Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 864




Trên bờ biển Tân Sinh, nơi đây đánh dấu cho một cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa những người “ Khám Pha Châu Mỹ” và người dân bản địa.

Như đã nói rõ từ đầu ý đồ của Đại Việt và cũng là tư tưởng nhất quán của Ngô Khảo Ký. Chỉ thực hiện cắm cờ, chiếm đóng ở những nơi không có hệ thống chính trị, tôn giáo tập trung. Nghĩa là những nơi nào có những bộ lạc rải rác, đất rộng người thưa mới tiến hành cắm cờ và khai thác tập trung. Tránh tuyệt đối sự va chạm quân sự chính trị, tôn giáo cùng những Đế Chế bản địa.

Không phải thánh thiện gì mà là tránh đi những hi sinh vô ích của Đế Chế Đại Việt, bởi lẽ cuối cùng cũng chỉ là tìm đến lợi ích cho dân tộc thôi, làm thế nào giảm ít nhất hi sinh mà có nhiều nhất lợi ích mới chính là kẻ khôn ngoan..

Châu Mỹ nó rộng vãi cả ra. Phía Bắc Mỹ đầy tài nguyên, thổ dân sinh sống chỉ có tầm 6 triệu trải khắp cả khu vực Bắc Mỹ , muốn tìm thấy người sống còn khó nữa là ở đó tranh chấp lãnh thổ

Tại khu vực này muốn chung sống hoà bình với các bộ lạc nhỏ đâu có khó khăn nếu thực sự khôn khéo trong ngoại giao và tôn trọng lẫn nhau, vì lãnh thổ thì quá lớn, người thì quá thưa. Thực tế thì muốn tranh chấp lãnh thổ cũng khó.

Thổ dân Bắc Mỹ lúc này chưa có một chế đôn xã hội vững chắc, chưa có hệ thống quốc gia, ngay cả tín ngưỡng cũng không phải không ảnh hưởng đến.. tại sao phải hướng ánh mắt về Maya hay Toltec để chiếm đoạt để chiến tranh ở vùng Nam Mỹ Mexico?

Thật có mấy thằng ngáo đá cứ đi đến đâu là shearch wiki tìm lực lượng mạnh nhất ở đó sau đấy là lao thẳng đầu vào kiểu thôn tính, chiến đấu… não tàn.

Khụ khụ lại lạc đề.

Ngô Khảo Ký nhất quán rằng Nam Mỹ không phải nơi để Đại Việt định cư... cắm cờ. Có thể tạo những mối quan hệ ngoại giao hảo hữu với các đế chế như Toltec. Maya ở nơi này nhưng không cần thiết xâm lấn bọn họ tạo nên những xung đột vô nghĩa.

Vàn thôi mà.. Đại Việt thiếu đâu…

Thứ Đại Việt cần là khai thác phân chim ở quần đảo ngoài khơi Peru- Chile… ở đây thì có ma nào tranh chấp, khai thác Diêm tiêu ở sa mạc Atacama lại càng chẳng đụng đến ai.

Thậm chí muốn có cây cao su có thể thuê người Maya vào rừng Amazon tìm kiếm… ớt, khoai tây, bí ngô, ngô, sắn thì có sẵn ở Toltec. Maya , có đồ là trao đổi được.

Như vậy tại sao phải chiến tranh? Rảnh lắm hả, tại sao phải nghĩ cách lấn Maya hay Toltec? Thừ việc để làm?

Cho nên nếu đã nhất quán tư tưởng không xâm phạm lợi ích cốt lõi của các tộc bản địa thì lấy đâu ra xung đột? Còn về lâu về dài một số bộ phận người bản thổ yêu thích văn minh văn hoá Đại Việt mà tự nguyện ra nhập thì rất sẵn lòng thôi…

Cho nên bớt cái tư tưởng thù hằn gây chiến , dùng não nghĩ ngợi thay vì dùng mông nghĩ chuyện từ đó chân trời sẽ rộng mở hơn, tầm mắt sẽ thoáng đãng hơn…

Quay lại với tình hình trên bãi biển , đám Xuân hùng hổ vì cũng là tự vệ. Đám người thổ dân có vũ khí , cho nên có độ nguy hiểm nhất định. Đám Xuân là hùng hổ để bảo vệ an toàn của bản thân trong cuộc gặp lần đầu.

Thật ra Xuân nó không tốt đẹp suy nghĩ gì đâu.

Nếu đám thổ dân này kháng cự hay tấn công, hắn sẵn sàng đồ sát hết chiến binh sau đó cầm tù trẻ em cùng người già phụ nữ.

Tiếp theo là bắt nhốt, học ngôn ngữ tìm hiểu văn hoá.

Cuối cùng là xoá dấu vết, không để người dân bản địa khác biết được thảm án ngày hôm nay.

