Thực sự thì nấu đồng kiểu công nghệ thời đầu như thế này hên xui lắm, lúc được lúc không. Ý là chất lượng đồng tùy vào quặng mỏ tỉ lệ thành phần ra sao.
Cũng may , thành phần quặng khá tốt, không có lẫn quá nhiều chì tỉ lệ các hoại như asen, kẽm thiếc cũng khá ổn, nói chung là may mắn. Sản phẩm này có độ bên tương đối có thể chế tạo một số dụng cụ không phức tạp.
Dĩ nhiên là đúc rìu, búa chim để khai thác thêm đồng, chặt thêm cây rồi. Rìu đồng tuy không ra gì nhưng vẫn hơn nhiều đá cuội mài… không tin cứ nhìn sức lao động của người Toltec ở đây sẽ hiểu…
600 người lao động không nghỉ quả thật rất khủng khiếp. Mỏ đồng thuộc dạng dễ khai thác. Trữ lượng nhiều hay không thì Xuân không quan tâm, hắn cần đúc mấy cái bánh xe và trục là đủ..
Hai hôm nay thức trắng để tính toán và suy nghĩ thiết kế bánh xe + trục đây.. làm sao cho dễ đúc. Chứ cái cỡ như Xuân và đồng bọn gà mờ ở đây rót được khuôn bề mặt đã là mừng gọi cha gọi mẹ rồi…
Bánh xe… đúc….đồng, nhanh hơn nhiều việc ngồi đẽo gỗ… trục xe càng ngắn càng tốt… trục đồng không chịu được lực… cho nên xe rùa là dễ chế nhất.
Một bánh tiết kiệm thời gian đúc . Trục ngắn tầm 20cm khó hỏng.
Là một tay thiết kế được tàu biển thì cái xe rùa không làm khó hắn được..
Bánh xe, càng nhỏ chữ U để lắp bánh , trục, được đúc bằng đồng mài tạm để có thế xuyên qua nhau mà xoay.
Hai thanh gỗ chọc vào cang chữ U nối dài 3m tẽ ngang chữ V cho người cầm nhấc. Hai càng gỗ lớn được đóng đinh đồng buộc, gia cố với nhau trên đó không hề có thùng xe vì không có thời gian chế tạo, mà chế tạo cũng không nổi với công tượng của người Toltec . Cho nên trực tiếp buộc cái bao tải ngô thật chắc lên càng là được. Một người đẩy một người nhấc kéo đeo thêm dây đeo vai…
Nếu đủ xe hoàn toàn có thể mang đi 100 tấn hàng hoá được… một xe này có thể giúp một người kéo đi 200km 20km/ ngày điều kiện đường xá không đồi núi..
Tức là nếu có đủ 500 xe thì chỉ cần một lần di chuyển là đủ, người già, thiếu niên có thể hỗ trợ đẩy phía sau… vấn đề là chế được 500 xe là cả vấn đề . Mười ngày qua nới chỉ 50 xe được chế tạo… thật quá hoài nghi nhân sinh rồi…
Cái xe đơn giản vậy, 500-600 người mười này chế được 50 xe… ????...
Thật ra chỉ có 200 tay thợ có chút nghề đi mài bánh mài trục, chặt cây lắp ráp . Số còn lại còn bận khai thác đồng đốt than chặt củi.
Nhưng kể cả như vậy 200 ngời mất mười ngày mới có thể chế tạo 50 cái xe đơn sơ, cồn việc chỉ là lắp thanh đòn vào bánh trục đã có thôi mà?
Mười lăm ngày qua đi, thêm được 50 xe, tốc độ tăng lên 2 lần và đã là cực hạn . Các tay thợ Toltec đã quen với công tác mới… mấy tên đúc đồng nhiệp dư Đại Việt sắp thành chuyên gia. Số lần rót hỏng giảm thẳng tắp…
20 ngày trôi qua… tổng cộng 150 xe thành hình, càng khai thác, càng làm việc , càng chế tạo thì đám Toltec tay nghề càng thuận…
Dân Toltec ở đây choáng vàng, một tháng qua như mơ vậy, họ làm sao có thể tin tưởng được bàn tay của họ dưới sự hướng dẫn của Người Trời có thể tạo ra số lượng kim loại màu vàng nhiều như một căn nhà?
Không một ai có thể tưởng tượng được những trang sức quý giá mà chỉ quý tộc mới có, lúc này lại nằm la liệt khắp mơi? Nhiều đến mức độ họ cảm thấy thứ này không đáng quý nữa rồi.
