn đến sự đối lập giáo lý cực đoan và dung hòa.
Ở Bắc Phi – nhà Fatimid có hai trường phái Shia lớn đó là Nizari Ismailis và Musta'li Ismailis. Trong đó Nizari Ismailis mang tư tưởng tiến bộ cùng dung hòa, còn Musta'li Ismailis mang tư tưởng cực đoan cự hữu.
Chính Musta'li Ismailis mới là nguyên nhân khiến xảy ra những cuộc thanh trừng người Kitto giáo và người Do Thái Giáo ở Bắc Phi, và cũng chính nó mới là nguyên nhân cho cuộc thảm sát người Do Thái ở Tây Ban Nha dẫn đến họ phải chạy bủa về các khu vực Frank hay German ở phương bắc.
Bản thân Hassan-i Sabbah từ đầu đã là tông đồ Nizari Ismailis và ông ta nghiên cứu cực sâu về tư tưởng Nizari Ismailis này. Dai Hassan-i Sabbah, người đã nghiên cứu và chấp nhận Chủ nghĩa Nizari Ismail ở Fatimid Ai Cập. Sau đó mới đi các vùng Alumat phía bắc Badgad để truyền giáo và gây dựng thế lực.
Bản thân giáo lý Nizari Ismailis nguyên khởi đã nhấn mạnh lý luận độc lập( ijtihad). chủ nghĩa đa nguyên—sự chấp nhận sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc, văn hóa và liên tôn giáo, và đặc biệt nhấn mạnh công bằng xã hội.
Những tiến bộ trong lối suy nghĩ của Hassan-i Sabbah cũng khiến Ngô Khảo Ký phải kinh ngạc. Cho nên sau khi Hassan-i Sabbah về tới Thăng Long thì không có vội vã quay về Bán Đảo Ả Rập để hành sự.
Ở đây trong một năm Ngô Khảo Ký đã tiến hành nhồi nhét cho Hassan-i Sabbah tư tưởng Marxism, nhưng Ngô Khảo Ký không phủ nhận tín ngưỡng thần linh của anh ta. Anh ta có quyền tiếp tục tín ngưỡng Allah của mình. Ngô Khảo Ký không có ép anh ta từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng giáo lý Nizari Ismailis nguyên bản của Hassan-i Sabbah đã có những điểm rất tiến bộ và gần gũi cùng Marxism. Cho nên sau một thời gian thông não điên cuồng thì Hassan-i Sabbah đã xây dựng cho mình một hệ Nizari Ismailis có nồng đậm tính Marxism trong đó.
Đây là một hệ Nizari Ismailis tôn giáo tiến bộ và rất mới. Hassan-i Sabbah chính là sau này mang nó mà đứng vững ở Juaffar( Dubai). Sau đó trong bốn năm với sau hậu thuẫn ngầm khủng bố của Đại Việt về tiền bạc, tài nguyên, nhân lực thì Hassan-i Sabbah lần lượt đánh chiếm, thôn tính các vùng Juffar, Khasab, Doba, Al Bidyah, , Madhah, Kalba, Sohar. Một nửa vương quốc Oman rơi vào tay Hassan-i Sabbah với số quan thường trực lên đến 3 vạn người, trong đó có 1,5 vạn đã là hải quân.
Thành bang Nizari Ismaili ( Nizari Ismaili state state) Đã phong tỏa cả vùng biển Persian , khiến cho tuyến đường thông thưuong Đông- Tây từ Ấn Độ vào Bagdad- Damacus bị cắt ngang. Hàng hóa nơi này bắt buộc phải đóng thuế cho Hassan-i Sabbah mới được qua. Và quá trình sàng lọc lần thứ nhất này khiến nhiều thám tử của Benjamin hay Tống Kiệt muốn đi Đại Việt tìm hiểu bị đánh chặn bước một và là một bước cực quan trọng. Nên nhớ khả năng tổ chức mật vụ họa động ngầm của Hassan-i Sabbah là cực tốt, sau đó lại được học tập thêm 1 năm ở Đại Việt cho nên anh ta lúc này có thể nói là hoàn thiện về mặt này.
