Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 830




Đùa thôi, nói Lý Từ Huy đội trưởng đội phá team cũng được nhưng những quyết định của nàng vẫn nằm trong giới hạn.

Đương cử như nòng khương tuyến , có thể trong thời gian không xa thì kỹ sư Đại Việt sẽ nghĩ ra, lúc này súng có khương tuyết sẽ là độc quyền ở Đại Việt mà các Hunter không thể nhúng tràm trừ khi nhóm kỹ sư bên hunter nghĩ ra.

Nhưng hạt nổ chắc chắn trong thời gian vài chục năm là đám kỹ sư chưa đủ tầm để điều chế được, cho nên những vấn đề này có thể châm chước mà đi. Thứ đến lúc này hạt nổ rất rất quan trọng trong chiến đấu dưới thời tiết bất lợi.

Nếu chỉ điều một hai vạn quân bổ xung cho Lavo và Medang không thể giải quyết nổi tình hình. Mà có giải quyết được thì thương vong cũng cao lắm.

Nhìn vào báo cáo trận chiến trên eo biển Malacca sẽ thấy rõ. Quân Đại Việt thủy quân đánh bộ đã lên bờ đến 3 ngàn người ở lại trong pháo đài Dumai đánh một trận tận diệt sinh lực quân Chola, cho nên quân số chiến đấu cận chiến trên thuyền còn khá mỏng. Một lượng lớn quân Đại Việt lại ở trên các pháo hạm nhỏ tuần tiễu sông Khohan, cho nên số lượng nhân viên cận chiến của Đại Việt trên 3 khu trục hạm và 36 hộ vệ hạm là mỏng.

Chính vì thế dù được trang bị giáp tốt, vũ khí mạnh mẽ nhưng thương vong của trận chiến ấy không nhỏ. Gần 400 chết trận, bị thương nặng nhẹ ba trăm người, tuy rằng quân địch chết đến số mấy ngàn nhưng bù lại làm sao được thiệt hại của quân Đại Việt.

Quân địch quá đông cùng hung hãn, giáp tốt thì chúng có thể bấu lấy đè ra sau đó dùng đao xiên khe kết liễu các binh sĩ Đại Việt. Vũ khí lạnh mà có thể dùng số lượng thắng chất lượng. Nếu khi đó mỗi nhân viên đều trang bị một hai khẩu súng lục có thể xả đạn tốt trong mưa thì mọi chuyện đâu đến nỗi đúng không?

Cho nên Lý Từ Huy quyết tâm cải tiến triệt để súng hỏa mai thành súng có hạt nổ.

Ngay cả Ngô Khảo Ký ở nơi này cũng đồng ý với cách làm này, Ngô Khảo Ký không nhớ được cách chế tạo hạt nổ sơ khai thôi, nếu hắn nhớ được thì hắn cũng làm đó.

Còn về ngư lôi thì sao?

Có thể Ngô Khảo Ký sẽ mắng Lý Từ Huy đó, vì thứ này ra đời có nghĩa đám hunter cũng có thể làm ra đúng không?

Đó là Ngô Khảo Ký nghĩ vậy thôi.

Ngư lôi là có cả chục loại, Lý Từ Huy là sử dụng các công nghệ thuần do đám kỹ sư nghĩ ra mà ghép thành, ngoại trừ cái đầu nổ chạm là của Lý Từ Huy thôi.

Cho nên dù Hunter có muốn bắn trước cũng không được.

Muốn bắt copy thì trước tiên phải để kỹ sư nghiên cứu được các công nghệ mà Lý Từ Huy dùng trong ngưu lôi đã.

Khí nén chạy qua hệ thống tuarbine quạt hướng trục xoay chân vịt. Lý Từ Huy không có sử dụng hệ thống Tesla turbine vì đó là nàng dạy đám kỹ sư, nếu sử dụng hệ thống Tesla turbine thì Hunter hoàn toàn có thể sao chép.