Khi đã hiểu ngôn ngữ tập quán bản địa thì những cuộc tiếp xúc sau đó sẽ ít có khả năng là chiến tranh nếu Đại Việt không có ý đồ xâm lược man dợ.

Đây là những gì Ký dặn dò đám con cháu lãnh đạo đoàn thám hiểm.

Phương pháp tuy có man rợ lúc đầu , nhưng đó là phương phap ít máu tanh nhất khiến hai nền văn minh khác nhau có thể tiếp xúc trong hoà bình.

Tất nhiên nếu buổi đầu tiếp xúc mà không có máu me trao đổi thì càng tốt chứ sao. Không vần phải “ xoá dấu vết” chuyện làm xấu. Vì ai cũng biết chỉ người chết mới biết im lặng, cánh xoá dấu vết tốt nhất đó là trừ khử hết người bản địa, những kẻ đã nhìn thấy tội các của người Đại Việt. Dĩ nhiên việc đó xảy ra sau khi đã học tập xong tri thức của đám tù binh… thật dã man. Nhưng là phương pháp tốt nhất có thể nghĩ đến rồi.

Ngô Trí Xuân tự chỉ vào anh ta mà lên tiếng...

“ Xuân”

Sau đó Xuân lại chỉ từng người lính Đại Việt xung quanh mà phát âm đơn nhất, lớn tiếng cùng rõ ràng...

“ Thảo”

“ Hùng”

“ Thắng”

Sau nhiều lần tiếp cận các loại thổ dân, dĩ nhiên đám người Xuân- Thảo đã có những bộ phản ứng phù hợp để xử lý những tình trạng không hiểu ngôn ngữ đôi bên như thế này.

Lão già còn đang đứng ngây ngẩn ra đó nhìn động tác của xuân sau đó nghẹo đầu nghẹo cổ một hồi cũng hiểu ý của Xuân đang hỏi về họ tên..

“ Põccochuk” Lão tự chỉ vào bản thân mà phát âm , rồi lần lượt chỉ từng người trong bộ lạc mà giới thiệu.

Xuân trán đầy gân xanh, cần phức tạp vậy không trời... nhiệt tình giới thiệu đủ 57 người cả giả cả trẻ, đến thằng bé cởi chuồng mới sinh không bao lâu cũng giới thiệu. Ai mà nhớ hết được?

Hay , ít nhất là đối thoại được, không phải đánh nhau là tốt rồi.

Lúc này Xuân mới đến bên chiến mã mở chiếc cặp da. Thề với trời, bọn thằng Xuân – Tấn, Tề , Vũ , Văn đã phát triển cực mạnh năng lực giao tiếp cùng người bản sứ. Bọn hắn có cả một quyển sách vẽ các bức tranh, động tác cơ bản dễ hiểu để trao đổi.

Thứ này bọn hắn mới tự xuất bản và sao chép, Ngô Khảo Ký hơi thiếu sót khi không trang bị thứ này từ đầu cho bọn hắn.

Nhưng dù sao đám này là tinh anh Đại Việt cho nên cứ ném xuống nước, chúng tự biết đường bơi vào bờ, hoặc bơi thẳng đi đầu quân cho anh Diêm.

Xuân lật lật sách , show ra hai hình vẽ một là thân thiện ngồi cùng nhau bên đống lửa ăn uống, hai là chiến đấu. Một nhóm người rõ ràng là mặc giáp sắt, cầm vũ khí Đại Việt , một nhóm người cởi trần có áo long thú có, đi chân đất cầm vũ khí thô sơ, đầu có long chim.

Đây là hình dung chung về thổ dân, và nó chứa khá nhiều đặc điểm chung dễ nhận biến của các hệ thộ dân khác nhau.

Xuân chỉ vào một bức ảnh và nói “ Bạn bè” ... sau đó chỉ vào bức ảnh hai bên chém giết mà nói “ Kẻ thù”..

Cuối cùng là hắn tự vỗ ngực la lớn... “bạn bè -bạn bè”

Lão già Põcoochuk cũng hiểu ngay, không quá ngu đều có thể hiểu được ý nghĩa...

“ etai..” lão chỉ vào bức tranh ngồi bên đống lửa mà nói... hàm ý có thể là bạn bè, cũng có thể là hòa bình... không ai biết được, nhưng nói chung là không đánh nhau...

Sau đó lão lại chỉ vào bức tranh bên cạnh mà nói. “ enemigo..” hàm nghĩa có thể là .

Cuối cùng lão học theo bộ dáng của Xuân mà vỗ vỗ ngựa nói “ etai... etai...”

Cả đám thổ dân la lớn “ ETAI... ETAI”

Đôi khi tiếp xúc chỉ đơn giản vậy đó, vậy là có hoà bình tạm thời, vậy là không có đổ máu hay chiến tranh.