Nhừng có một câu hỏi đặt ra đó là vì sao Hassan-i Sabbah dưới mắt Benjamin và Tống Kiệt quyền lực có thể ngang nhiên tung hoành ở Oman khiến cho Tống Kiệt lúc này phải cúi đầu thỏa hiệp với anh ta?
Thậm chí lúc này Tống Kiệt muốn thông tin hay vận tải người hàng hóa từ Ziela – Sure- Isfahan thì phải đi qua vinh Persian và phải cúi đầu chấp nhận “ liên minh” cùng Hassan-i Sabbah. Nguyên nhân là do đâu?
Bốn năm quá quá nhiều sự kiện diễn ra khiến không thể không từ từ nói rõ.
Đầu tiên có thể nói rằng mọi chuyện xuất phát từ Benjamin nếu nói về nguyên nhân sâu xa nhất.
Trong lịch sử thật thì Cuộc nổi loạn của người Kito ở Palestine ở những năm 1086-1087 rất nhỏ và nhanh bị dập tắt và chẳng để lại nhiều tiếng vang, thậm chí người Châu Âu, Công Giáo Roma đều không biết sự kiện này.
Nhưng thằng khốn Benjamin xuyên không, nhây nhưa gom hết phiến quân đẩy về vùng Tyre. Từ chỗ một cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ, các thủ lĩnh phong trào không đoàn kết, không liên hệ đã tạo thành một cuộc khởi nghĩa quy mô và dai dẳng.
Nhà Byzatine ngửi thấy mùi thơm cho nên muốn chiếm lợi ích, xua quân xuống vùng Nicaea rộng lớn muốn thu phục lãnh thổ ông cha.
Người kito giáo ở Nicaea ủng hộ mạnh mẽ quân Byzatine khiến cho xém chút Thành Nicaea thất thủ, nhưng cả xứ Nicaea ngoại vi toà thành này bị quân Byzatine chiếm đóng.
Lúc bấy giờ nhà Batukan ở Anayolia thì đang ở Tyre cuống quýt rút về. Đế quốc Suljuk phải điều quân từ các vùng khác đến tiếp chiến cùng Byzatine.
Nhưng họ quá khinh thường quyết tâm của Đông La Mã cùng Chính Thống Giáo Phương Đông.
Ác chiến nổ ra trên dọc bình nguyên Nicaea mà không đưa lai được kết quả đáng kể.
Đế chế đã đổ mọi tài nguyên ở Palestine vào cuộc nội loạn ở đây , thậm chí Palestine không thể tự giải quyết vấn đề mà của vùng này. Các cánh quân ở Armrnia, Damascus phải tiếp viện Palestine khi thành Jerusalem bị vây hãm.
Lúc này Benjamin đã đến Nicaea, săn lùng Hassan , liên minh Tống Kiệt.
Cuối cùng dựa vào hoả pháo thuốc nổ cức quý tộc và cức thường dân thì quân đội tập hợp các dân tộc của Benjamin và Nizam tể tướng đã đánh bại, đẩy lui quân Byzatine về lãnh thổ Constantinopolis. Vấn đề là cả Hoàng Đế Đông La Mã và Giáo Hoàng Chinh Thống Giáo Phương Đông nào biết Benjamin là ai?
Trốn trong Constantinopolis có thể né đạn pháo là sống được?
Để tạo nên công lao bất thế và danh tiếng tuyết đối thì trong một năm Benjamin điên cuồng chỉ huy tấn công Constantinopolis .
Hậu quả của những kẻ thủ thành đối diện với Ngô Huy Tuấn thì ai cùng biết rồi. Không bị lấp thành thì cũng bị nổ sập.
Tuấn Do Thái với sức mạnh của Đế Chế đã điên cuồng chế tạo cả trăm cỗ máy bắn đá đối trọng cỡ trung và nhỏ để lấp thành.