Đầu đạn kích hoạt bàng cơ chế đâm chạm gây bật cò gõ vào hạt nổ, cấu trúc này đảm bảo hơn nhiều so với hệ thống đánh lửa đá lửa.

Ngay cả lựu đạn lúc này cũng chuyển qua cơ chế hạt nổ - dây cháy chậm rồi. Hạt nổ luôn mạnh mẽ và đáng tin cậy cùng dễ bố chí hơn nhiều so với cấu trúc đá lửa quẹt cùng kích cỡ.

Tất nhiên ngư lôi này chỉ là thời đầu với nhiều hạn chế vô cùng. Đầu tiên đó là độ chính xác kém, không có hệ thống điều chỉnh hướng cùng rada căn chỉnh toạ độ tấn công, chỉ có thể dùng mắt thường cùng thả trôi theo hướng định sẵn.

Do đó thực tế loại này ngư lôi chỉ có thể tấn công tốt mục tiêu khôn di động hoặc di động chậm trong vòng 500m. Đối với các mục tiêu nhỏ hay mục tiêu di động thì khoảng cách dưới 200m nằm trong phạm vi hiệu quả của ngư lôi.

Tại sao lại vậy?



Bởi lẽ ngư lôi chỉ có vây lái giúp giữ hướng “ chạy thẳng” từ nòng phóng.

Nhưng ngoài môi trường có biết bao yếu tố ảnh hưởng đến đường chạy của ngư lôi như sóng, gió, hướng dòng chảy.

Cho nên dù trên mặt kỹ thuật Ngư lôi Đại Việt có thể chạy cả km chưa hết khí nén nhưng vấn đề là quá nhiều yếu tố ngoại vi ảnh hưởng cho nên ngoài 200m thì việc thả trúng ngư lôi vào một mục tiêu là quá khó.

Tại sao phải chế tạo ngư lôi?

Đơn giản đó là vì phòng chống đổ bộ tàu.

Hải Quân Đại Việt chỉ có thể bị tổn thất kho bị nhảy thuyền. Nhưng nếu trang bị ngư lôi với đầu nổ lõm thì sao? Lúc đó đổ bộ tàu Đại Việt sẽ ăn ngư lôi vào mặt.

Như đã nói, muốn dùng pháo bắn cháy, chìm một chiến hạm trong thời gian ngắm là quá khó. Ngay cả thời hiện đại cũng vậy bắn nhau chí choé trên biển bằng pháo, có mấy tàu chìm đâu. Nhưng ăn một quả hai quả ngư lôi khả năng là tiêu đời.

Đơn giản vì Ngư lôi mang đầu đạn nổ lớn, lại tấn công vào mép ngấn nước cho nên sẽ khiến nước tràn khoang. Do nó ngư lôi mới là vũ khí đánh chìm nhiều tàu chiến nhất trong WW2, pháo hay tên lửa hay bom gì đó còn xếp sau nhiều.

Vậy nếu Hunter sao chép được ngư lôi thì hạm đội Đại Việt trở nên vô dụng hay sao? Ngô Khảo Ký có trách Huy phá team không?

Có mà dám mở mồm trách, Huy phổ biến thứ này cũng phải nghĩ chứ.

Đầu máy hơi nước của Đại Việt sắp thành hình. Có máy hơi nước công suất đẩy mạnh hơn, trọng tải tàu tăng lên, thì lớp thiết giáp bọc ngoài có thể làm dày hơn, lớp gỗ đóng dày hơn. Từ đó bố trí một lớp giáp chống ngư lôi , khiến ngư lôi nổ sớm là được rồi.

Cho nên mới nó bà Huy này chuyên phá team nhưng phá có chọn lọc, không đến mức đập luôn bát cơm của chồng. Thôi thì tàm tạm.