Ngô Trí Xuân thì càng ngạc nhiên, mỏ đồng này chất lượng tốt khủng, thêm vào đó trữ lượng khá ổn, khai thác dễ lắm, chưa hề phải đào vào lòng đất.
Một tháng này hắn hiên hệ 4 lần với thuyền Barque mini ngoài khơi, được biết ba trăm người của bộ lạc Alq Atecquez đã được đưa về Tân Sinh và an trí cuộc sống... Một tháng này Ngô Trí Xuân cũng bố trí hai lần chuyển lương thực bằng se rùa tổng cộng chuyển được hai mươi tấn ngô ra biển để thuyền trở về Tân Sinh bắt đầu bố trí gieo trồng vào tháng hai khi thời tiết ấm lên, riêng về ngô giống đã thừa đủ. Ở Tân sinh có tới 500 lao động trong đó 250 là các thủy thủ khỏe mạnh am hiểu công tác tưới tiêu chỉ đạo. Những báo cáo đưa về cho thấy bên cạnh hồ nước đã khai hoang một diện tích đáng kể trồng ngô, hai quả đồi gần đó toàn cây nhỏ cũng được phát quang trồng trọt rồi.... vấn đề đưa nước lên đồi đang được suy nghĩ để thực hiện.
Trần Thảo Phó chỉ huy đưa về tin tức, Thuyền trưởng cứ bình tĩnh mà triển khai kế hoạch di dân, ở đây chúng tôi có thể lo được vấn đề lương thực cho mùa tới... Rất tự tin.
Nhưng có một vấn đề cả Trần Thảo Chính Uỷ và Chỉ Huy Xuân Táo Bón không hiểu đó chính là đám người Tề – Văn đâu tại sao không thấy bọn họ từ căn cứ Aleut đến tiếp ứng…đã qua hai tháng từ cơn bão kia, cũng đã qua rồi mùa bão ở khu vực biển Alaska …. Tại sao không có ai đi qua Tân Sinh Thành?
Đồng đội bỏ rơi? Không thể có chuyện đó…
Đồng đội đi qua mà không phát hiện Tân Sinh Thành? Càng khó có… Tân Sinh Pháo Đài đã xây rất cao, 15 m có dư, vị trí trên đồi gần bờ biển lúc nào cũng đốt lửa vào ban đêm trên nóc…không có lý do nào bị bỏ qua…
Hay đám Tề- Văn ngặp nạn? Điểm này rất có thể…
Gặp nạn thật… không chỉ Tề -Văn mà Bàng- Vũ – Tấn đều gặp nạn. Tất nhiên gặp nạn mức độ khác nhau.
Thằng Tấn không có sao, ít nhất ở Hokkaido vẫn còn được xem là “văn minh”, tuy bị các chị êm Ainu quấy rầy nhưng không đến nỗi bị đè ra hấp diêm, Mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo khắc nghiệt nhưng nơi này nhiều rừng cây, còn có gỗ mà sưởi ấm, thức ăn thì từ Busan cung cấp đủ mạnh cho nên không lo lắng. Bộ lạc liên minh với Đại Việt ở đây đã cắt đất nhường một vùng rộng lớn cho Đại Việt , bù lại bọn họ sẽ có vũ khí để xâm lấn vùng đất dồi rào thức ăn săn bắn hơn ở nội địa.
Nghe thật hài hước khi cái đảo Hokkaido này chính là lãnh thổ trên danh nghĩa mà Nhật Bản đã chính thức cắt nhường cho Đại Việt . Nói cách khác về mặt kỹ thuật đây là đất của Đế Chế . Vậy mà Đại Việt phải mua lại một mảnh đất nhỏ từ thổ dân Địa Phương...
Nhưng biết làm sao đây, người Ainu dữ tợn, có bản sắc văn hóa khá mạnh, thời gian ngắn chưa thể tuyên truyền tư tưởng được, mà Đại Việt không muốn khai chiến ở đây, chỉ muốn yên thân có một cái cảng nối Busan và Bán đảo Kamchatka. Cho nên Đại Việt chịu cái uất ức vô lý này.
Tấn đã thành chuyên gia ngôn ngữ Ainu và hiểu rất nhiều tập quán của họ, tạm thời anh ta đã chuyển giao một phần nhiều tri thức cho cấp phó để chờ đợi lên đường khi đội tàu tiếp viện từ Thăng Long đến. Tấn mong chờ ngày đó đến thật nhanh, vì anh ta quá sợ mấy cô nàng gấu đen người Ainu rồi.