Đơn giản là ngươi có coi đối phương là người, cùng bình đẳng và tôn trọng họ hay không? Với tư tưởng tượng đẳng chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nazi thì khi nhìn thấy thổ dân kém văn minh thì ý nghĩ của họ là “ Chiếm lấy” “ nô dịch nó” “ khống chế bộ lạc này, lấn bộ lạc kia” “ tiêu tiệt đế chế man rợ” , khốn nạn lũ Nazi tư tưởng.

Ngươi đi làm như vậy với dân tộc khác thì mộ đám bè lũ ngu xuẩn vỗ tay hoan hô, trong khi bị TQ nó đè cho thì câm như hến rồi chửi rủa nó Nazi. Thật không hiểu đám người này tại sao vẫn còn hỗn được đến giờ phút này. Mở miệng ra là .. đế chế mở rộng đến đâ nhỉ, không mở rộng cóc thèm xem...

Lại lạc đề…

Ví dụ như con Hổ dã thú, không nhân tính, khi lầm đầu tiếp xúc với nhân loại có tấn công ngay không hay chỉ thăm dò? Dĩ nhiên là thăm dò sau đó bỏ đi, 95% là vậy, vì con người không nằm trong thực đơn của Hổ.

Vậy khi hai nhóm người xa lạ gặp nhau có dễ xảy ra xung đột như phim ảnh không?

Khó lắm, ban đầu luôn là chuỗi thăm dò , trừ khi ngươi xâm phạm lãnh thổ và tài nguyên lợi ích một cách trắng trợn.

Cho nên nếu ngươi thành tâm tiếp xúc người bản địa chưa hẳn là quá khó khăn.

Lúc này đám người Toltec đã đứng dậy cả rồi.

Xuân cùng lão tư tế vẫn đang trao đổi chiêu thức.. nhầm trao đổi học vấn ngôn ngữ thông qua tập tranh thiếu nhi trong sách..

Xuân tranh thủ dùng chữ Latinh phiên âm tốt nhất có thể những từ ngữ đơn giản.

Lúc này Tokulan bồn chồn tự động tiến lên về phía Thảo. Thằng này tay vẫn cầm Macuahuitl trong tay, đây là thói quen của chiến binh thôi…

Macuahuitl là một thanh gậy gỗ như cái chày dẹt có cán cầm một hoặc hai tay, gờ của chúng lắp các lưỡi dao bằng đá obsidian sắc bén. Đây là vũ khí ưa chuộng nhất của người Toltec và cả Maya.

Thấy Tokulan câm vũ khí tiến lại gần thì cả đám chiến binh Đại Việt lập tức thủ thế chổng ngọn thương dài chĩa về phía thằng này cản lại.

Hành động của người Việt làm cho Tokulan cũng giật mình sợ hãi chùn người giơ ngang lưỡi Macuahuitl phòng thủ..

Tình thế này lam tràn qua cả hai bên..

Xuân thấy thế vội la lớn nói binh sĩ bỏ thương xuống để tay bên súng được rồi… Xuân không tin bọn này có ác ý… ánh mắt bọn họ bao hàm sợ hãi nhiều hơn là hung bạo.

Đại Việt chuyển từ vũ khí lạnh qua vũ khí nóng, nhưng đám Toltec nào biết, bọn hắn thật thà bỏ xuống vũ khí của mình trong tay xuống.. Về khoảng này người Việt vẫn cáo già hơn chứ..

Tokulan lúc này học khôn, không cầm vũ khí nữa , hắn giao thanh Macuahuitl cho người bạn bên cạnh sau đó tiến lên khoa chân múa tay mà nói nhăng gì đó...

“ Hallazgo Ja'... Ja’ Ja’.... tikintaj”

Tokulan chỉ chỉ lên mấy ngọn đồi phía sâu trong lục địa đảo, lấy hai tay vuốt vuốt cổ rồi thè lưỡi hè hè như chó... cối cung là làm động tác quỳ xuống múc nước uống....

Dễ hiểu phải không...

Xuân vội vàng lật trang sách ra chỉ trỏ...

Nước... Ja'

Người đàn ông đưa tay lên trán trợn mắt tìm kiếm xung quanh... hallazgo

Khát khô cống họng vốt vuốt thè thè lưỡi ... tikintaj...

Uống nước... yuk'ik.

Xuân hiểu được lậ tức ra lệnh cho đám binh đưa các bình nước cho bọn người thổ dân uống. Dĩ nhiên không thể cho bọn họ dùng chung bình mà ra hiệu cho bọn họ dùng các dụng cụ thổ dân để đựng lấy.

Cứ thế hai bên lại hòa hảo trở lại, người Toltec vui mừng ừng ức tu nước trong hạnh phúc.