“Khởi bẩm bệ hạ, ngư lôi đã chế tạo đến những bước cuối cùng, các thử nghiệm tính năng bằng những cuộc phóng ngư lôi tại thực địa đều khá tốt, đây là bản báo cáo các lần phóng ngư lôi. Có điều vẫn có hạn chế về việc cân bằng cùng các ống phóng vẫn có tỉ lệ kẹt ngư lôi cao”.

Lý Từ Huy gật đầu, trầm ngâm cầm lên bản báo cáo và tại chỗ đọc qua, các kỹ sư đều im lặng chờ đợi.

Ngư lôi quá mạnh mẽ, đây là thứ mà tất cả mọi người đều phải công nhận. Khả năng đánh chặn tàu tấn công của đối phương được đánh giá là xuất sắc hơn hẳn pháo lớn, ngay cả loại pháo 300mm mạnh nhất của Đại Việt lúc này cũng không thể so sánh.

Nhưng vì là ngư lôi đời đầu, cho dù Lý Từ Huy có thiết kế khoa học đi chăng nữa thì vẫn có nhiều thiếu sót mà nàng không lường tới được. Chỉ khi thực nghiệp chế tạo cùng tập chận thì những thiếu sót này mới lộ ra. Lý Từ Huy nói cho cùng vẫn không phải chuyên gia quân sự vũ khí, cho nên thứ nàng thiết kế ra là dựa theo kiến thức cơ khí của bản thân, tư duy logic, và những thông tin góp nhặt từ ngư lôi mà nàng biết được. Do đó thiếu sót là dễ hiểu.

Mất cân bằng là thiếu sót đầu tiên, hệ thống khí nén ở phần giữa và đuôi của ngư lôi dẫn đến phần đầu chứa chất nổ nặng hơn gây mất cân bằng. Các nhân viên đang tìm cách thay thế bằng cách tăng trọng lượng đuôi để cân bằng lại, từ đó dẫn dến trọng lượng ngư lôi tăng mạnh, giảm đi vận tốc di chuyển. Nếu muốn giảm trọng lượng thì bắt buộc phải giảm lượng chất nổ xuốn dẫn đến ngư lôi uy lực đại hàng. Đây là vấn đề đau đầu.

Vấn đề thứ hai và rất mệt mỏi đó là hệ thống phóng ngư lôi. Nếu là phóng dưới nước thì rất đơn giản khồng có nhiều nguy hiểm và gần như không có kẹt ngư lôi. Chỉ cần một năng lượng phóng nhỏ cũng có thể hoàn thành việc phóng một cách đơn giản bởi vì ngư lôi là ngập trong nước, bản thân cánh quạt xoay cũng đủ để nó có thể từ từ rời ống phóng chứ đừng nói đến có một lực đẩy hỗ trợ.

Nhưng làm thế nào để thết kế một bệ phóng dưới nước an toàn và có thể ngắm bắn linh hoạt lại là điều khó làm được.

Tức là Lý Từ Huy đã thiết kế khoang phóng ngầm dưới mặt nước, các ống phóng ngư lôi có van đóng mở nằm bên mạn tàu dưới mặt nước, lúc cần phóng ngư lôi thì mới mở van để nước biển tràn vào ống phóng rồi dùng một luồng nước áp lực đẩy ngư lôi ra ngoài. Đại Việt hoàn toàn có thể tích hợp hệ thống kể trên vào chiến hạm đóng mới.



Nhưng cách nạy lộ ra môn vàn khuyết điểm. Thứ nhất đó là không thể điều hướng ngư lôi, muốn điều hướng ngư lôi thì phải xoay cả con thuyền sao cho chuẩn hướng. Cơ cấu phóng ngư lôi từ tầu ngầm này thông thường các ngư lôi được lập trình để tự điều chỉnh các cánh lái đến toạ độ xác định , hoặc được điều khiển từ xa. Thời đại này Đại Việt làm sao có được công nghệ trên.

Cho nên sau vài lần thử nghiệm rất thành công nhưng cuối cùng phương pháp này vẫn bị loại bỏ.