Bàng Vũ thì thật sự khổ lắm Bán đảo Kamchatka rất lạnh... đi tiểu còn đóng băng được, bọn họ chỉ có thể chui rúc trong pháo đài đốt lửa sưởi ấm cầm cự... Cũng may bọn họ vẫn gần, hàng từ Busan qua Hokkaido có hai lần viện trợ cho bọn họ rồi. Cho nên cuộc sống vẫn coi là dư dả.
Khổ nhất là Tề - Văn ở Aluet , nơi này đi tè trym đóng băng.... quá lạnh khắp nơi chỉ tuyết là tuyết... bọn người Aleu thì trốn dưới các căn nhà khiểu hầm, tức là mùa ấm bọn này chui lên trên làm lều tạm, nhưng mùa đông bọn hắn sẽ chui xuống dưới nhà chính. Tức là những căn hố sâu 2m rộng dài 3m phía trên được lợp bằng gỗ đắp đất, rêu cỏ... Loại nhà này giữ được ấm tránh được tuyết , gió lạnh mùa đông.
Tại sao phải làm vậy? bởi lẽ trên dảo làm gì có thực vật cớ lớn lấy củi, đến tận thế kỷ 17 thì mấy ông nga ngố mới đem thông , sồi trồng ở đây... Không có củi cho nên bọn họ phải chui dưới đất.
Ông Xuân trốn đi tuy gặp bão hút chết nhưng khí hậu ở San Fransisco an lành, lại có nhiều chuyện kích thích để làm. Còn Tề - Văn chỉ dám chui ở trong pháo đài cùng 3 trăm nhân viên hải quân. Tất nhiên có mấy cô vợ người Aleut ngày đêm tận hứng bụt chặc... thì tuyết rơi trắng xóa có cái gì để làm ngoài chuyện ấy.
Vấn đề là cứ điểm Aleut quá xa Busan, họ chỉ nhận được một lần tiếp tế và thực tế là không đủ củi than sưới ấm đây là vấn đề cực kỳ ngiêm trọng nếu ở Aleut. Cho nên đám này đang co ro chịu đựng.
Nhưng đúng vào ngày 1 tháng hai... cả đám Tề - Văn há mồm kinh ngạc khi từ xa trông thấy được một dãy 20 Barque tải hạm treo cờ Đại Việt đang hùng dũng tiến về nơi đây.
Nhóm người căn chứ Aleut đang khổ sở trong cái lạnh bỗng nhiên như thấy ánh bình minh cuối con đường hầm tăm tối, không ít nhân viên đã bật khóc cho dù họ là những người cứng rắn nhất. Hoàn cảnh phong bế, xa quê hương, xa tổ quốc ở một nơi lạnh lẽo chỉ co ro trong pháo đài thực sự rất hành hạ tinh thần người ta.
Tất nhiên những thằng có vợ người Aleut như Ngô Phi Liêm thằng cháu khốn nạn đêm nào cũng hành hạ tai của mấy ông chú thì sẽ không cảm thấy gì. Có niềm vui mà.
Lại nói đến 25 Chiếc tải hạm tàu hơi nước Barque từ 4 Tết đã khởi hành đi Châu Mỹ.
Bọn họ được ăn chọn cái têt ba ngày sau đó lên đường làm nhiệm vụ. Thuyền là thuyền mới, công nghệ mới. Chưa chạy thử đường dài, nhưng không có lựa chọn. Huy biết thừa hoàn cảnh khắc nghiệt ở Vùng biển Bering cho nên cũng biết các đội thám hiểm trước đó đã đi đến cực hạn, nếu còn không tiếp tế thì bọn họ có khả năng chịu không nổi…
25 tải hạm hơi nước động cơ, nhưng chỉ có 20 sẽ đi Châu Mỹ còn lại 5 chiếc sẽ hoạt động vùng Busan- Hokkaido- Bán đảo Kamchatka- căn cứ Aleut.. và sẽ là hoạt động thường xuyên để xây dựng triệt để cùng tích luỹ nhiên liệu, thực phẩm cho các căn cứ Bán đảo Kamchatka- Aleut. Hai căn cứ này gần như hoàn toàn không có bổ xung tại chỗ…
Các vùng như Busan thì khỏi nói, nó đang vươn mình thành khu công nghiệp trọng điểm của Đông Bắc Á. Nó mới chính là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực tài nguyên cho các căn cứ hải quân Đại Việt trên đường đi Châu Mỹ.