Tuấn Do Thái không điên mà đi chế tạo vài ba cỗ khổng lồ máy bắn đá làm gì, quá khó chế tạo, nguyên liệu gỗ kiếm không ra , số lượng ít thì chẳng để làm gì.
Thay vào đó Tuấn Do Thái chế số lượng đông đảo máy bắn đá đối trọng và trong mấy tháng đã lấp luôn đầu thành Constantinopolis.
Đây là một cuộc lấp thành lịch sử , việc lấp Ung Châu của Ngô Khảo Lý chỉ là con tép trên mép con mèo. Ung Châu làm sao so với Siêu cấp thành trì Constantinopolis , quy mô chiến đấu hai bên tổng lên 40 vạn cả dân binh, phụ binh… phải nói là một trận vây hãm điển hình của thế kỷ.
Byzatine thua vì họ đánh mật lợi thế hải quân của mình. Trong lịch sử sở dĩ Constantinopolis có thể tồn tại lâu vậy trước sức ép của các quốc gia Hồi giáo vì thành phố này 3 mặt là sông , eo biển và vịnh. Byzatine có lực lượng hải quân mạnh hơn nhiều Suljuk cho nên họ có thể đứng vững bấy lâu.
Nhưng lợi thế này bị thằng Benjamin với hoả pháo trà đạp không thương tiếc…
Không có kinh nghiệm chiến đấu pháo hạm thì đó quả là một bị kịch không dùng lời nào mô tả hết.
Các thuyền không pháo không phải vô dụng, trong lịch sử chứng minh thời đại ban sơ của hoả pháo thì các pháo hạm không hề mạnh mẽ quá đáng. Cái chính là các ngươi phải biết cách chiến đấu với pháo hạm kho trong tay chỉ là chiến hạm thường không pháo…
Đằng này hải quân Byzatine cậy mình mạnh hơn cho nên cùng Galley đời đầu dàn quân trên vịnh Bosphorus sống mái cùng quân Suljuk. Vậy là một trận hải chiến kinh hoàng xảy ra với kết quả ¾ hạm đội Byzatine quá bất ngờ trước hoả pháo mà bị đánh tàn.
Hải quân qua dẫn đến biển bị phong toả, bộ binh trên bộ ở Nicaea bị cắt đứt tiếp tế và bổ xung.. thua là chuyện đương nhiên.
Nhưng đáng sợ hơn đó là hải quân Suljuk sau khi bắt tù binh, bắt thuyền, có thêm chiến hạm, trang bị pháo thì ngày một mạnh lên, cuối cùng họ dễ dàng xông vào Sông Sừng Vàng ( Golden Horn River) phía Đông Bắc Constantinopolis và đổ bộ bao vây.
Cuối cùng là mất thêm nửa năm lấp thành.
Quân Constantinopolis bị vây chặt không có tiếp tế bổ xung.. thêm vào đó chủ lực của họ phần lớn chết , tù binh ờ Bình Nguyên Nicaea. Hải quân thì chết quá nửa. Quân số của họ chỉ có thể tam thời phòng thủ Constantinopolis mà không có khả năng phá vây.
Vua Constantinopolis và Giáo Hoàng Chính Thống Giáo Phương Đông chấp nhận thoả hiệp. Chính Thống Giáo cúi đầu trở thành một bộ phận của Công Giáo La Mã , đổi lại sự giúp đỡ giải vây của các Vương quốc Tây Âu.
Vậy là Giáp Hoàng Urban II mới nhậm chức những năm 1088 lúc này đứng ra kêu gọi milites Christi ( binh sĩ của Chúa). Khúc triết của việc này cũng là một câu truyện dài sẽ được đề cập trong nghiên cứu < Thánh Chiến sự thật nhơ bẩn của quyền lực và chính trị>.
Urban II có sự ủng hộ điên cuồng từ hai cha con Robert < Vớ Ngắn > và Richard < Left Hand> , ủng hộ cả về kinh tế , chính trị , quân sự, thậm chí 5 ngàn Thánh Kỵ Sĩ Fascism được Richard < Left Hand> tài trợ riêng và gửi đến Roma làm quân tư nhân bảo vệ Urban II.