Thứ nhất nó chỉ có thể tích hợp cho tàu mới, không hề khả thi cho một trận chiến gấp gáp với Chola và Pagan. Thứ hai nhược điểm không thể điều hướng khiến nó bị loại bỏ không thương tiếc.

Tiếp theo đó là phóng ngư lôi từ các ống phóng trên mặt nước.

Rất tiện dụng, có thể tích hợp cho mọi tàu chiến lúc này của Đại Việt.

Có điều phóng bằng gì?

Khí nén?

Cơ học bật lò so, dây cung?

Tất cả đều có nhược điểm.

Để trở 40kg thuốc nổ thì trọng lượng ngư lôi lên đến 200kg tổng. Còn loại ngư lôi 80kg thuốc nổ đường kính 300mm dài 2,5m thì nặng đến 500kg tổng.

Muốn phóng bằng khí nén thì cần có một hệ thống cung cấp khí ném khổng lồ mà trên các chiến hạm lúc này nếu trang bị thì không thực tế.

Các hệ thống cơ học thì chẳng có khả năng đẩy những viên ngư lôi này khỏi nòng.

Nói chung là bất khả thi để phóng….

Thật đi vào ngõ cụt, mắt thấy có được vũ khí cường đại nhưng không thể dùng…

Cùng thời điểm Ngô Khảo Ký đã nhận được thư báo về sự việc đáng tiếc của Chiên Nàn Phú Thái và tình hình bị thương của người cha nhận Lý Thường Kiệt , kèm theo đó là bản thống kê tổn thất của quân Đại Việt ở trận chiến eo biển Malacca.

Không chần trừ một giây, Ngô Khảo Ký lập tức mang theo quân đội viễn chinh tất cả cùng lên đường, đi theo hắn đó là đội ngũ khoa học gia nhóm Mộc Thư Hàn. Ở Busan chỉ để lại hai kỹ sư chất lượng xây dựng một hệ thợ cơ khí của Busan.

Trong thư Ngô Khảo Ký có biết Lý Từ Huy chế tạo hạt nổ và đang nghiên cứu ngư lôi, hắn thấu hiểu tình cảm của Lý Từ Huy và lý do nàng làm vậy. Có trách cũng không trách được. Cho nên Ngô Khảo Ký phê chuẩn cho Busan có thể sản xuất súng nòng đúc, cò đá lửa thay thế cho loai Súng Hỏa Mai đôt dây thừng để tăng cao sức chiến đấu. Sản phẩm này cũng được trang bị cho quân Zhui no.

Toàn bộ khu phía Bắc cùng nhiệm vụ xây dựng các căn cứ khai phá Châu Mỹ thì Ngô Khảo Ký giao lại cho Tĩnh, nói cho hắn biết đó mới là công lao bất thế nếu như tìm được Châu Mỹ, đưa được ớt, cây cà chua, bí ngô, khoai tây, khoai lang và cao su về Đại Việt.

Ngô Khảo Tĩnh dĩ nhiên mười phần đồng ý, hắn ưa thích là thành danh, được nổi danh cho nên thằng này nghe đến công lao bất thế cho đế quốc, và sẽ được ghi vào sử sách Đại Việt Đế Chế, khiên con cháu đời sau mãi mãi nhớ đến thì thực sự hưng phấn và nhiệt tâm làm việc vô cùng.

Ngày 20 tháng 6 Hạm Đội Biển Băc của Đại Việt trung điệp rời cảng Busan xuôi nam. Tình hình Nhật Bản Ngô Khảo Ký không quản, cơm đã dâng tận miệng nếu Minoru còn không ăn nổi thì không đáng để đầu tư.

Ngô Khảo Tĩnh lúc này định đô tại Busan và tất nhiên sẽ hỗ trợ nhiệt tình Zhui no, họ sẽ tạo thành một khối liên minh nhỏ ở phương Bắc Á này để cùng nhau cạnh tranh với các thế lực còn lại.