Căn cứ Hokkaido thì có thể tự cung cấp một phầm khi bắt đầu chăn nuôi ngựa cùng trồng hắc mạch quanh pháo đài nơi lãnh thổ mà bọn Cholachula bộ lạc nhượng lại. Bọn họ không biết canh tác nông nghiệp nhưng Đại Việt biết, người Busan biết.. Không ít nô lệ Triều Tiên, Nhật Bản được mua về, cải cách tư tưởng Mác xít , khi đủ điều kiện sẽ cho đến nơi này căn cứ định cư bên ngoài.
Riêng căn cứ Bán đảo Kamchatka và Aleut thì không thể tự túc được gì ngoài đánh bắt cá… ướp muối.. ăn dần…
Năm tải hạm động cơ hơi nước Barque này có tầm hoạt động không ngừng nghỉ tầm 3000 km không cần bảo trì máy móc, đo đó chúng hoàn toàn khống chế hết thảy các căn cứ trên…
Các thuyền Barque sức ngựa đều được yêu cầu đưa về Thăng Long hay Bố Chính cải tạo lại… chúng hoan hoàn có thể lắp động cơ hơi nước guồng xoay hai bên hông mộ cách dễ dàng.
Như đã nói cấu trúc guồng xoay rất dễ lắp đặt mọi loại thuyền cho nên Đại Việt sẽ cải tạo rất nhiều thuyền theo hướng này.
Cuộc hải trình đầu tiên của đám động cơ hơi nước Barques bắt đầu từ đấu hồ Thăng Long sau khi ngậm đầy hàng.
Trừ đi 50 tấn than 5 tấn lương thực cho thuỷ thủ đoàn 6 tấn nước. Tổng cộng mỗi chiếc Barque mang được 230 tấn hàng hoá các loại.
Hai mươi lăm chiếc mang đi 6000 tấn hàng hoá ầm ầm rời bến.
Tốc đôn trung bình 18km/ giờ vì hiện tại chúng dùng gỗ để đốt lò hơi, thuận gió có thể lên tới 25km giờ, nếu còn thuận dòng thì là 27-30km/ giờ.
Tất nhiên Đại Việt hải quân kinh nghiệm quá dày, họ có đầy đủ map hải lưu theo mùa ở Biển Đông, mười năm qua Hải Quân Đế chế đã cày nát khu vực trên , cộng thêm kiến thức về hải lưu mà Huy nhớ thì việc chọn dòng hải lưu đâu có khó.
Cho nên vận tốc của thuyền về mặt kỹ thuật là 18km/ giờ nhưng luôn chạy cao hơn, tấm 20-25km/ giờ…
Một ngày hoạt động 14 tiếng sau đó nghỉ ngơi tiểu bảo trì máy móc. Tính ta một ngày có thể đi tầm 300km.
Nếu vậy từ Thăng Long đi Busan cũng chỉ mười ngày nếu không dừng lại.
Nhưng tàu khi đến cảng Thiệu Hưng thì dừng lại hai ngày bổ xung nước mới cho động cơ , củi gỗ sau đó mới đi Busan.
Cho nên đến ngày 16 tháng 1 thuyền một lần nữa cập bến Busan. Vẫn là bổ xung các thứ cần thiết, tháo rỡ một số máy móc thiết bị hỗ trợ phát triển công nghiệp ở đây.
Từ Busan đi Hokkaido căn cứ chỉ 100km, tính ra hơn 3 ngày sẽ đến, nhưng khu vực này chưa có hải đăng cho nên chỉ có thể chạy 10 tiếng 1 ngày… đến Hokkaido đã là ngày 20 tháng 1.
Từ Hokkaido đi Bán đảo Kamchatka rồi tới Căn cứ Aleut chỉ có 2000km nhưng phải mất mười một ngày mới tới nơi, vì sương mù quá nhiều, một ngày chỉ có thể hoạt động 8-9 tiếng đồng hồ thôi.
Chuyến đi này đã chứng minh sự trâu bò của động cơ hơi nước nếu đem so sánh thuyền buồm, thuyền chạy bằng cơm hay cỏ…
Động cơ Hơi nước Đại Việt vì bảo hiểm an toàn cho nên thường dế dày, chắc vượt tiêu chuẩn. Lại thêm piston xilanh khi hoạt động được thường xuyên bơm dầu nhờn xen lẫn vào hơi nước cho nên không hề có các rắc rối hỏng hóc của các loại động cơ hơi nước đời đầu…
Nói chung chạy từ Thăng Long đến Aleut trong một tháng là điều không tưởng đuối với ngay cả chiến hạm chạy bằng cỏ của Đại Việt. Nên nhớ Barque chỉ là thuyền hàng mà thôi…